Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010
Chúc Tết cụ Văn
Kính chúc Võ đại tướng sống lâu muôn tuổi.
Click chuột vào đường dẫn trên để xem thiếp cụ Văn chúc Tết hôm mồng một Tết âm lịch
Click chuột vào đường dẫn trên để xem thiếp cụ Văn chúc Tết hôm mồng một Tết âm lịch
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010
Chuyện uống rượu
***
Wine is more than a drink.It's a culture.
Người nước ngoài nói về rượu như vậy, còn ở ta thì sao?
Uống rượu là việc phổ biến trong dân gian, nhất là với bạn Trỗi thì nâng lên đặt xuống vài ly khi gặp nhau là chuyện thường. Xuân về Tết đến, anh em lâu ngày gặp nhau, nhỡ có việc "tửu nhập, ngôn xuất" mà có tý ảnh hưởng đến phong độ chắc cũng không ai nỡ chê trách. Qua mấy ngày Tết, tôi có làm hơn bình thường chút đỉnh, nào bạn bè, nào anh em, nào khách khứa đủ kiểu, không có chén rượu thì nhạt, thành ra lúc nào cũng trong trạng thái ngất ngư, nằm vắt tay lên trán nghĩ việc ẩm tửu của các cụ ngày xưa thấy tiền nhân thật là tinh tế, trong việc uống rượu, các cụ phân định thật rạch ròi, có câu thơ thế này:
Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Mỗi nhật y như thử
Lương y bất đáo gia.
(Nửa đêm ba chén rượu, sáng sớm một tuần trà, mỗi ngày mỗi được thế, lương y không phải đến nhà)
Thế mà sau này có nhiều dị bản như:
Bình minh nhất trản trà
Bán dạ tam bôi tửu
thất nhật dâm nhất độ
lương y bất đáo gia.
Tức là thêm vào cái khoản bảy ngày một lần làm cái việc con người cần làm, nhưng riêng khoản trà tửu thì vẫn phải để nguyên, mới thấy Rượu cũng quan trọng thật.
Uống rượu cũng có nhiều kiểu, buồn cái sự đời, một mình ngồi với ly rượu mà gật gù thì gọi là độc ẩm, có bạn ngồi cùng ba hoa chích choè thì gọi là đối ẩm. Việc này các cụ nói cũng hay:
Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu.
Ngôn bất đồng tâm bán cú đa.
(uống rượu với bạn tri kỉ thì ngàn chén còn ít, nói chuyện với người không hiểu mình thì nửa câu cũng là nhiều)
Hay quá, bạn hiền gặp nhau,sau bao ngày xa cách, tay bắt mặt mừng, trải chiếu đối ẩm, kể chuyện thuở hàn vi, chỉ trời vạch đất mà cười ha hả thì đúng là ngàn chén còn ít, mà gặp kẻ đối thoại không hợp cạ, không tỏ được nỗi lòng vì biết bụng dạ người ta ra sao, còn giữ kẽ mà không dám nói, lúc đó nửa câu đúng là quá nhiều chứ sao.
Ngẫm nghĩ cái sự uống cũng lắm chuyện. Người xưa coi việc uống rượu say lăn quay ra ngủ là Phật tửu, bởi vì lành quá, các bà khoái nhất những ông này nhưng thật ra cũng không phải là hay, say mèm ngủ dúi ngủ dụi, cái khoá quần còn chưa chắc đã biết kéo lên, thỉnh thoảng cho ché ăn chò nữa thì cũng chán.
Uống rươụ, vào buồng được với vợ đươc gọi là nhân tửu. Một cách gọi rất đời, rất con người. Sinh hoạt vợ chồng là chuyện không thể thiếu. Chỗ đáng lưu ý trong lời khuyên của cha ông là uống rượu mà giữ được tỉnh táo để biết vào buồng chứ không phải muốn cà khịa với vợ bất kì nơi nào dù đó là nhà của mình. Người xưa tế nhị thật.
Uống rượu vào, nói năng ba hoa, khoác lác, một tấc lên trời, la lối chửi đổng, khua tay múa chân, phanh trần ngực áo, ai khuyên bảo thì gây gổ. Loại này gọi là cuồng tửu.
Uống rượu mà đánh vợ, chửi con, ai can ngăn thì đánh chửi cả người đó, có khi gây cả án mạng. Uống rượu loại này đưa con người về hàng thú tính, mất hết tính người. Xét về góc độ văn hoá, hai loại uống rượu này là phản văn hoá, gọi là cuồng tửu, cẩu tửu là phải lắm.
Vậy thế nào là tiên tửu. Tiên tửu là khi say khi tỉnh đều biết mình biết người, vào ra hợp lý, không dùng rượu mà gửi lời khích bác, không dùng rượu mà đầu độc, làm điều ác, không dùng rượu mà chửi đời, chửi người. Loại này, biết dùng rượu để hoá giải oán thù, giả say mà hàn gắn tình thân, tăng cường đoàn kết, làm cho xung quanh ai nấy đều quý mến. Chén rượu khi đó trở thành chén tâm giao.
Thánh tửu thì uống rượu vào làm thơ, viết văn...thật tao nhã:
"Bầu dốc giang sơn say chấp rượu
túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ "
"Vườn hồng năm trước nâng li rượu
Nhắm với hoa thơm hưởng thú nhàn"
Hoa cúc mùa thu (Huyện Thanh Quan)
"Khi sống đầy vơi xin hãy cạn
một mai ai tưới rượu xuống mồ"
Uống rượu với bạn (Nguyễn Du)
Uống rượu mà nghĩ đến việc lớn, đến vận nước là hiền tửu, cách gọi gợi đến người có chí lớn :
"Đợi sóng dậy xem vừng nhật mọc
Suốt đêm nằm lắng ngọn triều lên
Đầy vơi hiền thánh ba chum rượu
Mờ tỏ thần tiên một ngọn đèn "
Tuyệt cú ( Phan bội Châu)
Vậy đấy, các loại ẩm tửu đâu có phải tầm thường, nó có tên có tuổi đàng hoàng và mỗi người, tuỳ theo nhân cách của mình mà có một loại ẩm tửu khác nhau, uống vào là việc dễ, biết trân trọng cái sự uống xem ra không dễ chút nào, ngay cả cách người ta chạm cốc cũng đâu có phải giản đơn, mỗi nơi chế biến một loại "cạch" khác nhau nhưng chẳng qua là học đòi đấy thôi, mấy ai biết được việc chạm cốc cũng là một việc có ý nghĩa, người xưa cho rằng khi chạm cốc, rượu tràn sang ly của nhau, nếu ly kia có thuốc độc thì rủi ro chia đôi, một cách giải thích khác là chạm cốc cho có đủ cảm nhận của các giác quan, xúc giác tay cầm ly, khứu giác mũi ngửi được hơi rượu, vị giác đã nếm được, mắt đã được nhìn còn lại là "choang" cái cho đã cái lỗ nhĩ.Vậy mới sinh ra việc chạm cốc, phú quý sinh lễ nghĩa là vậy đấy chứ đâu!
Tết nhất, mượn rượu nói chuyện dăm ba câu rông dài với bạn bè, lải nhải tý mong được thông cảm. Mong rằng bạn Trỗi toàn phần thánh tửu, tiên tửu, thằng tôi tự cho mình là thằng Cùn tửu, làm hai chén phải ngó trước ngó sau, thích "thiên bôi tửu" với bạn bè cho thoả nguyện mà sợ tăng xông đành ôm hận mà cười hể hể vậy!!!
Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010
Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010
Cờ
***
Mời các bạn đọc một số kiến thức về cờ tướng mà tôi sưu tầm được, mong được góp vui trong mấy ngày nghỉ Tết.
“Cờ tướng là loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.
Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:
Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.
Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.
Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ
Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa là cờ voi vì có quân voi trên bàn cờ .
Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.
Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ vinh cuộc cờ người:
“Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thủy không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà. “
***
-Chiếu tướng!
-Chiếu hả? bỏ tay ra nào, ông đi rồi đấy nhé!
-À khoan, không chiếu nữa.
-Không biết, đưa quân xe đây cho tôi.
-Đã bảo không đi nước ấy nữa mà lại!
-Hạ tịch bất hồi, ông cãi gì nữa!
-Ừ a …thôi! ông cho tôi xin!
-Không được.
-Cho tôi xin mà. Tôi nhỡ mà.
-Không được là không được, ông chơi cái kiểu gì vậy!
-Cho tôi xin lần này nữa thôi, này, ông làm điếu thuốc
-Hối lộ hả? lần sau không hoãn đâu nhé.
Những lời thoại như vậy thường nghe thấy ở bất cứ một cuộc cờ nào, ở bất cứ một vỉa hè, góc phố, vườn hoa nào. Ngày xưa, thời mình còn tý ti ít gặp những ván cờ tụ tập vài ba người hơn bây giờ, ngày đó dường như người ít hơn, sắp đối mặt với một cuộc chiến nhưng quang cảnh thanh bình hơn, nghèo hơn nhưng con người mang giá trị nhân văn hơn, không có ngưòi thất nghiệp, không có người ăn xin, không có người rỗi rãi và cũng như rất ít hoặc không có người nhận lương hưu, có phải chăng vì vậy mà hiếm thấy một ván cờ vung vinh ngoài hè phố, góc vườn hoa như bây giờ.
Rất nhiều người ham chơi cờ vì thực ra nó là một môn thể thao bổ ích, bản thân môn cờ tướng chẳng có lỗi gì. Có tuổi rồi, lúc rỗi rãi rủ bạn tâm giao bày ra cuộc cờ, thêm chút mỹ tửu, lại lựa chỗ phong cảnh trời nước hữu tình, đất trời giao hoà, khí hậu trong mát, hiu hiu tý gió nồm Nam mát rượi mà đối ẩm. Nhẹ cái ngón tay phàm trần mà đẩy quân cờ, được mất không tính đến, rồi cùng cười khà khà thì đấy chính là kỳ tiên mà cũng là tiên tửu vậy.
Cũng chẳng phải trận cờ nào cũng đạt được cái trình phiêu diêu ấy. Khi con người còn mang nặng nợ trần ai, coi trọng sự thắng thua thì chưa đánh đã mất nhân tình rồi. Thật ra thì mấy ai có được cái phong thái thung dung, coi tranh đấu là vật ngoại thân mà bước vào cuộc chơi như nó là “cuộc chơi” vậy. Con người còn nhiều đam mê, ham hố, tự cao tự đại. Cái tôi cao ngất ngưởng, nóitheo kiểu dân dã là kém miếng khó chịu. Đem cái điều đáng buồn ấy mà áp dụng vào đời thường thì gây nên loạn. Áp dụng vào gia đình thì thành độc đoán. Áp dụng vào cờ quạt thì còn đâu là thú tiêu khiển nữa, chẳng qua là chơi lấy được đấy thôi!
Tết Âm lịch đến rồi, nhậu nhẹt chắc không tránh được. Rỗi rãi không có việc làm thì bày cờ mà chơi. Thấm được cái đạo của nó thì chơi cờ cũng là một điều khoái, tuy nhiên chơi cờ cũng nên biết đôi chút về lịch sử của nó.
Mời các bạn đọc một số kiến thức về cờ tướng mà tôi sưu tầm được, mong được góp vui trong mấy ngày nghỉ Tết.
“Cờ tướng là loại cờ có từ khoảng thế kỷ 7. Cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6 (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Chính Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Người Trung Quốc cũng đã thừa nhận điều này.
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618), là quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng, bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.
Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau:
Họ không dùng "ô", không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng "đường" để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.
Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra "hà", tức là sông. Khi "hà" xuất hiện trên bàn cờ, 18 điểm đặt quân nữa được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới 1 phần 3.
Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu trò chơi Saturanga được. Thế là "Cửu cung" đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.
Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sỹ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn. Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.
Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung Quốc.
Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ
Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng có lớp và thật hoàn hảo: đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà. Lại còn có cả sông, cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có 5 binh chủng, có quan ở nhà, quân ra trận v.v..., vừa có ý nghĩa, vừa mang sắc thái phương Đông rõ nét, vì vậy người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ (象棋) với ý nghĩa là cờ voi vì có quân voi trên bàn cờ .
Cũng có một số tài liệu lý giải rằng, vì Trung Hoa không có voi, khi tiếp nhận Saturanga thấy trong các quan có quân voi lạ nên người Trung Hoa bèn gọi là "tượng kỳ" để kỷ niệm một loại cờ lạ có con voi. Như thế có người suy ra "tượng kỳ" có nghĩa là cờ voi.
Ở Việt Nam thì từ xưa tới nay vẫn gọi là cờ tướng chứ không ai gọi là cờ tượng cả. Tướng cầm đầu thì phải gọi là cờ tướng. Đó cũng là nét hay của ngôn ngữ Việt, dễ gần gũi, dễ hiểu. Khi cờ vua du nhập vào Trung Quốc, họ gọi nó bằng cái tên rất dài là "Quốc tế tượng kỳ" (cờ voi thế giới) và cho đến nay họ vẫn gọi như vậy, trong khi người Việt chỉ gọi một tên ngắn gọn lại là cờ vua.
Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ vinh cuộc cờ người:
“Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thủy không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà. “
***
-Chiếu tướng!
-Chiếu hả? bỏ tay ra nào, ông đi rồi đấy nhé!
-À khoan, không chiếu nữa.
-Không biết, đưa quân xe đây cho tôi.
-Đã bảo không đi nước ấy nữa mà lại!
-Hạ tịch bất hồi, ông cãi gì nữa!
-Ừ a …thôi! ông cho tôi xin!
-Không được.
-Cho tôi xin mà. Tôi nhỡ mà.
-Không được là không được, ông chơi cái kiểu gì vậy!
-Cho tôi xin lần này nữa thôi, này, ông làm điếu thuốc
-Hối lộ hả? lần sau không hoãn đâu nhé.
Những lời thoại như vậy thường nghe thấy ở bất cứ một cuộc cờ nào, ở bất cứ một vỉa hè, góc phố, vườn hoa nào. Ngày xưa, thời mình còn tý ti ít gặp những ván cờ tụ tập vài ba người hơn bây giờ, ngày đó dường như người ít hơn, sắp đối mặt với một cuộc chiến nhưng quang cảnh thanh bình hơn, nghèo hơn nhưng con người mang giá trị nhân văn hơn, không có ngưòi thất nghiệp, không có người ăn xin, không có người rỗi rãi và cũng như rất ít hoặc không có người nhận lương hưu, có phải chăng vì vậy mà hiếm thấy một ván cờ vung vinh ngoài hè phố, góc vườn hoa như bây giờ.
Rất nhiều người ham chơi cờ vì thực ra nó là một môn thể thao bổ ích, bản thân môn cờ tướng chẳng có lỗi gì. Có tuổi rồi, lúc rỗi rãi rủ bạn tâm giao bày ra cuộc cờ, thêm chút mỹ tửu, lại lựa chỗ phong cảnh trời nước hữu tình, đất trời giao hoà, khí hậu trong mát, hiu hiu tý gió nồm Nam mát rượi mà đối ẩm. Nhẹ cái ngón tay phàm trần mà đẩy quân cờ, được mất không tính đến, rồi cùng cười khà khà thì đấy chính là kỳ tiên mà cũng là tiên tửu vậy.
Cũng chẳng phải trận cờ nào cũng đạt được cái trình phiêu diêu ấy. Khi con người còn mang nặng nợ trần ai, coi trọng sự thắng thua thì chưa đánh đã mất nhân tình rồi. Thật ra thì mấy ai có được cái phong thái thung dung, coi tranh đấu là vật ngoại thân mà bước vào cuộc chơi như nó là “cuộc chơi” vậy. Con người còn nhiều đam mê, ham hố, tự cao tự đại. Cái tôi cao ngất ngưởng, nóitheo kiểu dân dã là kém miếng khó chịu. Đem cái điều đáng buồn ấy mà áp dụng vào đời thường thì gây nên loạn. Áp dụng vào gia đình thì thành độc đoán. Áp dụng vào cờ quạt thì còn đâu là thú tiêu khiển nữa, chẳng qua là chơi lấy được đấy thôi!
Tết Âm lịch đến rồi, nhậu nhẹt chắc không tránh được. Rỗi rãi không có việc làm thì bày cờ mà chơi. Thấm được cái đạo của nó thì chơi cờ cũng là một điều khoái, tuy nhiên chơi cờ cũng nên biết đôi chút về lịch sử của nó.
Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010
Kinh Đồng đội
( Tưởng nhớ những liệt sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến)
*Lòng dạt dào niềm nhớ thương trào dâng.
Tôi bâng khuâng đi giữa đất trời quê mẹ.
Ơi phố nhỏ, ngõ nhỏ của tôi ơi!
Có nhớ ngày ra đi, trống dong cờ mở.
Hậu phương tiễn đưa những đoàn quân
Hăng hái vượt Trường sơn!
Đồng đội ơi! Anh em của tôi ơi!
Những chàng trai tươi mát của Việt nam
đầu đội mũ xanh tai bèo, thắt lưng đỏ,
ba lô cóc, chân dép râu
A ka trên vai, quân phục màu xanh Tô châu
còn mới toanh chưa kịp phai màu !
Các anh nằm đâu? Xương thịt có còn đâu
Linh hồn đã phiêu diêu?Hay còn vấn vương đâu đây
giữa âm u rừng thắm mây chiều.
Quay về đi! Hãy trở lại đi!
Vẫn như xưa đó từng làng quê ngõ phố.
Đón các anh trên những ban thờ nhỏ,
Chỉ có vài nén hương và những làn khói vương
Nhưng lòng nhớ thương chưa phai nhạt bao giờ!
Lời nguyện cầu hôm nay xin hát cho bạn bè tôi!
Xin hát cho đồng đội tôi!
Tôi hát lên cho những linh hồn đồng đội đã ra đi
Chưa một lần trở lại.
Tôi cũng hát cho những chiến binh ngày nào
đã trở về, đang nhọc nhằn bươn chải mọi miền quê!
Cầu mong cho bình an Cầu mong cho thời gian
trôi qua mau nỗi đau lòng cha ta.
Huyết lệ thôi rơi trong tim đau bao bà mẹ già ta.
Cầu mong cho đau thương lùi xa
Cầu mong cho ấm êm mọi nhà.
Cầu mong cho nước non mình
Đẹp mãi muôn ngàn hoa.
*Lòng dạt dào niềm nhớ thương trào dâng.
Tôi bâng khuâng đi giữa đất trời quê mẹ.
Ơi phố nhỏ, ngõ nhỏ của tôi ơi!
Có nhớ ngày ra đi, trống dong cờ mở.
Hậu phương tiễn đưa những đoàn quân
Hăng hái vượt Trường sơn!
Đồng đội ơi! Anh em của tôi ơi!
Những chàng trai tươi mát của Việt nam
đầu đội mũ xanh tai bèo, thắt lưng đỏ,
ba lô cóc, chân dép râu
A ka trên vai, quân phục màu xanh Tô châu
còn mới toanh chưa kịp phai màu !
Các anh nằm đâu? Xương thịt có còn đâu
Linh hồn đã phiêu diêu?Hay còn vấn vương đâu đây
giữa âm u rừng thắm mây chiều.
Quay về đi! Hãy trở lại đi!
Vẫn như xưa đó từng làng quê ngõ phố.
Đón các anh trên những ban thờ nhỏ,
Chỉ có vài nén hương và những làn khói vương
Nhưng lòng nhớ thương chưa phai nhạt bao giờ!
Lời nguyện cầu hôm nay xin hát cho bạn bè tôi!
Xin hát cho đồng đội tôi!
Tôi hát lên cho những linh hồn đồng đội đã ra đi
Chưa một lần trở lại.
Tôi cũng hát cho những chiến binh ngày nào
đã trở về, đang nhọc nhằn bươn chải mọi miền quê!
Cầu mong cho bình an Cầu mong cho thời gian
trôi qua mau nỗi đau lòng cha ta.
Huyết lệ thôi rơi trong tim đau bao bà mẹ già ta.
Cầu mong cho đau thương lùi xa
Cầu mong cho ấm êm mọi nhà.
Cầu mong cho nước non mình
Đẹp mãi muôn ngàn hoa.
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2010
Yếm Đào
Yếm đơn giản chỉ là một mảnh vải quây quanh ngực phụ nữ thời xưa,cốt để hai cái bầu thiêng liêng khỏi làm phiền các quý bà, ngày nay chẳng còn ai dùng, tuy nhiên nhìn lại cũng hiểu vì sao các cụ ngày xưa quay quắt vì hai cái dải yếm đến như vậy.Yếm cũng có nhiều màu nhưng tại sao lại quen gọi là "yếm đào" nhỉ?
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010
Bàn về Tâm linh
(Ghi chép và bàn luận)
*
* *
Loài người từ bao đời nay đều luôn đặt ra câu hỏi: có hay không có sự sống sau cái chết? Từ thời thượng cổ, đã có nhiều nhà triết học quan tâm đến đề tài này và đặt ra nhiều giả thiết khác nhau để tìm cách lý giải về các hiện tượng mà ngày nay ta gọi là sự đầu thai hay còn gọi là sự luân hồi. Khoa học cũng đã tốn rất nhiều giấy mực để xem xét vấn đề linh hồn. Hay nói chung là vấn đề tâm linh, ngày nay khi khoa học đã phát triển vượt bậc. Người ta đã phải đặt ra việc xem xét lại những quan niệm cũ mà xem ra đã không còn phù hợp nữa. Trong đó có cả vấn đề về tâm linh.
Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này. Các tín ngưỡng, tôn giáo, các phép thuật, bói toán, tử vi, phong thuỷ, ngoại cảm, vv... đều thuộc loại thứ hai này. Cần thấy rõ rằng các vấn đề tâm linh hoàn toàn không phải là những vấn đề sai, những ngộ nhận của con người. Chẳng qua đó chỉ là những vấn đề không có cách nào (hay là chưa có cách nào) chứng minh là đúng hay sai mà thôi.
Về giả thuyết cho rằng, sau khi con người đã chết, "linh hồn" sẽ rời bỏ "thể xác" và tiếp tục tồn tại ở một thế giới khác. Giả thuyết đó đã có nhiều người tìm cách chứng minh. Thực ra, từ xưa, con người đã ghi chép rất tỉ mỉ các quan niệm về "hồn" và "xác"...
Nhà triết học Planton, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại, sống tại Aten từ năm 428 đến năm 343 trước Công nguyên cho rằng, thân thể vật lý của con người chỉ là cái vỏ bọc tạm thời của linh hồn. Tác phẩm của ông chứa đầy những điều mô tả cái chết. Platon định nghĩa cái chết như là sự phân lập phần nội tâm của vật sống (tức là linh hồn) khỏi phần vật lý của nó (tức là thể xác). Ông cũng cho rằng, thời gian chỉ là một yếu tố của thế giới vật lý, còn các hiện tượng khác là vĩnh cửu.
Trên nhiều trang sách, Platon bàn luận các vấn đề sau đây: linh hồn sau khi tách khỏi thể xác có thể gặp gỡ và trò chuyện với các linh hồn khác như thế nào, linh hồn chuyển từ cuộc sống vật lý sang giai đoạn tồn tại tiếp theo ra sao, cách "bảo trợ" của các linh hồn cũ đối với linh hồn mới. Platon còn cho rằng, thể xác là nhà tù của linh hồn và cái chết chính là cuộc giải phóng linh hồn khỏi nhà tù đó. Ông nhận xét: linh hồn sau khi tách khỏi thể xác có thể suy nghĩ và phân biệt các sự vật rõ ràng hơn trước đó, có một "toà án" sẽ xét xử linh hồn sau khi chết, chỉ rõ và bắt linh hồn xem lại các sự việc tốt cũng như xấu mà nó đã làm trong cả cuộc đời. Platon đã đưa ra một số huyền thoại mà qua đó, ông muốn mô tả cuộc sống của thế giới bên kia.
Các quan niệm về "hồn" và "xác" cũng được thể hiện rõ trong cuốn Sách Tây Tạng dành cho người chết (gọi tắt là Sách Tây Tạng). Đó là một tài liệu nổi tiếng, được tạo thành nhờ công sức nghiên cứu của nhiều nhà hiền triết trong nhiều thế kỷ, được in vào thế kỷ VIII.
Các nhà thông thái Tây Tạng xem xét sự hấp hối trước khi chết như là một nghệ thuật. Nếu con người được chuẩn bị để chết dễ chịu thì sự hấp hối sẽ nhận được trạng thái thoã mãn. Vì vậy, người ta đã đọc Sách Tây Tạng cho những người hấp hối ở các giây phút cuối cùng của cuộc đời. Những người làm nên Sách Tây Tạng mong muốn đạt được hai mục đích sau đây:
- Giúp đỡ những người sắp chết vượt qua một cách nhẹ nhàng hiện tượng không bình thường vào thời điểm hấp hối.
- Giúp đỡ những người thân suy nghĩ đúng về cái chết và không cản trở người sắp bước sang thế giới khác.
Trong Sách Tây Tạng có nhiều điều mô tả các thời kỳ mà linh hồn trải qua sau khi chết, đầu tiên là khoảnh khắc khi linh hồn vừa rời khỏi xác. Nó rời vào trạng thái lãng quên và ở trong sự trống rỗng phi vật lý, cho dù ý thức vẫn còn. Linh hồn người hấp hối có thể nghe thấy các âm thanh náo động và kinh hãi, cảm thấy mình bị bao bọc bởi một bầu không khí xám xịt và vẩn đục. Nó kinh ngạc vì đang ở ngoài thân thể vật lý của mình và nhìn thấy những người thân, bạn bè đang nức nở, chuẩn bị chôn cất thể xác mình. Nhưng khi linh hồn thử đáp lại thì chẳng ai nghe và nhìn thấy nó cả. Linh hồn rất lo lắng khi ý thức được là thể xác mình đã chết. Khi đó, nó tự hỏi là cần đi đâu và làm gì. Nó nhận thấy rằng, mình có một thân thể hình thành từ các thực thể phi vật chất. Nó có thể bay lên cao, đi xuyên tường mà không gặp bất kỳ lực cản nhỏ bé nào. Chuyển động của linh hồn hoàn toàn tự do. Nó muốn tới đâu thì lập tức sẽ ở đó. Nó có thể gặp các sinh vật khác ở cùng trạng thái. Sách Tây Tạng đã mô tả một thế giới trong sạch, sáng sủa, nơi chỉ có tình yêu thương và sự đồng cảm. :-(
Ngoài ra, trong Sách Tây Tạng cũng nói đến một cái gì đó tự hồ cái gương, có thể phản chiếu cuộc đời con người đã qua. Một toà án sẽ xét xử người chết, căn cứ vào các hành động mà người đó đã thực hiện. Gần đây hơn, có thể nói đến EmanuelSvedenborg (1688-1772), sinh ở Stockholm (Thụy Điển), nổi tiếng vì nhiều công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên. Hiện nay, các tác phẩm của ông về giải phẫu, sinh lý và tâm lý con người vẫn được giới khoa học chú ý. Trong thời gian cuối đời, Svedenborg trải qua cơn khủng hoảng tinh thần và bắt đầu kể về sự tiếp xúc của ông với các hiện tượng linh hồn.
Các tác phẩm cuối cùng của Svedenborg đã mô tả sinh động "cuộc sống" sau khi chết. Những điều ông viết trùng hợp kỳ lạ với những gì mà người trải qua cái chết lâm sàng kể lại. Ông cho rằng, con người không chết mà được giải phóng khỏi thân thể vật lý, cái vỏ bọc cần thiết khi ở thế giới trần gian. Cái chết chỉ là sự chuyển tiếp từ trạng thái này qua trạng thái khác. Svedenborg khẳng định, chính ông đã trải qua các thời kỳ đầu của cái chết và bản thân đã ở ngoài thể xác.
Svedenborg viết: "Các linh hồn trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ vạn năng. Mỗi người sau khi chết lập tức có được khả năng trao đổi đó. Lời của linh hồn trao đổi với con người có âm thanh cũng rõ ràng như lời bình thường, nhưng chỉ người được trao đổi nghe thấy, còn những người khác thì không, cho dù họ ở cùng một nơi".(Cái này giống với Bích Hằng).
Theo Svedenborg, người hấp hối có thể gặp linh hồn của những người khác mà người đó thân quen trong cả cuộc đời, các linh hồn có mặt để giúp đỡ người sắp chuyển sang thế giới bên kia. Ông cũng nói đến "một sinh vật ánh sáng", có khả năng soi rõ toàn bộ con người. Ông gọi đó là ánh sáng chân lý, ánh sáng của sự hiểu biết trọn vẹn.
Nhiều sách, báo nước ngoài xuất hiện gần đây đã đề cập đến quan niệm về "hồn" và "xác" có phần cụ thể hơn. Các tác giả cũng cho rằng, con người vật lý (thể xác) là một cái vỏ bọc mà trong đó con người thực sự (linh hồn) hành động. Linh hồn bao gồm bảy lớp, với những chức năng xác định. Sau khi con người đã chết, linh hồn rời bỏ thể xác, tiếp tục sống trong một thế giới khác không nhìn thấy, tồn tại song song với thế giới chúng ta, ở đó có cuộc sống tư duy và các định luật riêng. Linh hồn cũng có trí nhớ và trí lực, có các cảm giác nhưng với chất lượng cao hơn. Khi sang thế giới khác, linh hồn vẫn có "duyên nợ" với những gì "gặt hái" được trong cuộc sống mà mình đã trải qua... Quan niệm về "hồn" và "xác" tuy đã xuất hiện từ thời cổ xưa, nhưng hiện nay vẫn được bàn luận sôi nổi. Có rất nhiều hiện tượng về sự sống và cái chết làm cho nhiều người tin vào khả năng tồn tại linh hồn và các thế giới khác không nhìn thấy. Tuy vậy, việc chứng mình sự tồn tại ấy có thể vượt quá khả năng của con người hiện tại. Chưa thể chứng minh, cũng chưa thể bác bỏ giả thuyết về "hồn" và "xác", nếu chỉ dựa vào các hiện tượng được nghe kể lại hoặc từ các công trình nghiên cứu lý thuyết. Một số nhà ngoại cảm nước ngoài đã đưa ra dự đoán rằng, trong tương lai không xa, bản thân con người sẽ trải qua một bước ngoặc tiến hoá kỳ diệu về chất, cho phép dễ dàng nhận thức được các hiện tượng xung quanh chúng ta mà hiện nay vẫn được coi là hoàn toàn bí ẩn. Vấn đề đã bắt dầu le lói khi cơ học lượng tử phát hiện ra phản vật chất, đồng nghĩa với việc thừa nhận về mặt khoa học sự tồn tại của thế giới phi vật chất. Thực ra, thế giới ấy đã được người Ấn Độ nói đến từ thời cổ đại.
Vấn đề có phải chết là hết hay không là một vấn đề lớn của nhân loại, thế nên mới có sự tranh luận chưa bao giờ dứt, người tin có linh hồn thì khẳng định, cái chết chỉ là chấm dứt sự tồn tại của bản chất vật lý của thân xác thôi, linh hồn sẽ tồn tại vĩnh viễn, và từ quan niệm đó , họ cho rằng cái chết chẳng có gì đáng sợ, rồi ra họ sẽ quay lại thế giới trong một hình hài khác, lại tiếp tục ăn, ngủ, làm tình, bài tiết vv...Nhưng họ cũng nói thêm rằng, muốn mau chóng đạt được điều đó thì phải tu nhân tích đức, nếu không thì còn lâu (các quan niệm về đầu thai, luân hồi vv...)
Người không tin có linh hồn, không có sự đầu thai thì cho rằng chết là hết, chẳng còn gì nữa mà mong, họ thừa nhận vịêc họ sinh ra trên đời này là vô nghĩa, có phải vì suy nghĩ này mà tội phạm tràn lan, có sợ gì đâu? làm điều ác hay điều tốt thì chết đi cũng như nhau mà thôi, khi hấp hối, họ luyến tiếc cuộc sống nên đến với cái chết một cách đau khổ.
Tóm lại, có hay không có linh hồn, có hay không có sự "sống" sau cái chết là tuỳ ở quan niệm của mỗi cá nhân. Chúng ta không nên áp đặt nó cho bản thân mình hoặc người khác một cách cực đoan, hãy phân tích và chọn lấy một quan niệm của riêng mình.
*
* *
Loài người từ bao đời nay đều luôn đặt ra câu hỏi: có hay không có sự sống sau cái chết? Từ thời thượng cổ, đã có nhiều nhà triết học quan tâm đến đề tài này và đặt ra nhiều giả thiết khác nhau để tìm cách lý giải về các hiện tượng mà ngày nay ta gọi là sự đầu thai hay còn gọi là sự luân hồi. Khoa học cũng đã tốn rất nhiều giấy mực để xem xét vấn đề linh hồn. Hay nói chung là vấn đề tâm linh, ngày nay khi khoa học đã phát triển vượt bậc. Người ta đã phải đặt ra việc xem xét lại những quan niệm cũ mà xem ra đã không còn phù hợp nữa. Trong đó có cả vấn đề về tâm linh.
Những nhận thức của con người về thế giới xung quanh (vũ trụ, xã hội, v..v..) có thể phân thành hai loại: một loại có thể kiểm nghiệm, chứng minh bằng thực nghiệm, bằng lý trí, bằng lô gích, đó là loại gọi là thuộc lĩnh vực khoa học. Loại thứ hai chỉ có thể nhận thức được bằng trực giác của từng người chứ không thể chứng minh hai năm rõ mười được bằng thực nghiệm hoặc bằng lý trí các vấn đề tâm linh thuộc lĩnh vực này. Các tín ngưỡng, tôn giáo, các phép thuật, bói toán, tử vi, phong thuỷ, ngoại cảm, vv... đều thuộc loại thứ hai này. Cần thấy rõ rằng các vấn đề tâm linh hoàn toàn không phải là những vấn đề sai, những ngộ nhận của con người. Chẳng qua đó chỉ là những vấn đề không có cách nào (hay là chưa có cách nào) chứng minh là đúng hay sai mà thôi.
Về giả thuyết cho rằng, sau khi con người đã chết, "linh hồn" sẽ rời bỏ "thể xác" và tiếp tục tồn tại ở một thế giới khác. Giả thuyết đó đã có nhiều người tìm cách chứng minh. Thực ra, từ xưa, con người đã ghi chép rất tỉ mỉ các quan niệm về "hồn" và "xác"...
Nhà triết học Planton, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại, sống tại Aten từ năm 428 đến năm 343 trước Công nguyên cho rằng, thân thể vật lý của con người chỉ là cái vỏ bọc tạm thời của linh hồn. Tác phẩm của ông chứa đầy những điều mô tả cái chết. Platon định nghĩa cái chết như là sự phân lập phần nội tâm của vật sống (tức là linh hồn) khỏi phần vật lý của nó (tức là thể xác). Ông cũng cho rằng, thời gian chỉ là một yếu tố của thế giới vật lý, còn các hiện tượng khác là vĩnh cửu.
Trên nhiều trang sách, Platon bàn luận các vấn đề sau đây: linh hồn sau khi tách khỏi thể xác có thể gặp gỡ và trò chuyện với các linh hồn khác như thế nào, linh hồn chuyển từ cuộc sống vật lý sang giai đoạn tồn tại tiếp theo ra sao, cách "bảo trợ" của các linh hồn cũ đối với linh hồn mới. Platon còn cho rằng, thể xác là nhà tù của linh hồn và cái chết chính là cuộc giải phóng linh hồn khỏi nhà tù đó. Ông nhận xét: linh hồn sau khi tách khỏi thể xác có thể suy nghĩ và phân biệt các sự vật rõ ràng hơn trước đó, có một "toà án" sẽ xét xử linh hồn sau khi chết, chỉ rõ và bắt linh hồn xem lại các sự việc tốt cũng như xấu mà nó đã làm trong cả cuộc đời. Platon đã đưa ra một số huyền thoại mà qua đó, ông muốn mô tả cuộc sống của thế giới bên kia.
Các quan niệm về "hồn" và "xác" cũng được thể hiện rõ trong cuốn Sách Tây Tạng dành cho người chết (gọi tắt là Sách Tây Tạng). Đó là một tài liệu nổi tiếng, được tạo thành nhờ công sức nghiên cứu của nhiều nhà hiền triết trong nhiều thế kỷ, được in vào thế kỷ VIII.
Các nhà thông thái Tây Tạng xem xét sự hấp hối trước khi chết như là một nghệ thuật. Nếu con người được chuẩn bị để chết dễ chịu thì sự hấp hối sẽ nhận được trạng thái thoã mãn. Vì vậy, người ta đã đọc Sách Tây Tạng cho những người hấp hối ở các giây phút cuối cùng của cuộc đời. Những người làm nên Sách Tây Tạng mong muốn đạt được hai mục đích sau đây:
- Giúp đỡ những người sắp chết vượt qua một cách nhẹ nhàng hiện tượng không bình thường vào thời điểm hấp hối.
- Giúp đỡ những người thân suy nghĩ đúng về cái chết và không cản trở người sắp bước sang thế giới khác.
Trong Sách Tây Tạng có nhiều điều mô tả các thời kỳ mà linh hồn trải qua sau khi chết, đầu tiên là khoảnh khắc khi linh hồn vừa rời khỏi xác. Nó rời vào trạng thái lãng quên và ở trong sự trống rỗng phi vật lý, cho dù ý thức vẫn còn. Linh hồn người hấp hối có thể nghe thấy các âm thanh náo động và kinh hãi, cảm thấy mình bị bao bọc bởi một bầu không khí xám xịt và vẩn đục. Nó kinh ngạc vì đang ở ngoài thân thể vật lý của mình và nhìn thấy những người thân, bạn bè đang nức nở, chuẩn bị chôn cất thể xác mình. Nhưng khi linh hồn thử đáp lại thì chẳng ai nghe và nhìn thấy nó cả. Linh hồn rất lo lắng khi ý thức được là thể xác mình đã chết. Khi đó, nó tự hỏi là cần đi đâu và làm gì. Nó nhận thấy rằng, mình có một thân thể hình thành từ các thực thể phi vật chất. Nó có thể bay lên cao, đi xuyên tường mà không gặp bất kỳ lực cản nhỏ bé nào. Chuyển động của linh hồn hoàn toàn tự do. Nó muốn tới đâu thì lập tức sẽ ở đó. Nó có thể gặp các sinh vật khác ở cùng trạng thái. Sách Tây Tạng đã mô tả một thế giới trong sạch, sáng sủa, nơi chỉ có tình yêu thương và sự đồng cảm. :-(
Ngoài ra, trong Sách Tây Tạng cũng nói đến một cái gì đó tự hồ cái gương, có thể phản chiếu cuộc đời con người đã qua. Một toà án sẽ xét xử người chết, căn cứ vào các hành động mà người đó đã thực hiện. Gần đây hơn, có thể nói đến EmanuelSvedenborg (1688-1772), sinh ở Stockholm (Thụy Điển), nổi tiếng vì nhiều công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên. Hiện nay, các tác phẩm của ông về giải phẫu, sinh lý và tâm lý con người vẫn được giới khoa học chú ý. Trong thời gian cuối đời, Svedenborg trải qua cơn khủng hoảng tinh thần và bắt đầu kể về sự tiếp xúc của ông với các hiện tượng linh hồn.
Các tác phẩm cuối cùng của Svedenborg đã mô tả sinh động "cuộc sống" sau khi chết. Những điều ông viết trùng hợp kỳ lạ với những gì mà người trải qua cái chết lâm sàng kể lại. Ông cho rằng, con người không chết mà được giải phóng khỏi thân thể vật lý, cái vỏ bọc cần thiết khi ở thế giới trần gian. Cái chết chỉ là sự chuyển tiếp từ trạng thái này qua trạng thái khác. Svedenborg khẳng định, chính ông đã trải qua các thời kỳ đầu của cái chết và bản thân đã ở ngoài thể xác.
Svedenborg viết: "Các linh hồn trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ vạn năng. Mỗi người sau khi chết lập tức có được khả năng trao đổi đó. Lời của linh hồn trao đổi với con người có âm thanh cũng rõ ràng như lời bình thường, nhưng chỉ người được trao đổi nghe thấy, còn những người khác thì không, cho dù họ ở cùng một nơi".(Cái này giống với Bích Hằng).
Theo Svedenborg, người hấp hối có thể gặp linh hồn của những người khác mà người đó thân quen trong cả cuộc đời, các linh hồn có mặt để giúp đỡ người sắp chuyển sang thế giới bên kia. Ông cũng nói đến "một sinh vật ánh sáng", có khả năng soi rõ toàn bộ con người. Ông gọi đó là ánh sáng chân lý, ánh sáng của sự hiểu biết trọn vẹn.
Nhiều sách, báo nước ngoài xuất hiện gần đây đã đề cập đến quan niệm về "hồn" và "xác" có phần cụ thể hơn. Các tác giả cũng cho rằng, con người vật lý (thể xác) là một cái vỏ bọc mà trong đó con người thực sự (linh hồn) hành động. Linh hồn bao gồm bảy lớp, với những chức năng xác định. Sau khi con người đã chết, linh hồn rời bỏ thể xác, tiếp tục sống trong một thế giới khác không nhìn thấy, tồn tại song song với thế giới chúng ta, ở đó có cuộc sống tư duy và các định luật riêng. Linh hồn cũng có trí nhớ và trí lực, có các cảm giác nhưng với chất lượng cao hơn. Khi sang thế giới khác, linh hồn vẫn có "duyên nợ" với những gì "gặt hái" được trong cuộc sống mà mình đã trải qua... Quan niệm về "hồn" và "xác" tuy đã xuất hiện từ thời cổ xưa, nhưng hiện nay vẫn được bàn luận sôi nổi. Có rất nhiều hiện tượng về sự sống và cái chết làm cho nhiều người tin vào khả năng tồn tại linh hồn và các thế giới khác không nhìn thấy. Tuy vậy, việc chứng mình sự tồn tại ấy có thể vượt quá khả năng của con người hiện tại. Chưa thể chứng minh, cũng chưa thể bác bỏ giả thuyết về "hồn" và "xác", nếu chỉ dựa vào các hiện tượng được nghe kể lại hoặc từ các công trình nghiên cứu lý thuyết. Một số nhà ngoại cảm nước ngoài đã đưa ra dự đoán rằng, trong tương lai không xa, bản thân con người sẽ trải qua một bước ngoặc tiến hoá kỳ diệu về chất, cho phép dễ dàng nhận thức được các hiện tượng xung quanh chúng ta mà hiện nay vẫn được coi là hoàn toàn bí ẩn. Vấn đề đã bắt dầu le lói khi cơ học lượng tử phát hiện ra phản vật chất, đồng nghĩa với việc thừa nhận về mặt khoa học sự tồn tại của thế giới phi vật chất. Thực ra, thế giới ấy đã được người Ấn Độ nói đến từ thời cổ đại.
Vấn đề có phải chết là hết hay không là một vấn đề lớn của nhân loại, thế nên mới có sự tranh luận chưa bao giờ dứt, người tin có linh hồn thì khẳng định, cái chết chỉ là chấm dứt sự tồn tại của bản chất vật lý của thân xác thôi, linh hồn sẽ tồn tại vĩnh viễn, và từ quan niệm đó , họ cho rằng cái chết chẳng có gì đáng sợ, rồi ra họ sẽ quay lại thế giới trong một hình hài khác, lại tiếp tục ăn, ngủ, làm tình, bài tiết vv...Nhưng họ cũng nói thêm rằng, muốn mau chóng đạt được điều đó thì phải tu nhân tích đức, nếu không thì còn lâu (các quan niệm về đầu thai, luân hồi vv...)
Người không tin có linh hồn, không có sự đầu thai thì cho rằng chết là hết, chẳng còn gì nữa mà mong, họ thừa nhận vịêc họ sinh ra trên đời này là vô nghĩa, có phải vì suy nghĩ này mà tội phạm tràn lan, có sợ gì đâu? làm điều ác hay điều tốt thì chết đi cũng như nhau mà thôi, khi hấp hối, họ luyến tiếc cuộc sống nên đến với cái chết một cách đau khổ.
Tóm lại, có hay không có linh hồn, có hay không có sự "sống" sau cái chết là tuỳ ở quan niệm của mỗi cá nhân. Chúng ta không nên áp đặt nó cho bản thân mình hoặc người khác một cách cực đoan, hãy phân tích và chọn lấy một quan niệm của riêng mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)