Trang

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Nhân đọc lại thơ Hồ Xuân Hương

..."Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi. Thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An . Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó . Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, Ông Phủ Vĩnh – tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiến).
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng gió..."
 Những dòng trên đây là trích từ tiểu sử của bà trên Wiki.. đọc lại để hiểu một phần thân thế bà chúa thơ Nôm, tuy nhiên điều tôi muốn là tìm hiểu một số bài thơ bà viết với phong cách đặc biệt của mình, những bài thơ mà người ta cho là chứa nhiều "Ẩn ý".

" Hai bên thì núi, giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió đập cành cây khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong
Ở trong hang đá hơi còn hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng
Qua cửa mình ơi, nên ngắm lại
Nào ai có biết nỗi bưng bồng"


Trước tiên, tôi khuyên những kẻ tự cho mình "đứng đắn" đừng nên đọc những dòng thơ này, bởi nếu với một cách suy nghĩ trần tục, họ sẽ liên tưởng đến một cái gì khác hẳn điều mà bà Chúa thơ Nôm muốn nói tới, đó là bà tả cảnh hòn Kẽm Trống, một địa danh ở Ninh Bình, một nơi đã từng có phong cảnh Hữu tình gắn với nhiều giai thoại.
  Là người yêu thơ văn, người ta sẽ vô cùng thích thú khi đọc một bài thơ thuần từ Việt, "gió đập cành cây khua lắc cắc. Sóng dồn mặt nước vỗ long bong", một cách tả hình tượng không có gì sống động hơn, điều rất thiếu trong các vị làm thơ theo Nho giáo, người đọc bình dân cảm thấy gần gũi hơn với những tiếng 'lắc cắc' 'long bong' mà tôi thề rằng họ sẽ cảm nhận một cách như nó có mà không suy diễn ra cái hành động mà các nhà 'văn hóa đứng đắn, (tôi tạm gọi thế)' tưởng' thế!!!  Thôi khoan hãy nói thêm về những đoạn tiếp theo mà bà tả rất chính xác nhưng cũng rất dí dỏm, để nói rằng bài thơ của Hồ Xuân Hương, theo phong cách riêng của bà đã để lại cho chúng ta một tác phẩm nghiêm túc tả cảnh chân thực, làm tôn vẻ đẹp đất nước lên nhiều lần, bà là một người yêu nước chân chính vậy.

 " Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó xù xì, múi nó dày
 Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay"

Đây là bài thư hai tôi muốn nói tới, ta đều biết bà còn nhiều bài thơ nữa theo phong cách HXH, xin lấy bài 'Qủa mít' này để bàn thêm về điều tôi muốn nói.
Bài thơ tả thực về quả mít, trong dân gian, quả mít đúng là có vỏ xù xì, múi dày, muốn ép chín sớm người ta thường đóng cọc vào cuống mít, phơi nắng hoặc vỗ, vài hôm là chín, ăn được. Và quả thật mít có nhựa, chạm vào, hay như bà nói 'mân mó' vào, nhựa dính tay hơi khó chịu. Đọc qua lời lẽ như vậy nhưng không thiếu gì người suy luận sang một vế thứ hai, vế 'tục'. Thật là đạo đức!!! người ta chê bai cái 'tục' đó nhưng lại lao vào nó như điên, như một loài thú khi đêm xuống để sáng ra lên giọng với thiên hạ về cái đạo đức giả rởm đời của mình!!!
 Thật ra, khi viết bài thơ này, Hồ thi sĩ muốn qua việc tả quả mít để lên án chế độ phong kiến, nho lại, nơi thân phận người phụ nữ bị coi thường. Người phụ nữ trong chế độ phong kiến bị gò ép trong "Tam tòng ,tư đức" thân phận bị rẻ rúng, làm trò chơi cho đám người có tiền của chức vị, bài thơ cũng là tiếng kêu ai oán về số phận riêng của HXH, mà thế hệ sau, những người khâm phục tài năng và khiếu hài hước của bà không khỏi thương xót cho một tài hoa không được may mắn.
 Tuy nhiên, là một người làm thơ Nôm tài ba, có lẽ bà không nên dùng từ 'Quân tử'(từ Hán) mà nên thay bằng một từ thuần Việt, ví dụ như 'Anh giai' hoặc Chú Tèo' chẳng hạn, thì đậm chất Việt hơn, " Anh giai có thương thì đóng cọc" hoặc : "Tèo ơi! có thương thì đóng cọc,"  hihihi! Rất chuẩn!
 Tóm lại, Từ ngữ, chữ nghĩa không có tội, không có khái niệm tục, hay thanh. Tục tĩu, hay thanh cao là do cách nhìn nhận của con người, đầu óc u tối thì thanh cũng thành tục, con người lịch duyệt, biết nhìn nhận cái đẹp thì điều gọi là "tục" thật sự lại là thanh. Điều đó không phải ai cũng nhận thấy, sống đến tóc bạc, răng long mà tâm đục, trí tàn thì đâu còn biết phải trái nữa, Ôi! người đời!!!
 

Nhân nói chuyện về điều gọi là' tục'. Gần đây, khi góp lời với một trang thơ nghiệp dư. Một cô gái, (thực ra đã là một người phụ nữ trưởng thành), có đăng một bài thơ, trong đó bạn thơ  bày tỏ nguyện vọng vượt qua chính mình, để trở thành 'Anh', có thể cô gái muốn trải nghiệm là người đối tác để cảm nhận được tình yêu của anh ta đối với mình ở mức độ nào, hoặc cũng có thể cô ta không đành lòng với phận liễu yếu đào tơ mà muốn được trở thành kẻ được yêu thương phái yếu chăng? Rất khó đoán định, bài thơ đã bị tác giả rút xuống nên khó để biết chính xác, chỉ biết rằng khi đọc bài thơ lần đầu tiên, mình đã đoan chắc rằng rất có thể, cô gái đã không thể thấu hiểu được nỗi 'khổ' của người đàn ông, người phối ngẫu, người ở vị trí trên mình, là người chủ gia đình. Anh ta, ngoài tình yêu ra, còn đối mặt với trăm ngàn nỗi lo âu, làm sao để cho gia đình yên ấm, kiếm tiền, xây nhà, lo học phí cho con, đối mặt với áp lực công việc, lo cho bố mẹ già yếu... v.v đó chính là kinh nghiệm thực tế, cho nên với tư cách người đi trước, mình đã góp ý cho cô gái bằng một số vần thơ ngẫu hứng, trong đó có một câu, mà theo ý một số người là 'tục'. Vì là ngẫu hứng nên chỉ nhớ được hai câu, rất có thể hai câu này chính là câu bị phản ứng, hình như nó thế này" Nếu một lần em được lên trên. Em sẽ thấy chẳng có gì sung sướng cả...."  Rất dễ nhận thấy là cái 'lên trên' đó đã từ một từ để chỉ một vị trí đã bị chuyển thành một động tác, và do mình không phải là HXH nên những cái đầu đen tối đã ghi lại như một bằng chứng của cái 'tục', cái tốt đẹp bị lãng quên một cách ngu xuẩn.
  Điều rút ra là, hãy tránh xa những thị phi của người đời, mà ta vẫn tưởng là bè bạn, rất dễ bị họ đâm dao sau lưng.

Vĩ thanh: Khúc họa của Bảy Tàng đời chót với bài Kẽm Trống của Bà chúa thơ Nôm:

Lạc lối loanh quanh. Lộn mấy vòng
Ngẩng đầu lên: chán, Kẽm Trống không?
Xe trâu đứng chéo khua lắc cắc
Lộn lèo thuyền đá vỗ long bong
Đẽo đá trên non phu vài mống
Quan tham dăm chó đứng giữa đèo
Vây dương cụ cá thi nhau quẫy
Nặng cái ghe thâm chở đá đầy
Kẽm Trống ngày xưa là thắng cảnh
Vì đâu nên nỗi nát thế này?
Quân tử có ai đau xót đến
Quần thoa mấy kẻ nhớ thương hoài
Tiếc nuối thì chôn vào dĩ vãng
Bá ngọ quân tham, lũ cáo cầy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment