Đối tửu - 對酒 (Bài đang cùng đăng trên Trang thơ ĐHT)
của Nguyễn Du
Nguyên văn chữ Hán
落花無數下蒼苔。
生前不盡樽中酒,
死後誰澆墓上杯。
春色霑遷黃鳥去,
年光暗逐白頭來。
百期但得終朝醉,
世事浮雲真可哀。
Phiên âm Hán Việt
Phu tọa nhàn song túy nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc niệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu túy,
Thế sự phù vân chân khả ai.
Dịch nghĩa
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.
Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.
Bài thơ trên đây của Nguyễn Du tôi đã đọc và biết đến từ rất lâu rồi. Khi đầu xanh tuổi trẻ, ý nghĩa của bài thơ không cảm được bao nhiêu. Khi tuổi tác đã chồng chất lên đời người, khi đã trải qua quá nhiều thăng trầm của thời cuộc và biết được lẽ sắc không của kiếp nhân sinh, đọc lại bài thơ của thi hào chợt thấy một niềm đồng cảm sâu sắc. Lại càng cảm phục cho tài năng và cách đọc nhân tình thế thái của cụ Nguyễn.
Bài thơ được nhiều tác giả dịch thơ tiếng Việt, mỗi người một phong cách, một cách hiểu thơ khác nhau nhưng để theo sát nghĩa bài thơ thực sự không phải chuyện dễ. Đầu Xuân, nhân men rượu chưa tàn, xin đăng tải bài thơ từ nguyên văn chữ Hán, bản phiên âm, dịch nghĩa và mời anh chị em ai quan tâm thì cùng dịch lại cho vui, chỉ để cho vui nên không cần theo đúng luật lệ làm gì, cũng có thể chuyển thể sang kiểu thơ khác,
Xin Mời!!!
Bản dịch Thơ của QV-KG
Bên song chuếnh choáng, mắt lim dim,
Thảm rêu xanh, đầy hoa rụng êm.
Khi sống, nâng ly mà chẳng cạn,
Xuống mồ, đâu có bạn tiếp men?
Sắc Xuân dần đổi, Hoàng Oanh khuất,
Theo tháng năm, tóc chẳng còn đen.
Cả đời chỉ muốn say cùng rượu
Thế sự vần xoay, gạt sang bên.
Bản dịch 2 của QV-KG:
Bên cửa sổ, lim dim, chuếnh choáng,
Thảm rêu xanh đầy cánh hoa rơi.
Nếu chẳng cạn ly khi còn sống,
Xuống mồ đâu có bạn đầy vơi?
Sắc Xuân biến, chim vàng bay mất,
Thời gian trôi, tóc đã bạc rồi.
Cuộc đời trăm năm, chỉ thích rượu,
Thế sự - mây trời, mặc nó trôi.
Bản dịch thơ của TQtrung:
(1)
Tựa cửa, tay nâng chén rượu say
Ngoài hiên hoa rụng cánh rơi đầy.
Đời vui với rượu không hưởng hết
Xuống mồ ai rưới giọt men cay?
Sắc Xuân ngưng thắm, chim đã bay
tháng năm mê mải, bạc tóc mây
Trăm năm tuổi hạc chưa thỏa chí
Nhìn áng mây trôi, chỉ muốn say!
(2)
Bên thềm say tít chén rượu suông
Thảm rêu hoa rụng, luống vấn vương
Đời vui Thi, Tửu không uống cạn.
Chết rồi ai rưới chén Quỳnh tương?
Xuân đà thay sắc, chim vàng bay
Ngó lên đầu bạc thấy đắng cay!
Trăm năm đành đoạn trôi trong rượu.
Buồn trông thế sự tựa gió mây.
Thảm rêu xanh, đầy hoa rụng êm.
Khi sống, nâng ly mà chẳng cạn,
Xuống mồ, đâu có bạn tiếp men?
Sắc Xuân dần đổi, Hoàng Oanh khuất,
Theo tháng năm, tóc chẳng còn đen.
Cả đời chỉ muốn say cùng rượu
Thế sự vần xoay, gạt sang bên.
Bản dịch 2 của QV-KG:
Bên cửa sổ, lim dim, chuếnh choáng,
Thảm rêu xanh đầy cánh hoa rơi.
Nếu chẳng cạn ly khi còn sống,
Xuống mồ đâu có bạn đầy vơi?
Sắc Xuân biến, chim vàng bay mất,
Thời gian trôi, tóc đã bạc rồi.
Cuộc đời trăm năm, chỉ thích rượu,
Thế sự - mây trời, mặc nó trôi.
Bản dịch thơ của TQtrung:
(1)
Tựa cửa, tay nâng chén rượu say
Ngoài hiên hoa rụng cánh rơi đầy.
Đời vui với rượu không hưởng hết
Xuống mồ ai rưới giọt men cay?
Sắc Xuân ngưng thắm, chim đã bay
tháng năm mê mải, bạc tóc mây
Trăm năm tuổi hạc chưa thỏa chí
Nhìn áng mây trôi, chỉ muốn say!
(2)
Bên thềm say tít chén rượu suông
Thảm rêu hoa rụng, luống vấn vương
Đời vui Thi, Tửu không uống cạn.
Chết rồi ai rưới chén Quỳnh tương?
Xuân đà thay sắc, chim vàng bay
Ngó lên đầu bạc thấy đắng cay!
Trăm năm đành đoạn trôi trong rượu.
Buồn trông thế sự tựa gió mây.
Trả lờiXóaThật ái mộ , ái mộ ! Song le là các bác chưa có được cái hồn thư thái của cụ Tố Như khi uống rượu làm thơ !
Kính anh HG, thử bắt chước các cụ nói một câu " Ngôn bất lý, bất chân lý" dịch tạm theo ý tôi: 'nói suông thì dễ, không dẫn - giải thích được ý mình thì chẳng thể thành điều đúng'hehe!
Trả lờiXóaNgười xưa Làm thơ không phải như những kẻ tầm thường thời nay qua quít bất cần luật lệ, ý nghĩa, tâm tư tình cảm gửi vào trong ý thơ để tỏ cái hoài bão, cái chí khí, cái tài năng của mình, ví như cụ Nguyễn, bởi vậy cụ mới được công nhận là thi hào.
Kẻ hậu sinh, mong mỏi được một phần nhỏ cái tài ba của các cụ đã là giỏi, mà dám chuyển tải ý thơ từ Hán ngữ sang thuần Việt để khuyếch trương bài thơ của cụ, thì đó là việc đáng trân trọng lắm. Chỉ tiếc rằng người đời đa đoan, lòng người đầy sân si, hoặc giả bất tài, thấy tầm cao các cụ quá sức mà chỉ dám chới với hoặc đứng nhìn, tự phụ cái 'tài' của mình, tưởng việc không khó nhưng khi bắt tay làm mới thấy...nản.
Riêng ở bài thơ này, xin công nhận là khó theo được cái 'Hồn thư thái' của cụ Nguyễn khi uống rượu làm thơ, theo như ý HG thì chắc hẳn HG mới hiểu được cụ, mới có cái hồn thư thái ấy? vậy thì hãy chứng minh đi? riêng tôi đã có kinh nghiệm về "hồn thơ Hoàng Giang uống rượu mần thơ" rồi, hehe! rất vĩ đại, chí khí ngút trời lắm, dám lấy "Ngự bình làm thế" thì hẳn có một hoài bão lớn lao lắm, rất giống hào khí Tào Tháo trong trận chiến với Giang Nam vậy, hehehe!
Lại xin nói thêm về cái "thư thái" mà anh HG nói, theo tôi biết cũng có lúc cụ Nguyễn thư thái uống rượu làm thơ, nhưng thời điểm cụ cảm tác bài thơ này thì hoàn toàn không có chuyện 'thư thái'. Thư thái sao được khi cụ phải ngao ngán thốt lên: " Thế sự phù vân chân khả ai!" thư thái sao được khi ngán ngẫm :"Niên quang ám trục bạch đầu lai" - Năm tháng thôi thúc đầu bạc, lo lắng vì tuổi đã không còn trẻ mà công danh vẫn chưa thấy đâu, vậy chỉ qua hai câu thơ đó ta phải thấy cụ đâu có 'thư thái'như anh HG nói nhỉ?
"Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho?"
Điều lo lắng này đã được anh HG diễn dịch ra là một nỗi "thư thái" thì chưa đúng chất 'tiên tửu' đâu, anh HG ạ, nó đang ở giữa 'tục tữu' và 'tục tĩu' đấy.
Lúc nào men rượu Tết nhạt bớt, xin anh HG một bài nhé!
XóaQT này , thư thái trong cam go mới là tính cách của bậc hiền tài . Tôi chưa làm được điều ấy nên tôi ca ngợi điêù ấy . Không thách đố ai làm điều ấy mà chỉ cần học gương ấy mà thôi ! Soi sử ta thì vài trăm năm mới có một hai người có cái thiên phú HIỀN TÀI ấy . Cho nên nói cùng nhau câu :" biết nhiều chưa chắc đã là biết đủ " là có ý vậy . Chẳng hạn , vào 2 câu mở của bài thơ , tôi hiểu là : một lão già nhàn nhã ngồi nhìn say đắm qua khung cửa sổ ngắm những cánh hoa rơi xuống bậc thềm rêu phong ( lão không uống rượu và cũng không say rượu ! ) . Ở đây , thềm rêu phong ấy được ví như thời cuộc ( lịch sử ) và những cánh hoa rơi được ví như thân phận các bậc trí giả ( nói rộng ra là con người ) . Còn những câu sau ( 2 câu thực , 2 câu luận & 2 câu kết ) chỉ mượn ý của " rượu " để nêu cái suy tư của mình ( nhà thơ ) về " nhân tình , thế thái " cùng một phần nào đó về ý chí cùng khả năng của mình ( nhà thơ ) . Vì hiểu vậy nên khi được đọc các bản dịch thơ , tôi chỉ dám dùng từ " uống rượu làm thơ " để vui cùng các bác nhân dịp vào xuân Quý Tỵ mà thôi !
Có điều gì chưa phải , xin đắc lỗi !
HG@ Anh em thảo luận, để làm sáng tỏ ý riêng, qua đó cũng biết thêm về bạn bè, tự do bày tỏ mà, có gì phải quấy với lỗi ở đây đâu anh HG. Khi xác định để vui nhân đầu xuân thì hà tất phải rào đón, bày tỏ quan điểm riêng cũng là cách giao lưu thân thiện mà.
XóaXin nói thêm tí về cách cảm nhận bài thơ, theo ý HG thì hai câu đầu -trích :vào 2 câu mở của bài thơ , tôi hiểu là : một lão già nhàn nhã ngồi nhìn say đắm qua khung cửa sổ ngắm những cánh hoa rơi xuống bậc thềm rêu phong ( lão không uống rượu và cũng không say rượu ! ) thì nên đọc kỹ lại, bởi ngay câu đầu cụ Nguyễn đã nói: rượu vào hơi say mắt lim dim, tức là cụ CÓ uống rượu, chỉ hơi say mà chưa say lắm, hehe! như vậy hai câu mở xác định là cụ đang ngồi bên song cửa uống rượu, chưa say nhưng đã ngất ngư đến nỗi mắt lim dim rồi!!!:))theo tôi, hai câu mở là cụ Nguyễn trình bày ngữ cảnh, tạo cớ để giải bày tâm tư những câu sau, nếu nói như HG:Ở đây , thềm rêu phong ấy được ví như thời cuộc ( lịch sử ) và những cánh hoa rơi được ví như thân phận các bậc trí giả ( nói rộng ra là con người ) thì cũng chưa đúng, bậc trí giả theo thời cuộc không phải ai cũng ở vị thế tàn tạ như cánh hoa rơi, kẻ may mắn hơn, nịnh bợ hơn lại không phải 'rơi' xuống thảm rêu mà được nâng niu trong gác tia lầu son kia.
Theo tôi chỉ có câu thứ ba trở đi, cụ Nguyễn mới mượn ý của " rượu " để nêu cái suy tư của mình ( nhà thơ ) về " nhân tình , thế thái cùng một phần nào đó về ý chí cùng khả năng của mình
Vài ba câu trao đổi cho vui, hy vọng là tài năng như anh HG cũng nên làm một bài dịch, viết vào đây (hoặc bên TT) tôi sẽ cóp ra mặt tiền xem cho vui đầu xuân.