Trang

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Áo nâu non



Bỗng dưng mình muốn làm thơ, không phải bây giờ mà đã lâu lắm, có nhẽ hơn bốn chục năm rồi. Aó lính sờn vai miệt mài từng trận đánh, chiến trường xa xôi ba bốn năm không nghe được một tiếng ỉ eo con gái, bỗng một ngày kia mặt lính tươi hơn hớn khi chiến dịch được bổ sung thanh niên xung phong và dân công đảm đương phần hậu cần, hứng lên làm thơ là vì quân dân chung đường vào trận, vậy là nói bỗng dưng biết làm thơ cũng không sai, chuyện đã lâu, treo lên đây như một kỷ niệm thời chinh chiến.

Gặp lại em trên đường mòn vào trận.
Đèo nối đèo dốc đứng cuối rừng xa.
Khe nước chảy rì rào ngăn bước nhỏ em qua
Đàn bướm trắng dập dờn đầu mũi súng

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Gặp Tường Vi nở ven đường


*

Chiều xưa đội nắng thăm em
Gặp Tường Vi nở, muốn quên lối về.
Thẹn thùng, chân đất sau hè
"Đuôi gà" tóc thả, nắng che vai tròn.
Trông qua vườn bưởi còn non
Ngỡ hương quê ấy vẫn còn vấn vương
Tường Vi vẫn nở trong vườn,
mà em tôi đã ở phương trời nào.

Chiều nay nắng, gió xôn xao
Đường xa gặp lại, nôn nao đất trời
Thẳm sâu ánh mắt hoa cười
Cho nghiêng bóng nắng, cho người nhớ nhau.

Đã đành yêu quá sẽ đau
Tình quê ngày ấy, biết bao ân tình
Đời trai lăn lóc tử sinh
Anh đi đem cả dáng hình quê hương
Tóc đuôi gà đứng bên đường
Theo xe,  em tặng nhánh Tường vi hoa
Mắt cười, sao bụng xót xa
Lòng như tan chảy ngỡ là giấc mơ .

Gặp hoa nhớ lại người xưa
Chút tình cá nước, gió đưa xa rồi
Ta về thành phố, bồi hồi
Chuyện xưa nhớ lại, để rồi bâng khuâng.
*
Găp lại một dáng hình quen - 2012

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

"Đối thoại"


*
Mai sớm mát trong, tựa tái thu.
Chợt nghe mưa đổ, gió vi vu.
Ngoài hiên, một tiếng lòng thánh thót.   
Cứ ngỡ đất trời vọng lời ru.

Thời buổi nhiễu nhương, rối tít mù.
Chân giả lộn sòng, thật như hư!
Đường xa mỏi bước, tâm xao động.
Tiếc một kiếp người, cương- đành nhu!!!


Anh bạn Hữu Thành vốn là nhà khoa học, chuyên ngành Vật lý, bỗng một ngày tâm hồn lay động mà xuất khẩu thành ...văn! Cảm tác của HT là một tứ thơ hay, ẩn chứa nhiều trăn trở, không biết có đồng cảm hay không nhưng xin làm vài dòng thơ họa lại như một sự cảm thông sâu sắc!
Mưa thu
Thực tình mưa thu đâu có "tí tách rơi"?
Gần sáng gió mát ào về mấy cơn,
 rồi lơ mơ nghe có tiếng nước rơi tí tách trên tôn che cửa sổ nhà bên.

Sáng ra mưa to hơn, mây nặng xầm xì.
Cậu dự báo thời tiết trên TV "chào các bạn,
 rãnh thấp phía tây tiếp tục lấn ra phía đông báo hiệu một ngày nắng rực rỡ từ sớm...".

Cảm giác bất an mơ hồ.
 HữuThành.Nguyễn
* lời góp:
TQtrung nói...
Đang vào hè, nắng bỏ mẹ, xầm xì như thế này là do 'biến đổi khí hậu' 2012 trái đất sắp nổ bùm, vậy mà TQ nhà ta bỗng dưng nổi hứng mùa thu'mưa tí tách' hehehe! về hưu rồi mới thấy tâm hồn rộng mở, sắp làm thơ đến nơi rồi!!!!:))
HữuThành.Nguyễn nói...
Ờ, làm cái loại thơ có thép của mấy ông nhà thơ xung phong ngày xưa hỉ?
Tualinh nói...
Cảm xúc bất chợt này của HT là 'chất thơ' rồi còn gì : sự vật hiện ra trong vắt, toàn vẹn,tinh khiết và ... mơ hồ,như nó vốn là thế .
Ấy là lúc Nàng Thơ lướt qua 'hôn' nhẹ một cái đó,hehe...
Giờ chỉ cần thêm một chút 'kỹ năng' về xử lý câu chữ và vần điệu nữa là...có sẽ một bài thơ chính hiệu (kiểu tứ tuyệt hoặc bát cú chẳng hạn).
Công đoạn cuối ấy,có lẽ nhờ anh QT, anh ấy là ...sư phụ về việc đó...đó!
HữuThành.Nguyễn nói...
A... à, nghe mấy ông này iem lại xin một chân BCH hội Nhà thơ VN :-(
TQtrung nói...
*
Không dám nhận lời ưu ái của TL đâu, hehe!, nhưng vì cảm khái theo tứ 'thơ' đó mà bỗng 'bắn' ra hai khổ 'thất ngôn'tặng mọi người đọc chơi.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Cảm tác nhân chuyến thăm Tây thiên cổ tự





*
Sớm mai - tâm sáng, tới Tây thiên
Mây che ngang núi, nắng chưa lên.
Sương giăng giăng trắng, mờ thung vắng
Sườn dốc thông reo, ấy cõi thiền!


 

*
Chập chùng núi biếc, chập chùng mây
Đường lên cõi Phật, gió chừng say.
Dòng thác hư không, ru hư ảo
Chập chờn cổ tự giữa xanh cây.




*
Tâm linh hiển thánh giữa đất thiêng
Ngưng tụ ngàn năm, khí rồng tiên
Thâm u đất tổ che huyền tích
Phổ độ chúng nhân-Bát nhã tuyền


*
Quốc mẫu độ nhân, nhân hữu duyên.
Lòng trong như nước trì Hồng liên.
Chính quả ắt nên công nghiệp lớn.

Tu thân, tích đức ấy là tiên .

6-2012


"... Danh thắng Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc. Với diện tích khoảng 148ha, quần thể di tích Tây Thiên nằm trong một vùng đa dạng sinh học với gần 500 loài thực vật và 300 loài động vật. Tây Thiên cũng là nơi hiếm hoi ở khu vực phía Bắc nơi du khách có thể trải nghiệm cả 4 mùa trong một ngày. Đặc biệt, những nét riêng của Tây Thiên như Thác Bạc đổ nước trắng xóa, đầm Sen ngát hương hoa nở bốn mùa, ao Dứa, núi Rùng Rình, khe Giải Oan với nhiều hòn đá hình dáng kỳ lạ… luôn đủ sức hút níu chân bất kì du khách nào.
Theo nhiều tư liệu, thì Tây Thiên được coi là chốn tổ Phật giáo Việt Nam. Nhiều đình chùa đã được xây dựng từ rất sớm, khoảng 2300 năm TCN. Tại chùa “Tây Thiên cổ tự” hiện còn lưu giữ ba ngôi mộ cổ ghi danh hiệu các thiền sư: Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền sư. Tên gọi Tây Thiên (đại để là đi đến từ phía tây) cũng được đặt để ghi nhớ lần đầu tiên các nhà tu hành Ấn Độ đến Việt Nam truyền đạo. Các di tích ngày nay như suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ,… đều từng là nơi các cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Năm 2004, Thiền Viện Trúc Lâm được xây dựng trên nền chùa cổ Thiên Ân, mỗi năm đón hàng nghìn Phật tử và du khách tới đây.
Cùng với tín ngưỡng thờ Phật, Tây Thiên còn là chốn để du khách “về với Mẫu”. Tương truyền rằng vua Hùng Vương thứ 7 khi tới Tây Thiên thỉnh Phật đã gặp gỡ và kết duyên cùng thiếu nữ Lăng Thị Tiêu. Từ đó, Hùng Vương cùng hoàng phi đã dần mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa, xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Với công lao đó, Hoàng phi được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và thờ tự chính tại đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Bà chính là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn (một trong Thánh Mẫu Tứ Phủ chuyên trách cai quản, sáng tạo vũ trụ). Hàng năm, cứ vào ngày 15/2 Âm lịch, hàng ngàn du khách không ngại vượt đường xa, vượt núi trèo đèo lên đền để mong được hưởng sự may mắn, chở che của Quốc Mẫu"
"... Bước vào khu di tích du khách bắt gặp cây đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (nhân dân vẫn quen gọi là đền Thõng). Phía sau là dòng suối Giải Oan (còn gọi là Bát Nhã Tuyền). Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xoá như giát bạc, chảy ra hợp lưu với suối vàng ở Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen,   Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ, đúc toàn bằng đồng tốt. Trong chùa thờ hai tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch về hai pho tượng này vẫn là một bí ẩn mà các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra lời giải.
Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống đến ngàn năm tuổi. Hệ động vật Tây Thiên cũng khá phong phú, có 4 lớp, 26 bộ, 86 họ và 281 loài, trong đó có những loài động vật quý hiếm như rùa vàng, gà lôi trắng, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch, cá cóc Tam Đảo… Sự đa dạng sinh học cùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn với khách du lịch và các nhà nghiên cứu.
Lê Quý Đôn trong "Kiến văn tiểu lục" đã nói về Tây Thiên: "…bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không thấy đáy; sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi đến hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và có sen đỏ ( trì Hồng Liên), hoa nở bốn mùa".

Từ ghi chép về Vương Thúy Kiều trong Minh sử đến Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Thơ và vợ

Minh họa: DAD

TNO In được hơn chục bài thơ trên báo địa phương, anh thôi chân nhân viên văn hóa xã, làm một cuộc… đại nhảy vọt vào Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh. Dân làng rỉ tai nhau: “Xã mình có một nhà thơ”.

Tấm thẻ… nhà thơ
Hôm nhận thẻ hội viên, anh mừng quýnh. Nâng tấm thẻ trước mặt vợ, anh nói: “Nè, coi đi, đã lắm!”. Vợ nheo mắt nhìn, hỏi: “Thẻ này có lãnh được tiền hằng tháng như thẻ thương binh hông anh?”. Anh nói: “Cái này thuộc phạm trù thơ ca nên hương hoa là chủ yếu thôi em...”.