Trang

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Báo chí Trung Quốc ca ngợi sức mạnh quân sự Việt Nam

VIT - Tân Hoa Xã đăng tải tin cho rằng Bộ quốc phòng Việt Nam đã nhập khẩu 2 tiểu đoàn tên lửa (16 bệ phóng) đất đối không tầm xa S300PMU1 vào năm 2003.Theo như bình luận của Tân Hoa Xã, thì khả năng phòng không tầm xa của không quân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nó đã có thể thể hiện được sức mạnh trong tác chiến phòng không tấn công. Nếu như có vấn đề xảy ra, lực lượng phòng không - không quân của Việt Nam có thể triển khai tấn công đến các mục tiêu ở xa trên mặt đất và trên không, trên biển - nhất là khu vực vịnh Bắc Bộ.


Bài báo còn cho biết, gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị 8 tiểu đoàn S300PMU1, tầm bắn 150 km. Tính năng của loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng có giống nhau hay không? Theo như một nguồn tin từ nước Nga cho biết: Loại tên lửa S300PMU1 mà Trung Quốc sử dụng không được trang bị tính năng tấn công các loại máy bay chiến đấu của Nga.
Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc thúc đẩy kế hoạch nhập khẩu loại tên lửa đất đối không S300PMU2 thậm chí là S400. Tầm bắn của hai loại tên lửa này lần lượt là 200 và 250 km. Do đã trang bị tên lửa S300PMU1 nên không quân Việt Nam được đánh giá là đội quân có sức mạnh lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Tân Hoa Xã nhận định phía Trung Quốc, mặc dù chưa biết chính xác vị trí bố trí của hai tiểu đoàn tên lửa S300 của Việt Nam, nhưng dựa trên phương châm phòng ngự cơ bản của chiến lược quốc phòng và lịch sử tác chiến phòng không truyền thống của Việt Nam thì không khó để nhận ra rằng trọng điểm của hai tiểu đoàn tên lửa này sẽ là bảo vệ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh.
Bài viết không quên nhận xét, gần đây, không quân Việt Nam còn đăng công khai những bức ảnh về việc huấn luyện binh lính sử dụng S300PMU1, trên những tấm ảnh đó thể hiện S300PMU1 của Việt Nam sử dụng loại xe vận tải tự hành 5P85SE, bức ảnh trên cũng chứng tỏ rằng không quân Việt Nam đã được trang bị loại ra đa tầm xa 64N6E, có thể cùng một lúc tìm kiếm 300 mục tiêu và theo dõi 100 mục tiêu, cự ly tìm kiếm xa nhất là 300 km. Ngoài ra còn có loại ra đa chiếu xạ 30N6E có thể đồng thời chỉ huy 12 đầu đạn tên lửa tấn công 6 mục tiêu trên không. Không quân Việt Nam còn được trang bị loại ra đa tìm kiếm cao độ 3D loại 96L6E, cự ly thăm dò của loại ra đa này có thể đạt từ 5 – 300 km, nó đã tăng cường thêm sức mạnh thăm dò vùng trời tầm thấp. Chính vì vậy, có thể lắt đặt loại ra đa này lên trên các đài quan sát 40V6M ở độ cao khoảng 20 m thì có thể quét được 100 lượt mục tiêu cùng một lúc. Do đó mà không quân Việt Nam đang gấp rút nhập khẩu loại ra đa này nhằm tăng cường khả năng kiểm soát, thăm dò vùng trời tầm thấp khi mà Việt Nam còn đang thiếu các loại máy báo động trước. Về lý luận mà nói thì loại tên lửa S300PMU1 có khả năng đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo và máy bay tuần tra, nó có thể chặn đường tên lửa đạn đạo trong khoảng cách 5 – 40 km, độ cao chặn đường lớn nhất có thể từ 0, 01 đến 27 km. Tốc độ đánh chặn lớn nhất của tên lửa S300PMU1/2 đối với các mục tiêu trên không là khoảng 2800 m/s.
Tân Hoa Xã cho rằng sức mạnh uy hiếp chính của loại tên lửa S300 chính là ở mức độ thăm dò tầm xa chính xác cao của nó. Trong phạm vi 300 km, một lần nó có thể quét được 300 lượt mục tiêu với độ chính xác cao, nếu như đặt một trạm ra đa 64N6E ở Hải Phòng thì có thể theo dõi hết được mọi hoạt động của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ và phía tây đảo Hải Nam. Tất nhiên, nếu như căn cứ vào tầm bắn 150 km của tên lửa S300PMU1 thì 50% khu vực Vịnh Bắc Bộ sẽ nằm trong tầm bắn của nó.
Phía Trung Quốc hết lời ca ngợi khả năng hoạt động theo dõi và thăm dò của máy bay chống tàu ngầm của không quân Việt Nam. Tính toán một cách chính xác thì có thể thấy rằng khả năng khống chế và theo dõi chiến trường của S300/64N6E của không quân Việt Nam sẽ khiến cho các máy bay, thậm chí thuộc thế hệ 3, của kẻ địch khó lòng xâm phạm vùng trời vùng biển của Việt Nam.
Hòa bình và tôn trọng lẫn nhau là chính sách nhất quán của Việt Nam. Dù Tân Hoa Xã có thật lòng ca ngợi hay không thì khả năng quốc phòng của Việt Nam luôn là một nhân tố góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Mai Nga (theo xinhua.net)Tin dịch
Nguồn tin: Eastday - Ifeng
( Đây là chuyện con cáo khen con thỏ đây mà. hê hê! )

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Cựu bí thư tỉnh uỷ Quảng bình Nguyễn Tư Thoan

"...Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại miền bắc của Mỹ, là người sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, nên tên tuổi của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan quá gần gũi và quá nổi tiếng với chúng tôi. Mỗi khi đài báo nói về Quảng Bình, nói về những trận đánh phá ác liệt cùng với những chiến công hiển hánh của quân và dân Quảng Bình, chúng tôi thường nghe đến tên tuổi của Nguyễn Tư Thoan. Cũng như hồi đó Nghệ An thường nhắc đến tên tuổi Bí thư Nghệ An Võ Thúc Đồng. Nghe tới tên tuổi các vị thôi là lớp học sinh chúng tôi đã ngưỡng mộ lắm rồi, kính nể lắm rồi.
Thế nhưng cũng thời kỳ đó, chúng tôi nghe thấy một cái tin động trời: Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan là một gián điệp, do vậy rất nhiều cuộc hành quân, chuyến hàng vận chuyển quan trọng chở khí tài vào chi viện miền nam đều được Nguyễn Tư Thoan mật báo nên bị không quân Mỹ đánh phá hủy diệt… Nguyễn Tư Thoan bị phát hiện, bị điều chuyển và bị thủ tiêu bí mật.
Thực hư chuyện này thế nào chúng tôi không biết, chỉ được nghe thấy lưu truyền tại Nghệ An trong giai đoạn 1968-1969, là lúc tôi đang học cấp III.
Gần đây, nhà thơ Đỗ Hoàng là người Quảng Bình có nhắc tới Nguyền Tư Thoan, tôi đã đặt hàng anh một bài viết thông tin về nhân vật huyền thoại này? Anh đã kịp thời đáp ứng. Mong rằng những ai sống gần gùi biết ít nhiều về nhân vật huyền thoại Nguyễn Tư Thoan, cung cấp để chúng ta cùng nhớ lại một thời gian khó và hiểm nguy không chỉ đối với cả dân tộc mà cả đối với từng số phận con người…
Ngay bây giờ thời mở cửa dân chủ nhưng những việc trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, những người có cấp sắc bình thường trong Đảng còn không biết được, huống gì những người không đảng phái, những người ngoài Đảng. Vừa rồi có ông quan thượng đẵng về vườn nghe thiên hạ đồn thổi nhiều chuyện song chẳng biết đâu là sự thật. Sá gì chuyện Nguyễn Tư Thoan một chính trị gia cấp tỉnh bị hồi hưu cách đây gần nửa thế kỷ!
Nguyễn Tư Thoan làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình từ những năm 1961 đến năm 1974, hơn 13 năm ròng rã, đi suốt cuộc chiến tranh chống máy bay phá hoại của giặc Mỹ. Một nhiệm kỳ dài so với các đời Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình sau này.
Ông ta là một chính trị gia cấp tỉnh thuộc loại giỏi. Phong trào Quảng Bình hai giỏi (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi) do ông phát động đề xướng và đốc chiến thực hành thành công. Ông đã dựng được ngọn cớ nông nghiệp Hợp tác xã Đại Phong đứng đầu miền Bắc thời ấy cũng là một kỳ tích.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ VI, người ta bầu ông Cổ Kim Thành làm Bí thư, còn ông Thoan được điều ra Hà Nội làm chuyên viên 6 thuộc Bộ Nông nghiệp.
Thời ấy những người dân Quảng Bình nghê đồn đại Nguyễn Tư Thoan làm gián điệp cho Mỹ nguỵ chuồn sâu leo cao để cướp chính quyền bị bắt đi tù rồi.
Đến bây giờ moị người cũng chỉ biết vậy. Ai cũng tin thế là đúng. Bởi vì có những tên luồn sâu leo cao to gấp mấy lần Nguyễn Tư Thoan mà cũng bị hạ bệ, bị đi tù, ông Thoan ăn nhằm gì!
Hồi Báo Dân (Bình Trị Thiên) tôi hay được nghe anh Phan Văn Khuyến , Phó tổng Biên tập báo một thời làm báo Quảng Bình kể về Nguyễn tư Thoan với sự cảm phục. Anh không nói gì về đời tư chỉ kể rằng Nguyễn Tư Thoan đi đầu gương mẫu, không sợ khó khăn, gian khổ, máy bay bắn phá nhưng vẫn cầm đuốc xông lên hàng trước để hàng vạn quần chúng theo sau. Vì báo Đảng gần cận với Bí thư Tỉnh uỷ nên anh Khuyến cũng được nhiều lần nghe Nguyễn Tư Thoan tâm sự. Anh Khuyễn kể: - Ông Thoan nói: - Mình cũng da thịt như mọi người, mình cũng sợ bom đạn, nhưng Bí thư mà sợ bom đạn thì hô hào quần chúng sao được, nhất là những người thuộc cấp. Mình phải lên gân cốt cho họ, nói họ mới nghe, làm họ mới phục!
Trong chiến đấu ông rất gương mẫu, dũng cảm, trong sản xuất ông Thoan cũng rất quyết đoán. Đồng ruộng Quảng Trạch không có nước quanh năm hạn hán, ông dẫn tất cả cán bộ của Ty Thuỷ lợi Quảng Bình lên Rào Nan chọn đoạn sông hẹp nhất ra lệnh đổ đất đá ngăn đập lấy nước tưới ruộng.
Kỹ sư thuỷ lợi, Trưởng Ty Thuỷ lợi xanh mắt mèo không dám can ngăn Bí thư tỉnh uỷ. Tất cả phải tuân lệnh. Thế mà đến hôm nay đập vẫn vững chắc, đồng ruộng Quảng Trạch luôn luôn có nước tưới, dân muôn năm ấm no.
Anh Phan Văn Khuyến đã viết hẳn một bài báo dài in trên báo Văn nghệ trong năm nay (2010) khen ngợi Bí thư Nguyễn Tư Thoan, đề nghị phong thưởng công trạng, lập đền thờ cho ông!
Một lần viết lịch sử giao thông Việt Nam tôi được cử vào viết lịch sử giao thông Quảng Bình. Tôi làm việc với ông Lại Văn Ly nguyên Trưởng ty giao thông Quảng Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình trong những năm ông Thoan làm Bí thư Tỉnh uỷ.
Sau công việc rỗi rãi tôi hỏi ông:
- Nguyễn Tư Thoan có phải gián điệp cài cắm leo cao không anh?
Ông Lại Văn Ly trả lời nghiêm túc:
- Không phải anh ạ. Ông ta có thời đi làm cảnh sát (phòng nhì - mật thám) của Pháp. Sau khi Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp thua ông ta đi làm cảnh sát của Nhật. Hai việc này ông ta không khai trong lý lịch.
- Thế là hạ tầng công tác? – Tôi hỏi
- Đúng thế! - Ông Ly trả lời.
- Trong thời gian ông Thoan làm Bí thư có sai phạm gì không? – Tôi tiếp
- Không! Rất quyết đoán, năng động, thông minh nhưng độc đoán , quyền hành nên cấp dưới không thích - Ông Ly cho biết thêm.
Việc phát hiện hai chuyện trên theo dân gian là như thế này.
Một lần ông Nguyễn Tư Thoan ra dự đại hội Đảng, ngồi trên ghế Chủ tịch đoàn. Ở dưới có đại biểu người trong Nam từng bị ông tra tấn, giam cầm thời ông làm mật thám Pháp phát hiện ra. Ông ta liền làm việc với với tổ chức Đảng và biết đúng kể tra tấn ông ta là Nguyễn Tư Thoan (sau đổi ra Tư) đang đương chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình.
Mới gần đây khi viết hồi ký cho ông Mai Văn Bộ, nguyên cán bộ Uỷ ban Kiêm tra Đảng Trung ương tôi có hỏi chuyện ông Thoan, Ông Bộ cho biết thêm: - Khi ông Thoan ra làm chuyên viên Bộ Nông nghiệp có mấy lần đến gửi khiếu nại lên UBKT Đảng. Ông Bộ thụ lý việc ông Thoan (Ông Bộ thời trước chống Pháp đã làm đến Bí thư huyện uỷ một huyện ở Thanh Hoá) khuyên ông Thoan: - Đảng cho anh về hưu sớm là được rồi, anh vẫn là lão thành Cách mạng. Anh kiện nữa là anh mất sạch. Ông Thoan im lặng ra về.
Ở đời người phò thịnh chứ không ai phò suy. Thời ông Thoan nhiều kẻ xu nịnh, tâng bốc, ngay văn nghệ Quảng Bình nhiều số cũng in thơ ông. Ông gửi bài gì cũng in, viết chưa hay thì có biên tập sửa chữa lại cho đăng. Tôi nhớ ông Thoan có viết: “ Tôi tưởng vần thơ tôi đã cạn/ Tám tháng rồi tôi lại làm thơ/ Để ca ngợi quê hương Quảng Bình mình đẹp lắm/ Đẹp từ mỗi tên làng, tên núi, tên sông”
Con ông lấy gái đẹp đã đành, cháu ông để ý đến cô nào là không một cô gái làng nào từ chối mà còn tình nguyện hiến dâng nữa. Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ.
Thời ông đương chức ông về làng Hoa Thuỷ thuộc huyện Lệ Thuỷ quê ông cho xây mộ bố mẹ to đùng, to đoàng gấp nhiều lần cái trụ sở Tỉnh uỷ sơ tán. Ông đề vào bia mộ “Đời đời nhớ ơn công lao cha mẹ”.
Việc ấy dân tình kêu than một thời.
Nhưng khi ông bị nghi là gián điệp và bị cách chức Bí thư Tỉnh uỷ thì sao?
Một lần triển lãm ảnh Bác Hồ vào thăm Quảng Bình, sau khi ông Thoan mất chức, người ta đã cắt ảnh ông đi bên Bác Hồ. Ông đến xem triển lãm thấy vậy ông bỏ về luôn.
Cái nhà ông ở trên Cộn sau khu làm việc của Tỉnh uỷ Quảng Bình những năm chiến tranh chống Mỹ, tôi thấy đúng là căn nhà cấp bốn lợp ngói nâu đã xỉn màu.
Những lần đi ngang qua đó, tôi thấy một ông lão ngồi nhổ cỏ đầu gối qua mép tai, trông rất thê thảm.
Nhiều người chỉ: - Ông Thoan Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Bình đó!
Sau đó ông chết không một tiếng tăm.
Đời chính trị nó cũng bạc thật ! ...."
Hà Nội 6 tháng 6 năm 2010
Đỗ Hoàng
(Nguồn: on net)

Mình thấy có nhiều người đọc bài này, cần lưu ý là người đăng chỉ biết dùng bài làm tư liệu, do đó sự thật đến đâu chưa dám chắc. Ông Thoan có con trai học cùng  trường mình, năm 1968 thấy bị mời về nước rồi biến hẳn đến tận bây giờ, chắc do bị ảnh hưởng bởi ông bố. Gần đây, trong dịp ngồi đàm đạo cùng ông bạn làm xếp cục lưu trữ BCA, cậu cho biết tư liệu về NTT như trong bài viết là đúng, ông được nghỉ việc vì tội không thành khẩn khai trong lý lịch Đv, không có chuyện ông làm gián điệp.
Xem thêm:
http://nguyendoanmanh.blogspot.com/2011/03/bi-thu-tinh-uy-quang-binh-thoi-at-lua.html