*
Trong các loại trang phục dân tộc Kinh Việt nam. Chiếc áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ có một vị trí không thể thay thế trong cách ăn mặc của Phụ nữ Việt nam thế kỉ trước.
Loại trang phục này ngày nay chỉ còn xuất hiện trên sân khấu. Thế hệ những người sinh ra vào khoảng những năm 1950, 1960 hẳn vẫn còn lưu lại trong ký ức hình ảnh những bà, những chị ở các vùng quê đồng bằng Bắc bộ mặc những bộ trang phục này. Chiếc áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen đã đi vào thơ ca như một truyền thống dân dã, mà nếu có thay đổi đi chút ít là có thể gây nên sóng gió từ phía ..bên kia!
Trong các loại trang phục dân tộc Kinh Việt nam. Chiếc áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ có một vị trí không thể thay thế trong cách ăn mặc của Phụ nữ Việt nam thế kỉ trước.
Loại trang phục này ngày nay chỉ còn xuất hiện trên sân khấu. Thế hệ những người sinh ra vào khoảng những năm 1950, 1960 hẳn vẫn còn lưu lại trong ký ức hình ảnh những bà, những chị ở các vùng quê đồng bằng Bắc bộ mặc những bộ trang phục này. Chiếc áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen đã đi vào thơ ca như một truyền thống dân dã, mà nếu có thay đổi đi chút ít là có thể gây nên sóng gió từ phía ..bên kia!
"..Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân.
Nào đâu cái áo tứ thân,
cái khăn mỏ quạ
cái quần nái đen ?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa.
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh...
Bài thơ "Chân quê" của Thi nhân Nguyễn Bính mà tôi trích dẫn trên đây. Tạm bỏ qua ý tứ văn chương và giá trị văn học của tác phẩm mà chỉ nói đến sự miêu tả chân thật về hình tượng người con gái nông thôn mộc mạc, chân quê trong nếp áo tứ thân thì ta cũng có thể thấy được giá trị của loại trang phục này trong kí ức người Việt
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân. Nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán. Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà, giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật cắt may còn đơn giản. Vải khổ nhỏ, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài và gọi là áo dài tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” (một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt) rồi buộc rút hai đầu lại.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không bị xóa bỏ. Chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám.
Áo tứ thân được may rộng, màu sắc đơn giản, ít họa tiết trang trí. Hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài tứ thân ( còn gọi áo Tề Thôn, áo Xống Tràng, áo Giao Lãnh) cùng dải lụa màu với xà tích bạc thắt ngang lưng, phía trước mặc yếm lụa trắng ngà, tóc vấn đuôi gà, cổ đeo kiềng, chân mang đuôi guốc gỗ cong cong, đầu đội vành nón quai thao che nghiêng... trông rất hiền hậu, mộc mạc và duyên dáng. Hình ảnh này đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa. Áo dài tứ thân được sử dụng khá nhiều ở nông thôn miền Bắc cho dến những năm đầu thập niên 1930.
Áo tứ thân miền Bắc là chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam chỉ mặc vào dịp lễ Tết. Áo nâu với hai vạt trước buộc chéo thả xuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng lụa. Rồi áo tứ thân biến đổi thành áo mớ ba mớ bảy. Cổ áo cao khoảng 2cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau, điểm đặc biệt là ngoài hai vạt chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuy áo được tết bằng vải, cài cúc cạnh sườn. Cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc bảy màu áo). Lớp ngoài cùng thường là lụa màu nâu hoặc the màu thâm, kế tiếp là màu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh, hồ thủy... nhiều màu, hấp dẫn mà vẫn nền nã, kín đáo, hài hòa.
Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... Tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".
Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....
Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.
Khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc còn lưu lại đến ngày nay qua loại hình nghệ thuật hát Quan họ.
Viết, đọc và nhớ lại những hình ảnh đã đi vào dĩ vãng.
(Bài viết có tham khảo tài liệu, photo trên Internet)
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân. Nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán. Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà, giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật cắt may còn đơn giản. Vải khổ nhỏ, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài và gọi là áo dài tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” (một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt) rồi buộc rút hai đầu lại.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không bị xóa bỏ. Chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám.
Áo tứ thân được may rộng, màu sắc đơn giản, ít họa tiết trang trí. Hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài tứ thân ( còn gọi áo Tề Thôn, áo Xống Tràng, áo Giao Lãnh) cùng dải lụa màu với xà tích bạc thắt ngang lưng, phía trước mặc yếm lụa trắng ngà, tóc vấn đuôi gà, cổ đeo kiềng, chân mang đuôi guốc gỗ cong cong, đầu đội vành nón quai thao che nghiêng... trông rất hiền hậu, mộc mạc và duyên dáng. Hình ảnh này đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa. Áo dài tứ thân được sử dụng khá nhiều ở nông thôn miền Bắc cho dến những năm đầu thập niên 1930.
Áo tứ thân miền Bắc là chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam chỉ mặc vào dịp lễ Tết. Áo nâu với hai vạt trước buộc chéo thả xuống đi với quần lĩnh đen và thắt lưng lụa. Rồi áo tứ thân biến đổi thành áo mớ ba mớ bảy. Cổ áo cao khoảng 2cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau, điểm đặc biệt là ngoài hai vạt chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuy áo được tết bằng vải, cài cúc cạnh sườn. Cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc bảy màu áo). Lớp ngoài cùng thường là lụa màu nâu hoặc the màu thâm, kế tiếp là màu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh, hồ thủy... nhiều màu, hấp dẫn mà vẫn nền nã, kín đáo, hài hòa.
Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong.... Tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ".
Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm....
Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy.
Khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc còn lưu lại đến ngày nay qua loại hình nghệ thuật hát Quan họ.
Viết, đọc và nhớ lại những hình ảnh đã đi vào dĩ vãng.
(Bài viết có tham khảo tài liệu, photo trên Internet)