Trang

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Cười ! hở mười cái răng

Chuyện vui: Con chó cắn cụ Chánh

Cậu Cẩn con của cụ Chánh, cháu của cô Cúc, cháu của chú Chiến. Cậu Cẩn có con chó cỡ con chồn, cẳng con chó cao cỡ cẳng con cò, cổ cũn cỡn cỡ cổ con cóc...

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Chuyện cổ TQ: Đường Thái Tông - Lý Thế Dân lên ngôi thế nào

*
Tạo hình Lý Thế Dân trong phim
Chuyện ông vua giết hại hai anh trai, chiếm ngôi, dan díu với em dâu 
 Người đàn ông cả gan đó đồng thời cũng là người đã có nhiều công lao lớn trong lịch sử Trung Quốc, thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường – hoàng đế Đường Thái Tông. Mưu sát anh em để chiếm ngôi, đoạt vợ Đường Thái Tông tên thật là Lý Thế Dân, vị vua thứ hai nhà Đường, con trai của hoàng đế Đường Cao Tổ. Nhắc đến ông, không ai không nhớ tới sự kiện chấn động khi ông quyết tâm giết chết hai người anh em ruột của mình để có cơ hội bước lên ngôi báu. Khi ấy, hai người anh em của Lý Thế Dân là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát âm mưu kết nối với nhau chống lại ông. Họ đã 2 lần bày mưu giết Thế Dân nhưng thất bại. Đến lần thứ 3 thì âm mưu bị bại lộ. Biết chuyện, Lý Thế Dân quyết định ra tay trước. Hôm đó, ba anh em dự định vào trần tình với vua cha xem ai phải trái.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Clip huấn luyện Võ thuật Quân đội Nga

Clip huấn luyện võ thuật cận chiến của một huấn luyện viên Đặc nhiệm Nga, lưu ý trong clip có phân đoạn HLV này đã dùng thế võ đặc biệt "Cách không" đánh ngã đối thủ.
          Sưu tầm từ GDVN

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Chuyện tham khảo : Thần Bạch Mi, tổ nghề ăn trộm và nghề Kỹ nữ

*
Do gần gũi về mặt địa lý cũng như có sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa với Trung Quốc mà ở Việt Nam, một thời, thần lông mày trắng (thần Bạch Mi) vẫn được không ít nhà chứa và nhiều tên trộm chuyên nghiệp thờ để được phù hộ cho được đông khách, dễ “làm ăn”. Một ông tổ hai “nghề” thờ Mặc dù là tổ nghề song lại là của những “nghề” khá nhạy cảm và bị xã hội lên án nên thường tục thờ thần Bạch Mi không được phổ biến rộng rãi hay nói khác chỉ những người trong “nghề” mới am tường. Trong giới “buôn phấn bán hương”, tục này được Đại thi hào Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều, đoạn Mã giám Sinh đưa Kiều về giao cho Tú bà, Tú bà bắt Kiều quỳ lạỵ tổ, như sau: 
Kỹ nữ Nhật
“Giữa thì hương án hẳn hoi
Trên treo một tượng trắng đôi lông mày
Lầu xanh quen thói xưa nay
Nghề này thì lấy ông này tiên sư
Hương hoa hôm sớm phụng thờ
Cô nào xấu vía, có thưa mối hàng
Cởi xiêm trút áo sỗ sang
Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm
Đổi hoa lót xuống chiếu nằm
Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi”. 
Như vậy, có thể thấy, phàm những nhà chứa, hoặc gái làng chơi xưa đều thờ cúng Thần Bạch Mi. Cứ đến mồng một, ngày rằm thì đều lấy khăn tay lau mồ hôi lau qua mặt Thần một lượt. Có làm như vậy mới được khách thương yêu lưu luyến không thôi. Hoặc, trong lúc làm ăn vắng khách, bị ế hàng, chủ nhà chứa hoặc chính bản thân gái bán hoa đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ cả quần áo, đốt hương van vái, cầu nguyện. Ðoạn lấy hoa mới cúng trên bàn thờ đem lót ở chiếu mình nằm, tất sẽ đắt khách hàng…

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Thử dịch thơ Cụ Nguyễn Du

 Đối tửu - 對酒 (Bài đang cùng đăng trên Trang thơ ĐHT)

Nguyên văn chữ Hán

趺坐閒窗醉眼開,
落花無數下蒼苔。
生前不盡樽中酒,
死後誰澆墓上杯。
春色霑遷黃鳥去,
年光暗逐白頭來。
百期但得終朝醉,
世事浮雲真可哀。
Phiên âm Hán Việt

Phu tọa nhàn song túy nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu túy,
Thế sự phù vân chân khả ai.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Mồng bốn Tết

Sáng sớm đi ra phố, trời vẫn âm u nhưng không còn mưa, gió mùa Đông Bắc vẫn chưa có dấu hiệu ngưng.


Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Đầu năm đi lễ Chùa

Mồng 2 Tết, chú em đưa đi thăm chùa, lên lễ chùa Tảo Sách xong thì đi chùa Bút Tháp. Sau đó  lên thăm chùa Phật tích. Nằm trên địa phận xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu chùa Bút Tháp, hay còn gọi là Ninh Phúc Tự, đã rất nổi tiếng bởi sự độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử lâu đời, cũng như phong cảnh hữu tình thơ mộng.Mặc dù là một ngôi chùa cổ và rất nổi tiếng của xứ Kinh Bắc nhưng mốc chính xác của năm khởi dựng thì chưa có một tài liệu nào đề cập cũng như lưu lại.
Trong cuốn L’art vietnamien “nghệ thuật Việt Nam” của L.Bezacier (Nhà nghiên cứu người Pháp, xuất bản năm 1944) cho biết: “Trạng nguyên Lý Đạo Tái, sinh năm 1254, quê làng Vạn Tư, huyện Gia Định, đỗ trạng nguyên năm 1274 - ông cáo quan về chùa Bút Tháp tu hành và mất năm 1333. Nếu theo tài liệu trên thì ngôi chùa đã có từ thế kỷ 13 hoặc thế kỷ 14. Cũng theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278).Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế kỷ XVII, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hành, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa có tên chữ là "Ninh Phúc Thiền Tự" được xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Tương truyền, thuở xưa đàn chim nhạn ở các núi trên thường bay về đậu trên ngọn tháp đá của chùa-cảnh thiền đất lành chim đậu, và tên chùa Nhạn Tháp cũng được hình thành là thế. Đời Tự Đức (1848-1883), ngôi chùa bắt đầu mang tên mới là Bút Tháp. Đây là một đoạn trích từ lời giới thiệu của Website huyện Thuận Thành

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Chúc Mừng Năm Mới!



                                                                              *
xuân đang tới, gọi muôn hoa thêm sắc mới
Ta lắng nghe từ không gian tiếng gió gọi xuân về
Sớm ra phố nghe sương lạnh đê mê
Đời tĩnh lặng như trở về ngày xưa cũ

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Quán ven hồ

   Ngỡ mình là con thỏ
                                                     Giữa cuộc đời ngổn ngang