Bỗng dưng, không biết vì sao trong tâm trí tôi cứ vang lên âm hưởng của một ca khúc từ xa xưa lắm rồi. Thực ra nói cho đúng giai điệu và ca từ của bài hát đó là sản phẩm của một thời bao cấp, người viết theo hợp đồng, mục đích để đáp ứng mục tiêu động viên lao động sản xuất thời đó. Nó là sản phẩm của kiểu thông tin tuyên truyền có định hướng. Vậy mà nay không biết làm sao một đoạn của bài hát cứ lặp đi lặp lại trong tôi không sao dứt đi được: " Leng keng lạch cạch... Leng keng lạch cạch đường ray xe goòng, có cô thiếu nữ ứ ứ, tay đẩy xe goòng, hò dô hò ... hò dô tay đẩy xe gòong......".
Và hôm nay, tôi bước ra đường trong một chiều Hà nội loáng nhoáng người đi, loáng nhoáng mưa, loáng nhoáng nắng, hối hả và bát nháo, đường phố vẫn còn chút náo động của những ngày vui mừng chiến thắng cách đây 35 năm mà ý nghĩa của nó không chắc là còn nhiều người thực sự biết đến. Bước chân tôi đi qua nơi mà trước kia có hai vệt đường ray chạy thẳng về Bờ Hồ, và cái tiếng leng keng lạch cạch kia lại vang lên, nhưng lần này không phải tiếng lạch cạch của chiếc xe chở than vùng mỏ mà là âm hưởng quen thuộc: Leng keng! Leng keng của chiếc xe điện, chiếc xe của một thời tuổi thơ đã đi vào dĩ vãng xa xưa, không bao giờ còn gặp lại được nữa.
Rồi chợt nhận ra một điều buồn cười là trong ngôn ngữ Việt, cái từ leng keng rất ít gặp, người ta dùng nó để chỉ tiếng kêu của chuông xe điện nhưng không hiểu vì sao xe gòong không có chuông mà cũng kêu leng keng( hay có chuông mà mình không biết). Trong tiếng Việt hiện đại, người ta không bằng lòng với việc chỉ dùng từ đó trong phạm vi hạn hẹp như vậy, thế là người ta chế thêm cho nó một ám chỉ nữa, khi ai đó có hiện tượng bất bình thường, ngoài việc nói người đó hâm, hấp, chập, mát, điên, khùng, dở hơi, hây hấy, tay nhặt lá chân đá ống bơ v.v...người ta còn gọi thằng ấy, con ấy Leng keng, ở mức độ leng keng chắc chưa đến nỗi nặng phải sang Châu quỳ, âu đấy cũng là cách gọi nhân đạo, người đó chưa điên lắm, còn cứu vãn được! Cái xe điện của tuổi thơ vẫn chạy trong một miền ký ức của những con người hoài cổ, mà có đúng là hoài cổ không? hay là chỉ nuối tiếc một giá trị đẹp đã đánh mất dưới những toà cao ốc chọc trời. Cái tiếng leng keng ngày xưa ấy nó mang giá trị nhân văn nhiều lắm, con người có tình nhiều lắm, hàng xóm láng giềng ăn ở như bát nước đầy, người đi ngoài phố cũng hình như hiền lành hơn, mấy khi nghe thấy nói đến hối lộ, tham nhũng, thành phố chỉ gói gọn trong gần chục km vuông, chưa đi đã hết, cán bộ đích thực là công bộc của dân, hễ làm việc gì cũng lo nghĩ sao cho vì dân vì nước, cái tư lợi dẫu ai đó có trót làm thì xấu hổ lắm, nói gì đến chuyện phần trăm này nọ.
Hà nội mới đang có nhiều quy hoạch, dự án rồi đề án, nghe nói nhiều lắm. Thủ đô còn sắp phi về chân núi Ba vì. Hà nội mở rộng to đùng ngã ngửa, ừ mà có gì lạ, phát triển là chiều hướng chung, thế mới oai, mới tầm cỡ với thế giới, đâu đó trên các phương tiện thông tin báo chí có bài ì xèo, cái tốt ít nói đến, cái không tốt cứ ầm ĩ. Khu phố mới, to, đẹp ,hiện đại, chưa xong đã ngập, tắc đường vẫn hoàn tắc đường. Những điều đó người ta kêu đâu có sai!
Vừa rồi nghe quy hoạch giao thông, vẽ ra đẹp lắm, các đường vành đai, các đường trục ra vào thành phố, nào tầu trên cao nào tầu dưới đất, bao nhiêu cầu vượt sông bao nhiêu đường cao tốc nghe sướng, nhưng sướng chưa được bao nhiêu lại chợt giật mình, không biết vì sao kế hoạch làm hầm, làm cầu qua Hồ Tây, đã được đưa ra, dư luận phản đối, tưởng yên rồi lại được âm mưu đưa ra tiếp, cái sự hứng thú đào khoét Hồ Tây làm sao lại đem đến sự hào hứng cho người ta vậy nhỉ, chắc không phải là chuyện bìnhthường, chợt nghe tiếng leng keng, leng keng nhưng lần này không phải từ tầu điện.
Rồi chợt nhận ra một điều buồn cười là trong ngôn ngữ Việt, cái từ leng keng rất ít gặp, người ta dùng nó để chỉ tiếng kêu của chuông xe điện nhưng không hiểu vì sao xe gòong không có chuông mà cũng kêu leng keng( hay có chuông mà mình không biết). Trong tiếng Việt hiện đại, người ta không bằng lòng với việc chỉ dùng từ đó trong phạm vi hạn hẹp như vậy, thế là người ta chế thêm cho nó một ám chỉ nữa, khi ai đó có hiện tượng bất bình thường, ngoài việc nói người đó hâm, hấp, chập, mát, điên, khùng, dở hơi, hây hấy, tay nhặt lá chân đá ống bơ v.v...người ta còn gọi thằng ấy, con ấy Leng keng, ở mức độ leng keng chắc chưa đến nỗi nặng phải sang Châu quỳ, âu đấy cũng là cách gọi nhân đạo, người đó chưa điên lắm, còn cứu vãn được! Cái xe điện của tuổi thơ vẫn chạy trong một miền ký ức của những con người hoài cổ, mà có đúng là hoài cổ không? hay là chỉ nuối tiếc một giá trị đẹp đã đánh mất dưới những toà cao ốc chọc trời. Cái tiếng leng keng ngày xưa ấy nó mang giá trị nhân văn nhiều lắm, con người có tình nhiều lắm, hàng xóm láng giềng ăn ở như bát nước đầy, người đi ngoài phố cũng hình như hiền lành hơn, mấy khi nghe thấy nói đến hối lộ, tham nhũng, thành phố chỉ gói gọn trong gần chục km vuông, chưa đi đã hết, cán bộ đích thực là công bộc của dân, hễ làm việc gì cũng lo nghĩ sao cho vì dân vì nước, cái tư lợi dẫu ai đó có trót làm thì xấu hổ lắm, nói gì đến chuyện phần trăm này nọ.
Hà nội mới đang có nhiều quy hoạch, dự án rồi đề án, nghe nói nhiều lắm. Thủ đô còn sắp phi về chân núi Ba vì. Hà nội mở rộng to đùng ngã ngửa, ừ mà có gì lạ, phát triển là chiều hướng chung, thế mới oai, mới tầm cỡ với thế giới, đâu đó trên các phương tiện thông tin báo chí có bài ì xèo, cái tốt ít nói đến, cái không tốt cứ ầm ĩ. Khu phố mới, to, đẹp ,hiện đại, chưa xong đã ngập, tắc đường vẫn hoàn tắc đường. Những điều đó người ta kêu đâu có sai!
Vừa rồi nghe quy hoạch giao thông, vẽ ra đẹp lắm, các đường vành đai, các đường trục ra vào thành phố, nào tầu trên cao nào tầu dưới đất, bao nhiêu cầu vượt sông bao nhiêu đường cao tốc nghe sướng, nhưng sướng chưa được bao nhiêu lại chợt giật mình, không biết vì sao kế hoạch làm hầm, làm cầu qua Hồ Tây, đã được đưa ra, dư luận phản đối, tưởng yên rồi lại được âm mưu đưa ra tiếp, cái sự hứng thú đào khoét Hồ Tây làm sao lại đem đến sự hào hứng cho người ta vậy nhỉ, chắc không phải là chuyện bìnhthường, chợt nghe tiếng leng keng, leng keng nhưng lần này không phải từ tầu điện.
Những chuyến tầu điện ngày xưa ấy gắn với bao ký ức tuổi thơ của tôi và chắc là của nhiều bạn nữa. Còn nhớ ngày xưa đó, tuyến đường Yên phụ, Đồng xuân, Bờ hồ có lẽ là tuyến gần gũi hơn cả, trẻ con mà , đi lậu được vé thì thích lắm, ngồi lên hàng ghế gỗ cứng quèo mà cái sung sướng lâng lâng cứ âm ỉ mãi, tầu chạy chậm lắm so với tốc độ bây giờ, chắc nó cũng đại diện cho nhịp sống thư thả của Hà nội xưa, sao hồi đó không thấy ai sốt ruột như bây giờ, tầu điện cứ thong thả đi qua những con phố yên bình, cứ đi mãi rồi cũng đến, Bưởi, chợ Mơ, Yên phụ, Hà đông hay Cầu Giấy, tất cả rồi sẽ quy về Bờ Hồ, cứ trung tâm là Bờ Hồ, không bao giờ lạc.
Mấy ông thực dân Pháp qua nước Nam đô hộ, cướp bóc cũng lắm( các cụ ta bảo thế) nhưng họ cũng làm được khối điều mà dân còn nhớ mãi, có lần tôi được nghe các bậc cao tuổi hứng chí đọc mấy câu thơ, lõm bõm thế này:
““Thằng Tây ngồi nghĩ cũng tài
Sinh ra đèn điện thắp hoài năm canh
Thằng Tây ngồi nghĩ cũng sành
Sinh ra tàu điện chạy quanh phố phường
La ga thì ở Thụy Chương
Dây đồng, cột sắt thì đường cái quan
Bồi bếp cho chí bồi bàn
Chạy tiền ký cược đi làm sơ vơ (người bán và soát vé)
Xưa nay có thế bao giờ
Có chiếc tàu điện đứng chờ ngã ba
Đàn ông cho chí đàn bà
Hễ tàu vừa đến lấy đà nhảy lên
Ba xu ghế gỗ rẻ tiền
Toa sau thì để xếp riêng gánh gồng
Năm xu ngồi ghế đệm bông
Hỏi mình có sướng hay không hỡi mình.”
Gì thì gì nhưng phải nói quy hoạch của họ thì rất tuyệt, nhìn Hà nội cũ, nhất là khu phố Tây mới thấy các kiến trúc sư người Pháp rất giỏi, có bao giờ thấy bị ngập nước, ngay cái nhà về mùa Nồm nam cũng không bị ẩm ướt như những ngôi nhà thiết kế, xây dựng hiện đại bây giờ. Hồi đó mà nghe đến tắc đường, chắc không ai hình dung ra nó thế nào, có phải cũng một phẩn là do lợi ích từ chiếc tầu điện mang lại?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment