Nhật bản là một trong những nước có nền văn hóa gần gũi với nước ta. Trong lịch sử, nền văn hóa lâu đời , độc đáo của họ có sự giao luu, ảnh hưởng qua lại nhất định đến văn học, nghệ thuật Việt nam. Rất nhiều người biết đến Kịch No, đến nghệ thuật trà đạo. Lễ hội hoa anh đào v.v. Và họ cũng có những ảnh hưởng từ văn hóa Hoa hạ như ta mà có điểm chung như dùng chữ tượng hình( chữ Hán) trong văn tự, một điều thuận lợi trong giao lưu văn học Việt Nhật từ những thế kỷ trước.
Văn hóa Nhật trải qua nhiều thời kỳ trong sự phát triển đồng nhất về dân tộc học, vì vậy ít có sự pha trộn. Về thơ ca, họ đã phát triển được những thể thơ độc đáo mà điển hình là thể thơ gọi là thơ Haiku. Có thể nói trong sự giao thoa văn hóa chồng chéo như vậy mà người Nhật có riêng một thể thơ đặc sắc, không lẫn với ai được như vậy là một sự cố gắng lớn, một sự đấu tranh không khoan nhượng để giữ gìn bản sắc dân tộc, rất đáng nể phục. Trường hợp này cũng giống thể thơ Lục bát của ta. Chúng ta tự hào về nền văn hóa dân tộc nhưng cũng nên biết về một thể thơ nổi tiếng của nước bạn, vậy thơ Haiku là gì? Xin giới thiệu một số kiến thức về thơ Haiku để cùng tham khảo.
Thơ Haiku có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều biến động lịch sử, đến thời kỳ Edo ( 1603-1867) thơ Haiku đã phát triển rất mạnh, bởi ảnh hưởng sâu rộng của Thiền tông từ đại lục. Vì vậy có thể nói một khoảng thời gian dài trước đó nó đã được nghiên cứu, phôi thai trong tầng lớp có học vấn trong xã hội lãnh chúa cát cứ để biến đổi từ trào lưu mang tính trào phúng.. sang trào lưu mang đậm chất thiền. Các nhà nghiên cứu Nhật cho rằng Thi sĩ Matsuo Basho là người đã khai sinh ra haiku. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Trong thực tế sáng tác, có thể không hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt quy định này, ta thấy có những bài ngắn hơn, hoặc dài hơn, nhưng phải có 'kigo' tức là 'quý ngữ'. chỉ ra được một mùa nào đó trong năm, nhưng chỉ cần gián tiếp, hay ẩn dụ là đủ, như cách ta nói đến chiếc lá vàng rơi thì có thể hiểu là mùa thu chẳng hạn. Bài thơ Haiku hay khi nó mang được thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt đến người nghe qua việc mô tả một nội dung cụ thể, ở ví dụ bài thơ sau đây của Thi sỹ Matsuo Basho:
Tịch liêu
Thấu xuyên vào đá
Tiếng ve kêu.
Bài thơ không cần vần điệu, nhưng thấm đẫm tính thiền sâu sắc, tiếng ve kêu mùa hè, nhưng không gian thật tĩnh lặng, cái yên lặng sâu, sắc đến xuyên qua cả tầng đá cứng, chất thiền định thấy rõ trong sự tịch liêu của không gian, nếu không 'định' được làm sao tác giả có thể cảm nhận được sự yên tĩnh thâm sâu ấy! 'ý tại ngôn ngoại' trong tiếng Việt cũng hàm ý đó.
Trong cuộc thi thơ Haiku vừa qua được tổ chức tại TPHCM có số lượng người tham gia khá đông đảo, xin giới thiệu vài bài thơ Haiku do người Việt sáng tác.
Bên sóng
Vỏ ốc rỗng
Uống biển liên hồi
(Trần Quốc Minh)
Mưa Rước Cá
Mải rơi trên cánh đồng
Biệt tăm bóng cá
(Hồ Trường)
Quả mướp dài
Con ong vụt đến
Đâu người tình xưa
(Tôn Thất Thọ)
(nguồn thơ trích từTTO)
Văn hóa Nhật trải qua nhiều thời kỳ trong sự phát triển đồng nhất về dân tộc học, vì vậy ít có sự pha trộn. Về thơ ca, họ đã phát triển được những thể thơ độc đáo mà điển hình là thể thơ gọi là thơ Haiku. Có thể nói trong sự giao thoa văn hóa chồng chéo như vậy mà người Nhật có riêng một thể thơ đặc sắc, không lẫn với ai được như vậy là một sự cố gắng lớn, một sự đấu tranh không khoan nhượng để giữ gìn bản sắc dân tộc, rất đáng nể phục. Trường hợp này cũng giống thể thơ Lục bát của ta. Chúng ta tự hào về nền văn hóa dân tộc nhưng cũng nên biết về một thể thơ nổi tiếng của nước bạn, vậy thơ Haiku là gì? Xin giới thiệu một số kiến thức về thơ Haiku để cùng tham khảo.
Thơ Haiku có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều biến động lịch sử, đến thời kỳ Edo ( 1603-1867) thơ Haiku đã phát triển rất mạnh, bởi ảnh hưởng sâu rộng của Thiền tông từ đại lục. Vì vậy có thể nói một khoảng thời gian dài trước đó nó đã được nghiên cứu, phôi thai trong tầng lớp có học vấn trong xã hội lãnh chúa cát cứ để biến đổi từ trào lưu mang tính trào phúng.. sang trào lưu mang đậm chất thiền. Các nhà nghiên cứu Nhật cho rằng Thi sĩ Matsuo Basho là người đã khai sinh ra haiku. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Trong thực tế sáng tác, có thể không hoàn toàn tuân thủ nghiêm ngặt quy định này, ta thấy có những bài ngắn hơn, hoặc dài hơn, nhưng phải có 'kigo' tức là 'quý ngữ'. chỉ ra được một mùa nào đó trong năm, nhưng chỉ cần gián tiếp, hay ẩn dụ là đủ, như cách ta nói đến chiếc lá vàng rơi thì có thể hiểu là mùa thu chẳng hạn. Bài thơ Haiku hay khi nó mang được thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt đến người nghe qua việc mô tả một nội dung cụ thể, ở ví dụ bài thơ sau đây của Thi sỹ Matsuo Basho:
Tịch liêu
Thấu xuyên vào đá
Tiếng ve kêu.
Bài thơ không cần vần điệu, nhưng thấm đẫm tính thiền sâu sắc, tiếng ve kêu mùa hè, nhưng không gian thật tĩnh lặng, cái yên lặng sâu, sắc đến xuyên qua cả tầng đá cứng, chất thiền định thấy rõ trong sự tịch liêu của không gian, nếu không 'định' được làm sao tác giả có thể cảm nhận được sự yên tĩnh thâm sâu ấy! 'ý tại ngôn ngoại' trong tiếng Việt cũng hàm ý đó.
Trong cuộc thi thơ Haiku vừa qua được tổ chức tại TPHCM có số lượng người tham gia khá đông đảo, xin giới thiệu vài bài thơ Haiku do người Việt sáng tác.
Bên sóng
Vỏ ốc rỗng
Uống biển liên hồi
(Trần Quốc Minh)
Mưa Rước Cá
Mải rơi trên cánh đồng
Biệt tăm bóng cá
(Hồ Trường)
Quả mướp dài
Con ong vụt đến
Đâu người tình xưa
(Tôn Thất Thọ)
(nguồn thơ trích từTTO)
Nếu có thể, xin mời các bạn thử sức với thể loại thơ Haiku này, như một thú chơi tai nhã mới, mà với tài năng của những tâm hồn Việt, rất có thể chúng ta sẽ tạo nên được những tuyệt tác bất hủ.
Thể loại thơ Hai-kư (Haiku) của người Nhật thật đặc sắc.Cám ơn QT đã giới thiệu với bạn đọc.
Trả lờiXóaCó lẽ yêu cầu đặc trưng của thể thơ này ,trước hết cũng đòi hỏi như 'thơ thiền' nói chung, là : ở sự 'cô đặc' của con chữ mang tính 'ẩn dụ' cực cao và phải gợi được sự 'liên tưởng' cực sâu nơi người đọc và đưa sự 'cảm nhận' của người đọc vượt qua vùng 'cảm xúc' của não bộ (nơi con người 'thưởng thức' các bài thơ 'không thiền' thông thường), tới vùng 'tiềm thức' ,hoặc tuyệt hơn là tới vùng ven cận kề với 'vô thức', để đọng lại cảm nhận bài thơ.
'Thơ thiền' giúp ta 'NHÌN' thấy 'SỰ VẬT' ở 'dạng nguyên lai bản quán' ra ngoài các khái niệm 'rườm rà' nơi ý thức,không phải bằng cảm xúc hay nhận thức mà bằng "TUỆ' và 'TĨNH' nơi tâm thức.
Bởi vậy,tôi mạo muội phát biểu rằng : để 'sáng tạo' một bài thơ thiền đích thực,TG nhất thiết phải là người có trải nghiệm nào đó về trạng thái 'thiền định',trạng thái 'chứng ngộ' của tâm thức. Và người 'thưởng thức' cũng phải như vậy thôi.
Nếu chỉ bằng 'hồn thơ' thuần túy,thì e rằng khó mà viết được 'thơ thiền' đích thực mà chỉ có thể cho ra một loại 'sản phẩm' 'xô bồ' 'không giống ai'.
Thể thơ Hai kư phân biệt với 'thơ thiền' nói chung chính là ở yêu cầu riêng của nó : số lượng âm tiết 17 trong 3 câu (5-7-5).Dẫu viết bằng TV cũng cần tuân thủ cấu trúc này Không thỏa mãn , thì không thể gọi là 'Hai kư',dù có 'hay' đến mấy,bất quá cũng chỉ nên gọi là 'thơ thiền'- nếu thấy nó xứng đáng.
Yêu cầu cấu trúc 17 (5-7-5) quả là một thách thức lớn với người định làm thơ Hai kư ở TV và với cả dịch giả chuyển ngữ.
(Cũng như trong việc làm thơ và dịch Đường luật,nếu phá hủy cấu tứ 7(5)/4,8 thì liệu còn có thể gọi là 'Đường luật' nữa hay ko a?)
Xin trở lại các bài thơ đã dẫn trong bài,xin có vài suy nghĩ chia sẻ.
Bản dịch bài thơ của Thi sỹ Matsuo Basho thật tuyệt về 'ý',tuy nhiên chưa thể là trọn vẹn vì cấu trúc Haiku đã bị phá hủy. Bản TV này là một bài 'thơ thiền' tuyệt tác,người đọc mất đi sự 'chiêm nghiệm' 'ý' trong 17 âm tiết.
3 bản sáng tác bằng TY,với sự trọng thị chân thành cũng đành nhận xét là :ko phải thơ Haiku và chưa đạt tới 'thơ thiền' vỉ độ 'ẩn dụ' và 'cô đọng' chưa tới.
Xin phép các TG,thử 'xếp' lại con chữ:
Bài 1:
Bên sóng
Vỏ ốc rỗng
khát
Bài 2:
Mưa
Mải rơi trên cánh đồng
bóng cá ?
Bài 3:
Quả mướp
Con ong vụt đến
Bóng người tình ?
Vạn nhất có sai quấy trong diễn đạt,kính xin được tha thứ.
Vấn đề anh QT gợi ý :
Hay
khó
tri kiến tui hẹp.
Hi...hi...
Cảm phục TL về kiến thức thơ Haiku, thú thực là tôi cũng thích loại thơ này nhưng để thấu hiểu nó không dễ, đúng như TL nói, cái đó chúng ta còn phải tìm hiểu nhiều, nếu vẫn muốn khai phá nó trong tiếng Việt.
Trả lờiXóaTôi có tìm hiểu ở một số người biết đôi chút về HK, cũng như thông tin trên mạng, nên cũng còn rất áy náy về phương pháp sáng tác, cũng như kỹ thuật thể hiện bằng tiếng Việt, có một lưu ý là quy định thơ hk có 17 'âm tiết', chứ không phải 17 'từ'. Ví dụ sau đây(wiki..)
古池や Furuikeya (Phư-rư-i-kê-ia)
蛙飛び込む Kawazu tobikomu (Ka-oa-dư-tô-bi-kô-mu)
水の音 Mizu no oto (Mi-dư-nô-ô-tô)
Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.
TL có thể thấy rõ sự khác biệt trong âm tiết tiếng Nhật, với âm tiết tiếng Việt, Tiếng Việt ta ngày xưa cũng có hiện tượng này, tiếng Mường thì vẫn còn, ít thôi. Qua thực tế các cuộc thi vừa rồi thấy quy định 17 âm tiết có vẻ được 'xuê xoa' khá nhiều, giải nhất 2011 chính là bài "quả mướp" mà TL bỏ đi từ 'đâu', có thời gian mà bàn thêm nên giữ hay nên bỏ từ 'đâu' ấy cũng hay lắm. Tham khảo thêm ở đây cho vui.
Chiếc lá vàng
rụng về gốc
thành đất
Tôi mới ứng khẩu, về sự 'tuần hoàn'hay 'cội nguồn'. Không biết có Đạt giải gì không? hehe!
@QT : hi hi...
Trả lờiXóaĐáng đời cho tôi quá đi,mấy bài nhất nhì thi thơ haiku mà dám láo toét ko công nhận.
Những lý lẽ tôi trao đổi về 'thơ thiền' ở com trên là 'quán' theo những chứng ngộ và cảm nhận chủ quan về 'thiền định'.
Và dù cho cuộc thi vừa rồi ở tầm cỡ nào,tôi vẫn hiển nhiên tin vào 'nhận thức' ấy của mình QT à.
Sẽ trao đổi tiếp về Haiku trong TV.