Một ngày đẹp trời, tôi bất chợt nhận ra rằng mình đã bỏ đi một số thói quen cũ. Hà Nội đối với tôi không phải quê cha đất tổ. Do hoàn cảnh đưa đẩy mà được sống ở nơi ngàn năm đô hội này từ thuở ấu thơ. Dù cuộc đời có biết bao thăng trầm thì đi đâu về đâu, tôi vẫn cảm thấy gắn bó như không thể tách rời với Hà Nội, mảnh đất đã nuôi mình khôn lớn.
Tuổi thơ nhiều sóng gió, đất nước đầy biến động. Vậy nhưng mỗi khi đi xa có dịp quay về Hà nội, hay khi đã xế chiều tạm dừng bước phiêu du. Mỗi khi thấy tâm hồn mình lắng đọng trong những nỗi buồn vu vơ hay những khi bỗng dưng nổi cơn phiêu lãng. Tôi thường thả bước trên những con phố cổ xưa của Hà nội. Cũng có khi lặng lẽ bước đi vô định quanh hồ Hoàn kiếm để tìm kiếm một tâm tư hoài niệm. Từ thuở còn cắp sách đến trường, ngày hai buổi bước chân con trẻ đi qua con phố vắng rắc đầy hoa gạo đỏ bên hông viện bảo tàng lịch sử. Hay có những chiều trốn học ngẩn ngơ dưới những tán cây cơm nguội mọc dài theo con phố nhỏ chạy dọc bờ đê sông Hồng. Lớn hơn chút nữa, cũng có những đêm không ngủ, cùng thằng bạn chí thiết nắm tay nhau đi trong đêm Hà Nội đầy sương mà nói đủ thứ chuyện trên giời dưới bể. Phận bé nhỏ nhưng nói toàn điều to tát. Và đọng lại trong tôi không phải những điều cao siêu mà trí óc con trẻ có thể nghĩ ra mà là những đêm thành phố yên bình, người ta đi trong yên lặng, thanh thản và vô tư mặc dù bữa chiều chưa chắc đã đủ no. Điện thành phố nào đã đủ sáng để rực rỡ nhưng cũng đủ long lanh để tâm hồn người lắng đọng trong bản ba lát êm ái của mùa thu Hà nội. Khi đất nước đã qua cơn biến động, trở về đời thường với những vết thương lòng hằn sâu trong tâm tưởng. Mặc cho sự bon chen của người đời và bỏ qua cả nỗi vất vả để ổn định cuộc sống, khi có dịp rỗi rãi, tôi vẫn giữ thói quen thả bước trên những con đường cả quen và lạ của thành phố để thấy lòng mình lắng dịu. Con đường Tràng tiền đầy nắng, tiếng còi tầm nóc nhà hát lớn, tiếng xe điện gõ leng keng, bờ đất Hồ gươm chưa đổ xi măng còn in dấu các cụ rùa bám đường trèo lên mặt phố, Thuỷ tạ với những chiếc phơ rit xoa hình thoi đang chờ những đôi bạn tình để thong thả nhẹ lướt trên mặt hồ ngăn ngắt mầu xanh lục. Cũng có lúc, để tìm lại những kí ức tuổi thơ, tôi đếm bước lại những dấu chân con trẻ một thời đi tìm tình thương của mẹ. Từ mặt cát sông Hồng qua hè phố Phan đình Phùng ngập trong lá sấu rụng, vườn Bách thảo âm ỉ tiếng ve kêu rồi sang Ngọc Hà vẫn còn những ruộng hoa Păng sê, Layơn khoe sắc trong nắng chiều làng cổ. Cũng có lúc chạy theo bạn bè lên Nghi tàm, Quảng bá. Những trái ổi xanh lè, chát xít hàm răng còn đọng nguyên trong kí ức làm vật chứng cho một thời hoang dã mà vô tư đã không bao giờ gặp lại nữa.
Tuổi thơ nhiều sóng gió, đất nước đầy biến động. Vậy nhưng mỗi khi đi xa có dịp quay về Hà nội, hay khi đã xế chiều tạm dừng bước phiêu du. Mỗi khi thấy tâm hồn mình lắng đọng trong những nỗi buồn vu vơ hay những khi bỗng dưng nổi cơn phiêu lãng. Tôi thường thả bước trên những con phố cổ xưa của Hà nội. Cũng có khi lặng lẽ bước đi vô định quanh hồ Hoàn kiếm để tìm kiếm một tâm tư hoài niệm. Từ thuở còn cắp sách đến trường, ngày hai buổi bước chân con trẻ đi qua con phố vắng rắc đầy hoa gạo đỏ bên hông viện bảo tàng lịch sử. Hay có những chiều trốn học ngẩn ngơ dưới những tán cây cơm nguội mọc dài theo con phố nhỏ chạy dọc bờ đê sông Hồng. Lớn hơn chút nữa, cũng có những đêm không ngủ, cùng thằng bạn chí thiết nắm tay nhau đi trong đêm Hà Nội đầy sương mà nói đủ thứ chuyện trên giời dưới bể. Phận bé nhỏ nhưng nói toàn điều to tát. Và đọng lại trong tôi không phải những điều cao siêu mà trí óc con trẻ có thể nghĩ ra mà là những đêm thành phố yên bình, người ta đi trong yên lặng, thanh thản và vô tư mặc dù bữa chiều chưa chắc đã đủ no. Điện thành phố nào đã đủ sáng để rực rỡ nhưng cũng đủ long lanh để tâm hồn người lắng đọng trong bản ba lát êm ái của mùa thu Hà nội. Khi đất nước đã qua cơn biến động, trở về đời thường với những vết thương lòng hằn sâu trong tâm tưởng. Mặc cho sự bon chen của người đời và bỏ qua cả nỗi vất vả để ổn định cuộc sống, khi có dịp rỗi rãi, tôi vẫn giữ thói quen thả bước trên những con đường cả quen và lạ của thành phố để thấy lòng mình lắng dịu. Con đường Tràng tiền đầy nắng, tiếng còi tầm nóc nhà hát lớn, tiếng xe điện gõ leng keng, bờ đất Hồ gươm chưa đổ xi măng còn in dấu các cụ rùa bám đường trèo lên mặt phố, Thuỷ tạ với những chiếc phơ rit xoa hình thoi đang chờ những đôi bạn tình để thong thả nhẹ lướt trên mặt hồ ngăn ngắt mầu xanh lục. Cũng có lúc, để tìm lại những kí ức tuổi thơ, tôi đếm bước lại những dấu chân con trẻ một thời đi tìm tình thương của mẹ. Từ mặt cát sông Hồng qua hè phố Phan đình Phùng ngập trong lá sấu rụng, vườn Bách thảo âm ỉ tiếng ve kêu rồi sang Ngọc Hà vẫn còn những ruộng hoa Păng sê, Layơn khoe sắc trong nắng chiều làng cổ. Cũng có lúc chạy theo bạn bè lên Nghi tàm, Quảng bá. Những trái ổi xanh lè, chát xít hàm răng còn đọng nguyên trong kí ức làm vật chứng cho một thời hoang dã mà vô tư đã không bao giờ gặp lại nữa.
Hà nội của tôi trong những năm tháng đã qua, dù trong thanh bình hay đang gồng mình trong bom đạn đều thể hiện nếp thanh lịch của mảnh đất văn hiến. Con người Hà nội xưa lịch lãm, nhẹ nhàng đã thuộc bản chất, những điều tốt đẹp dễ ảnh hưởng đến lớp người từ các vùng khác nhau về hội tụ, nét đẹp các vùng miền như cùng phát huy để xứng tầm với cuộc sống kinh kì. Họ sống hoà đồng, chân tình và đầy tính nhân văn.
Có còn không con người Hà nội? Còn đấy chứ! con người vật chất vẫn thế, vẫn là ông là bà, vẫn là cô là bác là anh là chị là em là cháu là anh là tôi và đủ các thứ 'là' không bớt đi mà ngày càng thêm ra. Những tưởng phú quý sinh lễ nghĩa, đời sống vật chất được cải thiện thì con người cũng hiện đại văn minh, tình nghĩa càng được coi trọng, nét thanh lịch càng được tôn vinh để người Hà nội có thể luôn tự hào là người của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. Than ôi cái vỏ bề ngoài con người có vẻ không thay đổi nhưng bên trong đã như khúc gỗ mục rồi. Có gì khác chăng chỉ là lớp áo quần phủ lên người. Có điều kì lạ khó cắt nghĩa là người Việt nói chung, người Hà nội nói riêng, trong chốn riêng tư hay một cuộc đàm đạo mở, cũng có khi là cả trên các phương tiện thông tin hoặc một bài viết kiểu như tôi đang làm đây đều nói lên được cả, bức xúc biết cả, cái xấu xa ngoài đường đều biết và đều muốn phê bình cả, vậy mà nói xong rồi ra đến ngoài đường là cũng bon chen, đi ẩu, chửi bậy, nhổ bậy, nhìn hàng xóm như kẻ thù, nhìn đồng đội như quỷ dữ, lừa lọc, mưu mô đá trên chèn dưới, xong rồi lại chửi bới xã hội như mình là người vô can. Thói hư tật xấu, tiêu cực xã hội tưởng như ở đâu xa lắm, lắc đầu lè lưỡi kêu ca nhưng anh bác sĩ làm tiền trên bệnh tật của người khác lại kêu ầm lên là phải chạy chọt cho con vào được trường điểm mất mấy ngàn đô, cô nhân viên công quyền hạch sách vòi vĩnh người dân lại kêu anh cảnh sát giao thông đòi tiền mãi lộ, khoác lên mình bộ cảnh phục là tưởng mình có quyền lực hơn người và xẩy ra chuyện phang vào người dân là điều tất nhiên, người dân còn vậy nói gì đến kẻ có quyền lực, phần trăm, hối lộ, chơi gái là còn nhỏ, điều lớn hơn chẳng ai dám nghĩ ra, nói ra.
Ra đường thời buổi này có lắm thị phi, vậy thì làm con rùa rụt cổ vậy, đi chùa đi chiền vậy, chùa to lắm, đền to lắm, lễ nhiều lắm, hội nhiều lắm, lao vào đi, cho nó quên đi, nghĩ làm làm gì cho nó đau đầu, chợt nhớ ngày xưa được học sử, cô giáo bảo thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, cho hút thuốc phiện, cho uống rựơu cồn, chơi leo cột mỡ để dân chúng ngu lâu khỏi theo cộng sản. Bây giờ chùa chiền, mê tín dị đoan, đĩ điếm, trộm cắp, giết người phát triển như điên, chưa kể hối lộ tham nhũng mục nát cả đất nước.
Không biết rồi sẽ đi về đâu, đôi lúc lẩn thẩn mình tự hỏi mình: Bao giờ cho đến ngày xưa!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment