Nếu là một anh nông dân tạm biệt ruộng đồng lên đường làm Vệ "túm" Anh ta đơn giản là muốn có thêm đất để cày. Theo cách mạng thì được đánh đổ địa chủ, đánh đổ thằng Tây- cái thằng nó bắt mình đóng nhiều sưu thuế ( Và có thể, thỉnh thoảng nó hiếp vợ mình mà không dám kêu!!!). Có gì nữa không nhỉ? Chắc hết, khái niệm tự do dân chủ độc lập không ảnh hưởng đến anh ta bao nhiêu. Khi dứt áo ra đi hầu như không cần vướng bận gì, khỏi có chuyện lăn tăn ly với chẳng biệt.
Những bác kiểu TT mang trong mình đủ thứ. Do "trí tuệ" đã được "khai phá" mà họ có nhiều tâm tư tình cảm hơn, nhiều đắn đo hơn, nhiều hoài bão hơn, và cũng nhiều tính phiêu lưu hơn, nhiều điều tự huyễn hoặc mình hơn. Bạn hãy tự đặt mình vào họ trong bối cảnh đó, lại nghe được những bài ca kiểu như:
".... Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên...."
(Tiếng gọi Thanh niên- Lưu Hữu Phước)
Hoặc các bài như : Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Người xưa đâu tá, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Diệt phát xít. v..v của các ông Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, LHP còn có một loạt những "Bạch Đằng Giang", "Ải Chi Lăng","Hát giang trường hận" (đổi thành Hồn tử sỹ)"Hờn sông Gianh", "Người xưa đâu tá" và "Hội nghị Diên Hồng" thì " Râu tóc dựng ngược, mắt đỏ tay nắm đấm" dễ hiểu quá!!!
Và khi bạn cất lên lời hát: ...
"..Tiến lên đường tới sa trường ta xứng danh là cảm tử quân.
Tiến lên đường tới sa trường trong súng gươm chúng ta coi thường.
A! Ta nguyện đồng tâm giết tan quân thù
Tươi cười xông pha ở nơi chiến khu ta cùng nhau tiến khó khăn không lùi.
Da ngựa bọc thây lòng ta vẫn vui..."
Thì thật cũng dễ hiểu là rất cảm khái mà quyết ra đi, nhưng có ngoảnh đầu nhìn lại hay không thì lại là chuyện khác. Nói lan man tý nhưng những vần thơ, những bài ca được sử dụng vào đúng thời điểm có một tác dụng rất lớn. Năm Sáu tám, mình đi bộ đội. Thường có những đêm hành quân mưa gió bão bùng, đoàn quân bì bõm qua những bờ ruộng trơn nhẫy. Bàn chân lính cày đường nhựa lê trên con đường mòn chạy hút vào những cánh rừng dường như không có điểm dừng. Đôi lúc bước chân đi mà tai vẫn lắng nghe tiếng gà eo óc gáy, vài tiếng trẻ thơ khóc trong đêm và lấp ló qua khe cửa ánh đèn dầu ấm cúng của nhà ai đó. Lòng người lính chùng lại, nỗi buồn không tên len lỏi qua cái bụng lép kẹp, rất khó tả cái nổi buồn da diết đó, bởi lời lẽ đâu có đủ năng lực để miêu tả một trạng thái tình cảm cao siêu ấy!!! Nhưng mà, cái nhưng mà này mới là quan trọng, khi ông Chính trị viên vặn to âm lượng chiếc đài Orionton đang phát ra câu hát: Việt nam! trên đường chúng ta đi, nghe sóng biển ầm vang xa tận đến chân trời....Lời ca của cái ông Xuân Sách cà chớn ấy loang trong không gian đặc quánh sương đêm có một tác dụng cực kì lớn lao, đó là làm cho những đôi chân mỏi mệt vì đường xa thêm phần hăng hái, lũ lính trẻ như được tiếp thêm sức mạnh bước đi ào ào như sắp thấy cờ đỏ vinh quang phấp phới bay trên đồn thù, mà chí trai cũng như được vuốt ve, mũi phổng lên to như quả cà chua giữa vụ, hehe!
Ờ, loanh quanh thế để chứng minh rằng thì là mà văn học văn hóa văn nghệ có tầm ảnh hường to lớn đến tâm tư tình cảm của người thường như mấy thằng lính quèn như thế, huống gì mấy ông văn nghệ sỹ như pác TT ấy. Từ là những ông mang nặng tâm tư với ảnh hưởng văn hóa cổ lên đường kháng chiến, ắt là sẽ có những cảm khái, những trạng thái tình cảm khác thường, để sinh ra những vần thơ ly biệt cũng khác thường, như TT đã thể hiện.
"..Tiến lên đường tới sa trường ta xứng danh là cảm tử quân.
Tiến lên đường tới sa trường trong súng gươm chúng ta coi thường.
A! Ta nguyện đồng tâm giết tan quân thù
Tươi cười xông pha ở nơi chiến khu ta cùng nhau tiến khó khăn không lùi.
Da ngựa bọc thây lòng ta vẫn vui..."
Thì thật cũng dễ hiểu là rất cảm khái mà quyết ra đi, nhưng có ngoảnh đầu nhìn lại hay không thì lại là chuyện khác. Nói lan man tý nhưng những vần thơ, những bài ca được sử dụng vào đúng thời điểm có một tác dụng rất lớn. Năm Sáu tám, mình đi bộ đội. Thường có những đêm hành quân mưa gió bão bùng, đoàn quân bì bõm qua những bờ ruộng trơn nhẫy. Bàn chân lính cày đường nhựa lê trên con đường mòn chạy hút vào những cánh rừng dường như không có điểm dừng. Đôi lúc bước chân đi mà tai vẫn lắng nghe tiếng gà eo óc gáy, vài tiếng trẻ thơ khóc trong đêm và lấp ló qua khe cửa ánh đèn dầu ấm cúng của nhà ai đó. Lòng người lính chùng lại, nỗi buồn không tên len lỏi qua cái bụng lép kẹp, rất khó tả cái nổi buồn da diết đó, bởi lời lẽ đâu có đủ năng lực để miêu tả một trạng thái tình cảm cao siêu ấy!!! Nhưng mà, cái nhưng mà này mới là quan trọng, khi ông Chính trị viên vặn to âm lượng chiếc đài Orionton đang phát ra câu hát: Việt nam! trên đường chúng ta đi, nghe sóng biển ầm vang xa tận đến chân trời....Lời ca của cái ông Xuân Sách cà chớn ấy loang trong không gian đặc quánh sương đêm có một tác dụng cực kì lớn lao, đó là làm cho những đôi chân mỏi mệt vì đường xa thêm phần hăng hái, lũ lính trẻ như được tiếp thêm sức mạnh bước đi ào ào như sắp thấy cờ đỏ vinh quang phấp phới bay trên đồn thù, mà chí trai cũng như được vuốt ve, mũi phổng lên to như quả cà chua giữa vụ, hehe!
Ờ, loanh quanh thế để chứng minh rằng thì là mà văn học văn hóa văn nghệ có tầm ảnh hường to lớn đến tâm tư tình cảm của người thường như mấy thằng lính quèn như thế, huống gì mấy ông văn nghệ sỹ như pác TT ấy. Từ là những ông mang nặng tâm tư với ảnh hưởng văn hóa cổ lên đường kháng chiến, ắt là sẽ có những cảm khái, những trạng thái tình cảm khác thường, để sinh ra những vần thơ ly biệt cũng khác thường, như TT đã thể hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment