Khái niệm 'Tục' 'Thanh' có ranh giới thật mong manh, lấy ví dụ ở câu chuyện cười sau đây :
" Trong giảng đường đại học Y, giáo sư đang giảng bài " Cấu tạo cơ thể người". Hai cô sinh viên làm việc riêng không nghe giảng, giáo sư bực mình gọi kiểm tra :" Hai cô kia, đề nghị cho tôi biết, bộ phận nào trong cơ thể khi cần có thể nở gấp hai lần bình thường" hai cô sinh viên lúng túng ấp úng không dám trả lời. Ông giáo sư bèn nói : " Đó là Phổi, nghe rõ chưa? khi hít vào, phổi có thể tăng thể tích gấp hai lần bình thường", sau đó ông nói tiếp: " Còn cái đó hả? Khi cần nó có thể tăng gấp ba, bốn lần bình thường, hiểu chưa? Không chịu học, suốt ngày chỉ ngồi nghĩ bậy! "
" Trong giảng đường đại học Y, giáo sư đang giảng bài " Cấu tạo cơ thể người". Hai cô sinh viên làm việc riêng không nghe giảng, giáo sư bực mình gọi kiểm tra :" Hai cô kia, đề nghị cho tôi biết, bộ phận nào trong cơ thể khi cần có thể nở gấp hai lần bình thường" hai cô sinh viên lúng túng ấp úng không dám trả lời. Ông giáo sư bèn nói : " Đó là Phổi, nghe rõ chưa? khi hít vào, phổi có thể tăng thể tích gấp hai lần bình thường", sau đó ông nói tiếp: " Còn cái đó hả? Khi cần nó có thể tăng gấp ba, bốn lần bình thường, hiểu chưa? Không chịu học, suốt ngày chỉ ngồi nghĩ bậy! "
Vậy thì, tục thanh có giá trị gì ở đây? Ông giáo sư hỏi như vậy là tục hay thanh? hai cô gái lúng túng vì nghĩ gì? và câu cuối cùng ông giáo sư nói cái gì vậy, tục hay thanh đây? Có lẽ nên để cho các nhà đạo đức rởm trả lời, nhưng chắc họ sẽ lảng tránh thôi!!!
Tiếng Việt ta rất phong phú, dòng văn học dân gian, hay là các câu chuyện, thơ ca lưu truyền trong xã hội đều vô tình hay cố ý sử dụng hình thức rất đời thường này, vì chính nó là một trong những cách để người dân tự trào lộng, tự động viên mình vượt qua những gian nan của cuộc sống. Cách đó có thể không được chấp nhận trong một tầng lớp nào đó, tự cho rằng có văn hóa, họ tự đẩy mình xa rời quảng đại quần chúng.
Tiếng Việt ta rất phong phú, dòng văn học dân gian, hay là các câu chuyện, thơ ca lưu truyền trong xã hội đều vô tình hay cố ý sử dụng hình thức rất đời thường này, vì chính nó là một trong những cách để người dân tự trào lộng, tự động viên mình vượt qua những gian nan của cuộc sống. Cách đó có thể không được chấp nhận trong một tầng lớp nào đó, tự cho rằng có văn hóa, họ tự đẩy mình xa rời quảng đại quần chúng.
Tôi có ông bạn, nói đến chuyện câu đối, anh ấy bảo, có câu này đố ông đối được. Câu ra đối ấy thế này:
" Cô gái hơ mông bên bếp lửa"
hơi tục phải không ạ? nhưng khi tôi viết lại " Cô gái H' Mông bên bếp lửa" thì mọi người chắc sẽ hiểu ra câu đó ngụ ý : "Cô gái (người dân tộc H'Mông) ngồi bên bếp lửa" chứ đâu còn là có cô gái dở hơi cởi quần hơ mông bên bếp lửa nữa!!!
Tôi biết bên Liên xô cũ có thành phố Bacu nên đối lại: " Chàng trai Ba cu đứng giữa đài " hehehe!!! Không chuẩn lắm nhưng không sao, cốt yếu là nghe ra có đối và không có cái gọi là 'tục', nhưng thực ra nó tục đấy, nếu nói lái, hihi!
Nói chuyện cho vui ! Nếu Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương sống lại, thế nào bà cũng nói" Mày chấp làm gì, cái quân rởm đời ấy!!!" Ý bà mắng cái bọn "đạo đực" đấy mà!!! Hehehe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment