Bình luận về một bài thơ hay, dở, đúng, sai là do trình độ, nhận thức của người phê bình, thực ra là còn do kinh nghiệm sống, sự lịch duyệt và từng trải của anh ta nữa. Mình đọc nhiều bài phê bình về bài thơ này của TT, thấy rất nhiều ý kiến trái chiều, khen chê đủ cả, tiếng khen chả bàn đến, mình thích nói về người chê hơn
Nhà thơ Vũ Quần Phương chê thẳng thừng: "Cái chí nhớn, một đi không trở lại ở trên, nó chẳng có gì là đáng tự hào, nó là việc bất đắc dĩ. Ở lại thì bế tắc, nhưng ra đi chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình" (sách "Thơ với lời bình", NXB Giáo dục, 1990) Mình đọc loanh quanh cũng có nhiều người lăn tăn về tư tưởng chủ đạo của bài thơ, ở trang này có đoạn: "Chí nhớn mà đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn ngoài sự hăng hái tinh thần... ở lại thì bế tắc nhưng ra đi thì chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống, cả kẻ tiễn lẫn người đi, tuyệt vọng đến hư vô..."
Nhà thơ Vũ Quần Phương chê thẳng thừng: "Cái chí nhớn, một đi không trở lại ở trên, nó chẳng có gì là đáng tự hào, nó là việc bất đắc dĩ. Ở lại thì bế tắc, nhưng ra đi chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình" (sách "Thơ với lời bình", NXB Giáo dục, 1990) Mình đọc loanh quanh cũng có nhiều người lăn tăn về tư tưởng chủ đạo của bài thơ, ở trang này có đoạn: "Chí nhớn mà đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn ngoài sự hăng hái tinh thần... ở lại thì bế tắc nhưng ra đi thì chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống, cả kẻ tiễn lẫn người đi, tuyệt vọng đến hư vô..."
Hay ở đây người ta nhận định: " ...Quả thật bài Tống biệt hành không dễ giảng. Từ ngữ trong câu dồn nén, có nhiều tỉnh lược, giữa các dòng thơ có nhiều khoảng trống, tạo thành một vẻ ám ảnh bí ẩn, không dễ gì thuyết minh cho thông. Chẳng hạn câu: "Đưa người, ta chỉ đưa người ấy - Một giã gia đình, một dửng dưng", mới đọc qua tưởng là một kẻ giã gia đình, một kẻ dửng dưng, nhưng không phải. "Một" đây là khăng khăng, nhất quyết: nhất quyết bỏ nhà ra đi, nhất quyết không được xúc động. Lại như câu "Chí nhớn chưa về bàn tay không - Thì không bao giờ nói trở lại - Ba năm mẹ già cũng đừng mong". Có nhiều chỗ tối nghĩa, phải thêm chữ vào mới hiểu được. Chẳng hạn, chí lớn: chưa về (nếu) bàn tay không. Chưa thành công thì đừng nói chuyện trở lại. Nhưng vẫn khó hiểu: tại sao lại "ba năm... cũng đừng mong"? Hay như câu "Khuyên nốt em trai dòng lệ sót" có thể gây cảm tưởng là đời chị nhục nhằn, khóc suốt tuổi thơ, còn thừa chút lệ đem khóc em nốt. Có bản chép là "dòng lệ xót" thì nghĩa lại khác nữa. Đúng như Vũ Quần Phương nhận xét: chữ nghĩa, câu thơ như không dính nhau..."
Và thậm chí ở đây, người ta còn tống thêm vào một khổ thơ nữa, chắc họ nghĩ rằng phải thêm bốn câu ấy vào thì bài thơ mới hoàn chỉnh, tham vọng người đời thật lạ kỳ!!!
Túm lại, thế giới Internet là mảnh đất màu mỡ cho các nhà lý luận, phê bình thơ, và các nhà giáo tha hồ múa bút bày tỏ ý riêng đối với một bài thơ nổi tiếng như Tống biệt hành, khen chê là ý riêng, là nhận thức riêng của người viết, nhưng giá như mọi người hiểu được cõi lòng sâu kín của TT, cảm thông với chiều sâu tâm tư tình cảm của ông thời kỳ đó thì hay biết bao nhiêu.
Riêng mình, rất thích bài thơ này, dĩ nhiên là biết nó có hơi hướng, hay cái cảm khái của tráng sỹ Kinh Kha từ biệt thái tử Đan lên đường hành thích Tần Thủy hoàng. Bi kịch của Kinh Kha là ở chỗ biết rằng ra đi không có ngày trở lại (ông đã có dự cảm thất bại trong nhiệm vụ của mình) nhưng với hùng tâm tráng khí diệt trừ mối nguy cho nước Yên mà phải lên đường, và cũng là để đền đáp ân tình của người có ơn với mình. Sự cảm khái đó, sự lưu luyến đó đúng trước sự mênh mang của sông nước, cảnh đìu hiu cuả lau lách bên bờ sông, cái lạnh lùng của khí hậu đối lập với sức nóng hùng tâm trong lòng Kinh Kha đã làm bật nên câu thơ bất hủ về sự ly biệt: "Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn, Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn." (Gió vi vút 'chừ' sông Dịch lạnh tê, Tráng sĩ một đi 'chừ' không trở về).
Văn học cổ Trung quốc có tầm ảnh hưởng nhất định đến tầng lớp thanh niên có học thời bấy giờ, nhất là các vị đã từng theo Nho học, đến thế hệ sau như chúng mình, tầm ảnh hưởng đó vẫn còn có sức mạnh lan tỏa trong giáo dục, như một sự kế thừa có chọn lọc. Không ít thanh niên ở lứa tuổi mình bây giờ vẫn còn lưu luyến điều gì đó với nền Văn học có lịch sử mấy ngàn năm này, đấy là còn chưa học Nho nhe, chứ đã từng ê a Tam tự kinh thì tầm ảnh hưởng lớn hơn nhiều. Nói thế để khẳng định rằng, thời đó Thâm Tâm mang nặng hùng tâm tráng khí kiểu Kinh Kha làm hành trang bước vào kháng chiến chống Pháp. Mà không phải riêng ông, nhiều thanh niên trí thức Nho, Tây khi tham gia cách mạng đều có kiểu cách suy nghĩ này, mỗi ông biểu lộ bằng một cách khác nhau. Để hiểu thêm về vấn đề này, mình cóp nhặt về đây một số trích đoạn thơ nói về sự ly biệt khác nhau của người Tầu cổ, như một tư liệu nghiên cứu, hy vọng có thể qua đó mà hiểu TT hơn.
Lý Bạch (701-762 ) và Mạnh Hạo Nhiên là hai bạn thơ rất thân thiết. Một lần Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Lý Bạch tiễn bạn trên lầu Hoàng Hạc, làm bài thơ đưa tiễn nhan đề Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng .
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
( Lầu Hoàng Hạc, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng- Ngô Tất Tố dịch)
Bạch Cư Dị ( 772- 846 ) tiễn một ông bạn già không nhà cửa là ông Hạ Chiêm, ra đi mà không biết đi về đâu. Thương bạn đã già mà còn long đong vất vả nên lệ trào, ướt đẫm khăn tay:
Muôn dặm thương anh, lệ biệt sầu,
Bảy mươi tuổi tác cửa nhà đâu ?
Buồn trông trận gió theo thuyền nổi.
Sóng bạc đầu quanh khúc bạc đầu.
( Lâm Giang tống Hạ Chiêm- Tản Đà dịch )
Cũng là cảnh tiễn bạn trên sông, Trịnh Cốc ( 836-905 ) viết bài Hoài thương biệt hữu nhân bằng những vần thơ tuyệt tác:
Sóng Dương ngàn liễu đua tươi,
Hoa dương buồn chết lòng người sang sông.
Ly đình tiếng sáo não nùng.
Anh đi bến Sở, tôi trông đường Tần.
( Tiễn bạn trên sông Hoài- Ngô tất Tố dịch )
Lúc tiễn ông Nguyễn Nhị đi sứ An Tây , Vương Duy ( 701- 761 ) làm bài thơ Tống Nguyên Nhị sứ An tây:
Mưa mai thấm bụi Vị Thành.
Liễu bên quán trọ sắc xanh ngời ngời.
Khuyên anh hãy cạn chén mời,
Dương quan ra khỏi ai người cố tri.
( Tương Như dịch )
Tân Tiệm là bạn thân của Vương Xương Linh ( 698- 757 ). Một lần Tân Tiệm đi Lạc Dương. Vương đưa bạn lên lầu Phù Dung, để chuốc chén quan hà. Nhân cảm hứng. Vương làm bài thơ Phù Dung lâu tống Tân Tiệm:
Mưa lạnh sông đêm tới đất Ngô
Sang ra tiễn khách, núi buồn trơ.
Lạc Dương nếu có ai thăm hỏi,
Một mảnh lòng băng ở ngọc hồ.
( Tiễn tân Tiệm ở lầu Phù Dung- Trần Trọng san dịch )
Tình bạn đã thế, tình anh em nào kém thiết tha. Nhà thơ Vi Thừa Khánh ( ?- 707 ) vì liên can đến vụ Trương Dịch Chi dưới thời Vũ Hậu nên bị đày đi Lĩnh Nam ( tỉnh Quảng Tây ). Dịp này ông làm bài thơ Nam hành biệt đệ để từ biệt em mình:
Sông dài nước chảy lênh đênh,
Dặm nghìn đất khách mối tình mênh mông.
Hoa kia chia mối hận lòng,
Lúc rơi tối đất thuyệt không tiếng gì.
(Đi Lĩnh Nam từ biệt em – Tương Như dịch )
Bị đi đày, tác giả có nhiều uất ức không nói ra được, vì thế mà cho rằng hoa rơi xuống đất cũng giận thay cho mình nên rơi im lìm, không một tiếng vang. Cảnh sông dài, đường xa gây ra biết bao nỗi buồn trong lòng người lữ thứ, ra đi mà chẳng biết ngày về.
Ngoài những bài thơ tiễn bạn, biệt em, ta còn thấy có thơ tiễn tráng sĩ sang sông vì nghĩa lớn, đó là thái tử Yên Đan của nước Yên tiễn đưa tráng sĩ Kinh Kha qua sông dịch sang Tần để hành thích Tần Thuỷ Hoàng. Lạc Tân Vương ( 640 - ? ) thời Sơ Đường đã làm bài thơ Dịch thuỷ tống biệt nói về việc ấy:
Đất này từ biệt Yên đan,
Tóc đầu dựng ngược, máu hờn nóng sôi.
Người xưa đã khuất bóng rồi,
Ngày nay còn thấy nước trôi lạnh lùng.
( Tiễn biệt ở sông Dịch - Trần Trọng Kim dịch ).
@QT : Đây là một bài 'khảo cứu và luận' về bài thơ "Tống biệt hành" công phu,phong phú và rất có giá trị.
Trả lờiXóaHy vọng sẽ được đọc nhiều hơn nữa những bài viết như thế của QT.
TL@: Thực ra không có gì to tát, về TBH và TT đã có quá nhiều phê bình, cho nên tôi không có ý góp thêm lời vào mớ bòng bong ấy, ở đây tôi viết như một blog, về nhận thức và tìm một cách cảm nhận khác về bài thơ này (theo ý riêng). Do đang sắp xếp cho gọn ý nên chưa viết hết, nếu TL (và các bạn) có nhã ý đọc thì xin chờ để mình gạn bớt cái chất "đùa cợt" đi thì mới gọi là "tử tế" được :))
Trả lờiXóa