Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012
"Just Dance: The Artist - Official Trailer 2011 (HD)"
Bản Trailer HD chính thức cho bộ phim được trao giải Oscars "the Artist" . Ngày phát hành - 23, 2011 Giám đốc / Writer - Michel Hazanavicius Biên đạo múa - Fabien Ruiz Diễn viên - Jean Dujardin, Berenice Bejo, James Cromwell và John Goodman.
Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012
Những điều còn ít biết về bức tượng vàng Oscars
Phim câm "The Artist" thắng lớn với 5 giải Oscar
VietnamPlus : Chỉ cao có 13,5 cm và nặng 3,85kg, nhưng tượng vàng Oscar đã được xem là “chén thánh” của Hollywood. Và trong buổi lễ trao giải của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ được tổ chức vào sáng mai theo giờ Việt Nam, những bức tượng vàng Oscar sẽ tìm được chủ nhân xứng đáng cho những đóng góp cho nghệ thuật thứ 7 trong năm qua.
Bức tượng nổi tiếng này được tạo ra vào năm 1929 (tức hai năm sau khi Viện Hàn ra đời), bởi lãnh đạo của studio Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), ông Louis Mayer.VietnamPlus : Chỉ cao có 13,5 cm và nặng 3,85kg, nhưng tượng vàng Oscar đã được xem là “chén thánh” của Hollywood. Và trong buổi lễ trao giải của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ được tổ chức vào sáng mai theo giờ Việt Nam, những bức tượng vàng Oscar sẽ tìm được chủ nhân xứng đáng cho những đóng góp cho nghệ thuật thứ 7 trong năm qua.
Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012
Lại.....ngẫu hứng!
Quê hương ơi !
Lời hẹn ước sẽ có một ngày
Anh đưa em về
thăm lại chốn thung mây!
Nơi chúng mình một thời tự tình
tìm hồn xưa trinh nữ.
Còn gì đâu em ơi!
Suối xanh giờ máu ứa
Còn đâu Động hoa vàng, Từ Thức lạc Đào nguyên ?
Thác u huyền
thác hóa chốn u linh
Chỉ còn gió gầm gào qua đại ngàn hoang vắng
Rừng xưa ấy, rừng khóc lời thầm lặng
Núi trọc đầu
núi khóc giọng Sơn tinh.
Quê hương ơi, bao sâu nặng ân tình
Từ thuở nguyên sơ
ông cha ta kiên cường giữ nước.
Đất đai này
nuôi sống vạn đời con.
Biển mặn mà, in dấu tích Long quân
Rừng hào phóng
chở che mẹ Âu cơ dựng nước.
Đất nước tôi bây giờ
Những ngọn núi,
những cánh đồng
Và những dòng sông!
có lúc nào
Người thê thảm…… thế này không?
Rừng trụi lá, đá về xây đường phố.
Đất nham nhở
đất oằn mình than thở!
Núi còng lưng,gánh nặng trĩu thân gầy.
Biển réo gào
mỗi bận gió mưa bay!
Sóng gió, bão dông đến từ giặc thù phương Bắc.
Hãy hy vọng đi em
vào một ngày hoan lạc
Anh đưa em về, tìm lại chốn thung mây
Với giấc mơ ngày nào
thân ái những vòng tay!
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
Tìm hiểu thể loại thơ Haiku- Nhật bản
Nhật bản là một trong những nước có nền văn hóa gần gũi với nước ta. Trong lịch sử, nền văn hóa lâu đời , độc đáo của họ có sự giao luu, ảnh hưởng qua lại nhất định đến văn học, nghệ thuật Việt nam. Rất nhiều người biết đến Kịch No, đến nghệ thuật trà đạo. Lễ hội hoa anh đào v.v. Và họ cũng có những ảnh hưởng từ văn hóa Hoa hạ như ta mà có điểm chung như dùng chữ tượng hình( chữ Hán) trong văn tự, một điều thuận lợi trong giao lưu văn học Việt Nhật từ những thế kỷ trước.
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012
Hoàng hôn trung du.
Anh hằng mơ,
một lần thôi tìm lại
Dải đồi hoang,
biêng biếc sắc sim mua.
Nơi có một ngày
chống chếnh buổi chớm thu
bất chợt gặp em,
đường ngập nắng,
nhuộm má em, bừng đỏ.
Anh ngẩn ngơ: sao chiều vi vút gió
quá nhiều, quá nhiều, cho những sợi tóc em bay
Sơn nữ ơi!
Anh đã đi tìm
suốt cả một đời trai
Chỉ để gặp lại thoáng em
một chiều tàn nắng ấy.
Một chiều hoàng hôn
một chiều hoang dại.
Một chiều trung du, con đường nhỏ quanh co.
Sao em một mình
chiều muộn
đường xa!
Để kỉ niệm vỡ òa, đêm rực đèn đô thị
Để tiếc nuối
đến từng chiều mộng mị
Lặng lẽ,
lặng lẽ đi tìm,
ngày ấy ...trung du...
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012
Nhân đọc lại....(tiếp)
Khái niệm 'Tục' 'Thanh' có ranh giới thật mong manh, lấy ví dụ ở câu chuyện cười sau đây :
" Trong giảng đường đại học Y, giáo sư đang giảng bài " Cấu tạo cơ thể người". Hai cô sinh viên làm việc riêng không nghe giảng, giáo sư bực mình gọi kiểm tra :" Hai cô kia, đề nghị cho tôi biết, bộ phận nào trong cơ thể khi cần có thể nở gấp hai lần bình thường" hai cô sinh viên lúng túng ấp úng không dám trả lời. Ông giáo sư bèn nói : " Đó là Phổi, nghe rõ chưa? khi hít vào, phổi có thể tăng thể tích gấp hai lần bình thường", sau đó ông nói tiếp: " Còn cái đó hả? Khi cần nó có thể tăng gấp ba, bốn lần bình thường, hiểu chưa? Không chịu học, suốt ngày chỉ ngồi nghĩ bậy! "
" Trong giảng đường đại học Y, giáo sư đang giảng bài " Cấu tạo cơ thể người". Hai cô sinh viên làm việc riêng không nghe giảng, giáo sư bực mình gọi kiểm tra :" Hai cô kia, đề nghị cho tôi biết, bộ phận nào trong cơ thể khi cần có thể nở gấp hai lần bình thường" hai cô sinh viên lúng túng ấp úng không dám trả lời. Ông giáo sư bèn nói : " Đó là Phổi, nghe rõ chưa? khi hít vào, phổi có thể tăng thể tích gấp hai lần bình thường", sau đó ông nói tiếp: " Còn cái đó hả? Khi cần nó có thể tăng gấp ba, bốn lần bình thường, hiểu chưa? Không chịu học, suốt ngày chỉ ngồi nghĩ bậy! "
Vậy thì, tục thanh có giá trị gì ở đây? Ông giáo sư hỏi như vậy là tục hay thanh? hai cô gái lúng túng vì nghĩ gì? và câu cuối cùng ông giáo sư nói cái gì vậy, tục hay thanh đây? Có lẽ nên để cho các nhà đạo đức rởm trả lời, nhưng chắc họ sẽ lảng tránh thôi!!!
Tiếng Việt ta rất phong phú, dòng văn học dân gian, hay là các câu chuyện, thơ ca lưu truyền trong xã hội đều vô tình hay cố ý sử dụng hình thức rất đời thường này, vì chính nó là một trong những cách để người dân tự trào lộng, tự động viên mình vượt qua những gian nan của cuộc sống. Cách đó có thể không được chấp nhận trong một tầng lớp nào đó, tự cho rằng có văn hóa, họ tự đẩy mình xa rời quảng đại quần chúng.
Tiếng Việt ta rất phong phú, dòng văn học dân gian, hay là các câu chuyện, thơ ca lưu truyền trong xã hội đều vô tình hay cố ý sử dụng hình thức rất đời thường này, vì chính nó là một trong những cách để người dân tự trào lộng, tự động viên mình vượt qua những gian nan của cuộc sống. Cách đó có thể không được chấp nhận trong một tầng lớp nào đó, tự cho rằng có văn hóa, họ tự đẩy mình xa rời quảng đại quần chúng.
Tôi có ông bạn, nói đến chuyện câu đối, anh ấy bảo, có câu này đố ông đối được. Câu ra đối ấy thế này:
" Cô gái hơ mông bên bếp lửa"
hơi tục phải không ạ? nhưng khi tôi viết lại " Cô gái H' Mông bên bếp lửa" thì mọi người chắc sẽ hiểu ra câu đó ngụ ý : "Cô gái (người dân tộc H'Mông) ngồi bên bếp lửa" chứ đâu còn là có cô gái dở hơi cởi quần hơ mông bên bếp lửa nữa!!!
Tôi biết bên Liên xô cũ có thành phố Bacu nên đối lại: " Chàng trai Ba cu đứng giữa đài " hehehe!!! Không chuẩn lắm nhưng không sao, cốt yếu là nghe ra có đối và không có cái gọi là 'tục', nhưng thực ra nó tục đấy, nếu nói lái, hihi!
Nói chuyện cho vui ! Nếu Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sống lại, thế nào bà cũng nói" Mày chấp làm gì, cái quân rởm đời ấy!!!" Ý bà mắng cái bọn "đạo đực" đấy mà!!! Hehehe.
Nhân đọc lại thơ Hồ Xuân Hương
..."Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An . Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó . Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh – tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến).
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió..."
Những dòng trên đây là trích từ tiểu sử của bà trên Wiki.. đọc lại để hiểu một phần thân thế bà chúa thơ Nôm, tuy nhiên điều tôi muốn là tìm hiểu một số bài thơ bà viết với phong cách đặc biệt của mình, những bài thơ mà người ta cho là chứa nhiều "Ẩn ý".
" Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió đập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang đá hơi còn hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng"
Trước tiên, tôi khuyên những kẻ tự cho mình "đứng đắn" đừng nên đọc những dòng thơ này, bởi nếu với một cách suy nghĩ trần tục, họ sẽ liên tưởng đến một cái gì khác hẳn điều mà bà Chúa thơ Nôm muốn nói tới, đó là bà tả cảnh hòn Kẽm Trống, một địa danh ở Ninh Bình, một nơi đã từng có phong cảnh Hữu tình gắn với nhiều giai thoại.
Là người yêu thơ văn, người ta sẽ vô cùng thích thú khi đọc một bài thơ thuần từ Việt, "gió đập cành cây khua lắc cắc. Sóng dồn mặt nước vỗ long bong", một cách tả hình tượng không có gì sống động hơn, điều rất thiếu trong các vị làm thơ theo Nho giáo, người đọc bình dân cảm thấy gần gũi hơn với những tiếng 'lắc cắc' 'long bong' mà tôi thề rằng họ sẽ cảm nhận một cách như nó có mà không suy diễn ra cái hành động mà các nhà 'văn hóa đứng đắn, (tôi tạm gọi thế)' tưởng' thế!!! Thôi khoan hãy nói thêm về những đoạn tiếp theo mà bà tả rất chính xác nhưng cũng rất dí dỏm, để nói rằng bài thơ của Hồ Xuân Hương, theo phong cách riêng của bà đã để lại cho chúng ta một tác phẩm nghiêm túc tả cảnh chân thực, làm tôn vẻ đẹp đất nước lên nhiều lần, bà là một người yêu nước chân chính vậy.
" Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó xù xì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay"
Đây là bài thư hai tôi muốn nói tới, ta đều biết bà còn nhiều bài thơ nữa theo phong cách HXH, xin lấy bài 'Qủa mít' này để bàn thêm về điều tôi muốn nói.
Bài thơ tả thực về quả mít, trong dân gian, quả mít đúng là có vỏ xù xì, múi dày, muốn ép chín sớm người ta thường đóng cọc vào cuống mít, phơi nắng hoặc vỗ, vài hôm là chín, ăn được. Và quả thật mít có nhựa, chạm vào, hay như bà nói 'mân mó' vào, nhựa dính tay hơi khó chịu. Đọc qua lời lẽ như vậy nhưng không thiếu gì người suy luận sang một vế thứ hai, vế 'tục'. Thật là đạo đức!!! người ta chê bai cái 'tục' đó nhưng lại lao vào nó như điên, như một loài thú khi đêm xuống để sáng ra lên giọng với thiên hạ về cái đạo đức giả rởm đời của mình!!!
Thật ra, khi viết bài thơ này, Hồ thi sĩ muốn qua việc tả quả mít để lên án chế độ phong kiến, nho lại, nơi thân phận người phụ nữ bị coi thường. Người phụ nữ trong chế độ phong kiến bị gò ép trong "Tam tòng ,tư đức" thân phận bị rẻ rúng, làm trò chơi cho đám người có tiền của chức vị, bài thơ cũng là tiếng kêu ai oán về số phận riêng của HXH, mà thế hệ sau, những người khâm phục tài năng và khiếu hài hước của bà không khỏi thương xót cho một tài hoa không được may mắn.
Tuy nhiên, là một người làm thơ Nôm tài ba, có lẽ bà không nên dùng từ 'Quân tử'(từ Hán) mà nên thay bằng một từ thuần Việt, ví dụ như 'Anh giai' hoặc Chú Tèo' chẳng hạn, thì đậm chất Việt hơn, " Anh giai có thương thì đóng cọc" hoặc : "Tèo ơi! có thương thì đóng cọc," hihihi! Rất chuẩn!
Tóm lại, Từ ngữ, chữ nghĩa không có tội, không có khái niệm tục, hay thanh. Tục tĩu, hay thanh cao là do cách nhìn nhận của con người, đầu óc u tối thì thanh cũng thành tục, con người lịch duyệt, biết nhìn nhận cái đẹp thì điều gọi là "tục" thật sự lại là thanh. Điều đó không phải ai cũng nhận thấy, sống đến tóc bạc, răng long mà tâm đục, trí tàn thì đâu còn biết phải trái nữa, Ôi! người đời!!!
Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012
'Whitney Houston đột tử ở tuổi 48'
(Dân trí) - Nữ ca sĩ sở hữu giọng ca vàng và gắn liền với nhiều tình khúc bất tử như I will always love you, When you believe.. đã qua đời vào rạng sáng ngày 12/2 (giờ Việt Nam) ở tuổi 48. Khi còn sống, Whitney từng “vật lộn” với chứng nghiện ma túy, rượu…
Người đại diện của Whitney đã xác nhận với kênh truyền hình ABC thông tin về cái chết của cô. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, nguyên nhân và địa điểm Whitney trút hơi thở cuối đời vẫn chưa được công bố. 6 cảnh sát đã có mặt tại cổng khách sạn Beverly Hilton, nơi nữ ca sĩ đoản mệnh này “nhắm mắt xuôi tay”, vào sáng nay 12/2. Đọc tin trên báo Dân trí, và nghe lại những bài hát Diva da mầu này tại đây
Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012
Tình lính đảo xa
*
Anh gửi cho em
từ miền san hô
những lời tự tình đắm say của biển.
mang theo cả tình anh,
tình người lính đảo giữa trùng khơi bao la.
Gửi về em
tình yêu thương,
tha thiết không phai nhòa
Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012
Bóng tịch dương
Chiều nay qua Trấn quốc
Hỏi Tây Hồ còn sương?
Gió tìm đâu ngọn trúc
để la đà mặt gương?
Ta lắng nghe tiếng chuông
Trấn Võ hay Trấn quốc?
Đâu nhịp chày Yên Thái
Vắng canh gà Thọ xương.
Tìm trong cõi mông lung
dấu tích hồn thu thảo
Lối xưa là mộng ảo
Âm thầm bóng tịch dương.
Hỏi Tây Hồ còn sương?
Gió tìm đâu ngọn trúc
để la đà mặt gương?
Ta lắng nghe tiếng chuông
Trấn Võ hay Trấn quốc?
Đâu nhịp chày Yên Thái
Vắng canh gà Thọ xương.
Tìm trong cõi mông lung
dấu tích hồn thu thảo
Lối xưa là mộng ảo
Âm thầm bóng tịch dương.
Một bài thơ cũ, nhưng mới:
*
Bài thơ này được bạn thơ Bạch Liên viết, theo chị là từ năm 2005, có thể gọi là cũ, nhưng mới được gửi lên Blog Trang Thơ của bạn HT nên thật ra nó là mới, mới với những người đang được đọc, như những lời tâm sự của chị với những người đồng cảm. Bài thơ của BL có một motip Thuyền, biển, sóng, bờ cát, gió, bão tố đã được nhiều nhà thơ có danh sử dụng, vì vậy sẽ có ai đó cho là "không mới". Giống như trường hợp bài thơ "Sóng, và bờ cát" của tôi, có những người thích tầm chương trích cú lại có ý cho rằng "giống" bài thơ của môt nhà thơ nổi tiếng cũng về đề tài Biển thuyền sóng gió, khác gì họ bảo mình "đạo" thơ. Sự hằn học vô lối đó che dấu một sự gen tức ngấm ngầm, không phải là điều mà một người có văn hóa nên làm.
Trở lại với bài thơ của BL, bài của chị quá nhiều tâm sự, mà với một tâm hồn nhạy cảm, chị đã mượn hình tượng cánh buồm đón gió để bày tỏ những suy tư của mình. Bằng thể thơ thất ngôn cổ điển, những khổ thơ từng chữ từng chữ đến với người đọc bằng những ngôn từ dễ hiểu để diễn đạt Tình ý Buồm và gió, những nhớ thương quay quắt nhưng vì điều gì đó lại muốn quên đi, Những mâu thuẫn nội tại trong ý thơ càng làm cho ta thông cảm hơn với những tiếc nuối, dằn vặt, vốn làm nên sự đa dạng của một bài thơ có xu hướng tình yêu đôi lứa. Nhớ, mong, khắc khoải, nhưng vẫn không dám mạnh dạn đón nhận tình yêu, phải chăng những điều đó được diễn tả bằng hình ảnh buồm, gió mà tác giả muốn truyền đạt tâm tư của mình đến bạn đọc, cũng có thể là tôi võ đoán nhưng đó là những cảm nghĩ chân thành muốn chia sẻ với tác giả, chúc chị thành công với những tác phẩm tiếp theo của mình.
Tưởng rằng như làn gió thoảng qua
Đâu ngờ đọng lại ở trong ta
Muốn quên thêm nhớ, quên càng nhớ
Gần đã rất gần, xa còn xa .
Biển đã lặng rồi tự lòng ta
Cớ sao gió gọi sóng từ xa
Ào ạt xô bờ tung hoa trắng
Để buồm thổn thức giữa bao la .
Vẫn biết trời xanh mãi mãi xanh
Như gió muôn đời mãi mong manh
Mà sao bối rối lòng vương vấn
Nói lời ly biệt dạ chẳng đành.
Da diết, vi vu tiếng gió chiều
Vắng buồm gió nhớ biết bao nhiêu
Xin buồm chờ gió đừng nghiêng cánh
Để gió căng buồm trọn niềm yêu.
Tiếng gió gọi buồm cứ ngân nga
Gió muốn đưa buồm đi thật xa
Quê hương gắn bó buồm luôn nhớ
Nên tiếng gió chiều càng thiết tha .
Hãy là ngọn gió mát đời ta
Đừng thổi bùng lên thành phong ba
Chớ làm cơn lốc xua cơn khát
Để cánh buồm yên ngoài khơi xa .
Chiều Hạ Long Tháng 6 -2005
BẠCH LIÊN
Nguồn ảnh từ internet
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012
Cười - Cho khỏe người
Kỷ niệm 60 năm ngày cưới, cụ ông bàn với cụ bà :
– Chúng mình sẽ tìm về hương vị thuở ban đầu khi mới yêu nhau, em nhé.
Cụ bà đồng ý, thế là chiều hôm đó, đang ngồi trong phòng, đột nhiên có 1 cục giấy được bắn qua cửa sổ, cụ bà nhặt lên, xúc động và run rẩy mở ra xem :
“7giờ tối nay, hẹn em ở chân cầu Long biên nhé”
6giờ 45 chiều, tay cầm bó hoa hồng, ông cụ vừa húyt sáo vừa đến chân cầu chờ cụ bà.7h, rồi 7h45, kim đồng hồ lên 8h…. 8h30…. 9h, hết kiên nhẫn nổi, vì lúc nầy sương xuống nhiều, cụ ông hầm hầm về nhà, mở cửa ra và quát : ”Sao bà không ra”
Cụ bà ngồi ủ rủ, thút thít :
”Má không cho em đi…”
*
Mẹ dẫn cu tí đi công viên, nhìn chữ đề dưới chân một tượng nữ khoả thân; cu tí hỏi mẹ: Mẹ ơi thế nào là tượng "trinh nữ" hả mẹ?
Mẹ: Ờ! vì nó bằng đá nên có thằng nào làm gì được nó đâu mà không trinh nữ hả con!
Cu tí !!!
*
Sếp đi thi tốt nghiệp bổ túc văn hoá hệ PTTH. Ngày thi môn toán được đàn em làm hộ và đưa vào cho sếp chép; Giám thị thấy sếp lớn tuổi nên cũng lơ đi và cuối cùng sếp cũng chép xong.
Khi ra ngoài các đàn em hỏi chép tốt không!
Sếp có vẻ huênh hoang trả lời: Tớ chép tất, nhưng này! bọn mày toàn là trình độ Đại học, cao đẳng không thôi vậy mà số 8 toàn viết nằm ngang là thế nào! Tớ phải sửa lại và dựng đứng tất cả con số 8 ấy lên đấy!!!!
*
Hai vợ chồng nọ đi chơi thảo cầm viên. Khi đi ngang chuồng cọp, hướng dẫn viên nói:
"Thưa quý vị, cọp là một loài mạnh mẽ, chúng có thể quan hệ trong 45 phút".
Cô vợ liền quay qua chồng:
- Anh thấy chưa, 45 phút đó!
Đến chuồng sư tử, hướng dẫn viên nói tiếp:
- Sư tử thì cũng khỏe, chúng giao phối khoảng trên 30 phút.
Cô vợ nhéo chồng:
- Đó... trên 30 phút lận!
Ngang chuồng nai, hướng dẫn viên nói:
- Còn nai thì chỉ có 5 phút thôi.
Người chồng liền ngó sang vợ:
- Em thấy chưa, có 5 phút thôi!
Cô vợ liền nạt lớn:
- Vậy nên nai mới mọc sừng!
Sưu tầm từ Internet
Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012
Đôi mắt trẻ thơ
Ta sẽ thấy
trời xanh đến không ngờ.
Mây rất trắng,
và mặt trời rất đỏ.
Nắng mai hồng,
chiều tím mầu thủy chung.
Khi nhìn đời bằng đôi mắt trẻ thơ.
Người với người
không gét nhau bao giờ.
Chỉ tình thương yêu như sinh cùng một mẹ.
Một gốc sinh ra,
chẳng chia rẽ đôi bờ.
Nếu nhìn đời bằng đôi mắt trẻ thơ.
Cha sẽ thấy
cuộc đời chỉ là một giấc mơ.
Mẹ sẽ biết
tình thương vô bến bờ.
Anh sẽ thấy
Công Danh là mang nợ.
Em sẽ biết:
Bon chen !
thật ra rất đáng ngờ!
Nào là anh, nào là em.
Nào là ông nào là bà.
Nào là mẹ, nào là cha.
Nào là mình nào là ta.
Ai là người nước Việt.
Ai con cháu Lạc Hồng.
Ai còn đang ngủ mơ.
Ai đã tỉnh giấc nồng.
Hãy nhìn đời
bằng đôi mắt trẻ thơ!
Hãy nhìn đời
bằng đôi mắt trẻ thơ!
Hãy nhìn đời
bằng đôi mắt trẻ thơ!
Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012
Chuyện tình Sóng, và bờ cát
*
Anh muốn ví tình ta
Như sóng và bờ cát
Sóng muôn đời dào dạt
Xô mãi vào bờ thôi !
Cũng có khi sóng hát
Lời tự tình biển khơi
Dịu êm như lời gió
Lướt nhẹ qua vành môi
Bờ cát vẫn vậy thôi.
Đã bao đời đợi sóng.
Đôi khi bờ vô vọng.
Sóng mãi đi không về.
Bờ âm thầm ngóng đợi.
Dù tháng ngày lê thê.
Vì tình yêu là thế
Khao khát và đam mê
Sóng mãi là lãng tử
Đi đâu, rồi cũng về!
em sẽ là bến đợi.
Thủy chung từ ngàn đời.
Anh sẽ là con sóng
Yêu mãi bờ em thôi !
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)