Chỉ riêng với bài thơ "Màu tím hoa sim", nhà thơ Hữu Loan đã xứng đáng có một vị trí hàng đầu trong nền thi ca Việt nam. Chưa có ai bầu chọn cho ông, và rồi có lẽ cũng sẽ chẳng có một cuộc bầu chọn như vậy, nhưng chắc chắn trong lòng người yêu thi ca sẽ còn nhớ mãi về ông, người đã viết lên những dòng thơ đi sâu vào tâm hồn người đọc. Không phải ngẫu nhiên mà có ít nhất hai thế hệ người Việt Nam đã đồng cảm với ông, phải chăng những mất mát ,đau thương của ông cũng là của chính họ. Bài thơ chỉ là cảm xúc đau đớn của ông khi mất người vợ trẻ yêu dấu nhưng nó đã nói lên được tiếng lòng của rất nhiều những con tim bị bóp nát bởi chiến tranh. Thực ra, chỉ có những đất nước bị chiến tranh tàn phá, những dân tộc bị đày đoạ, chém giết triền miên, những dân tộc mà từng có một thời trông ngóng hoà bình trong vô vọng thì mới có thể viết lên được những dòng thơ đau đớn, ngậm ngùi và thương cảm đến vậy. Nỗi đau của Hữu Loan không dừng lại ở những mất mát hữu hình, nỗi đau của ông còn tái diễn trong một hình thái khác, cũng có thể nói là ông cực đoan khi có phản ứng khá gay gắt trước cách xử sự của những người đã từng là đồng đội của ông. Thái độ đó của ông là có thể hiểu được, điều không thể hiểu được là cách mà người ta đã làm ngày đó và ngay cả bây giờ khi có ai đó vẫn cố tình "nhuộm màu cho những tác phẩm không màu"
Cuộc đời HL gặp khá nhiều trắc trở do ngoại cảnh đưa lại và cũng do chính ông, vì khái tính mà tự đặt mình vào, nhưng dù thế nào thì đó cũng là câu chuyện cảm động vì ngoài "Màu tím hoa sim" ông còn có một "bài thơ" khác khá hay, đó chính là câu chuyện người vợ sau của ông, con một gia đình địa chủ mà ông đã bất chấp định kiến và sự cấm đoán để xây dựng gia đình với bà. Sau này còn có một câu chuyện cảm động về gia đình ông. Bạn Svailo ( Quân sử Việt Nam) Nói thật đúng "Đừng nhuộm màu các ca khúc không có màu !
Nhìn chung tình hình quản lý văn hóa nghệ thuật hiện nay cũng đã đổi mới , thông thoáng hơn rồi, các bác không phải ngại khi ca nhưng bài ca " không có màu " về tình yêu đôi lứa, tình quê huơng đất nước, tình mẹ, tình cảm của người lính nói chung...không căn cứ theo xuất xứ nặng nề, cứng nhắc như trước .
Quả thật có 1 giai đoạn dài, vấn đề " chủ truơng : Nghệ thuật vị nhân sinh " bị hiểu quá tả, vận dụng máy móc, gây ra những căng thẳng nặng nề cho các văn nghệ sĩ, và cả giới yêu văn hóa nghệ thuật chân chính đích thực. Đã có hẳn 1 vụ án Nhân văn-Giai phẩm (1955-1958), về những bài thơ, bài văn, bài hát yêu đuơng bị cho là ủy mị,tiểu tư sản, thủ tiêu tính chiến đấu, ảnh hưởng tư tưởng cán bộ chiến sỹ, và quần chúng...đã và đang ngày đêm gian khổ hy sinh đánh Pháp và chống Diệm - Mỹ xâm lược
Điển hình là bài thơ MÀU TÍM HOA SIM, bài thơ cho tới giờ đã được coi là : Bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20- Viêtnam,( VITEK VTB mua bản quyền bài thơ này năm 2006 - 100 triệu đồng) Nhưng cũng là bài thơ đã làm cho cuộc đời và sự nghiệp của Hữu Loan chìm ngập trong bi thuơng suốt mấy chục năm ròng rã.
Nhà thơ viết MÀU TÍM HOA SIM năm 1949. Khi đang trên đường hành quân thì được tin người vợ yêu bé bỏng 17 tuổi , vừa mới cưới của ông đã chết, khi ra sông của điền trang gần nhà giặt giũ . Bài thơ đớn đau khóc vợ của chàng lính chiến 32 tuổi, là tiếng khóc thầm tan nát cõi lòng, cùng bao hoài niệm xót thuơng, không chỉ của 1 người chồng mà còn là của 1 người anh với cô em gái thơ ngây, bé nhỏ. Ông viết chỉ trong 1 buổi trưa, liền mạch .
Giai đoạn này Ông đang là CTV. D, đại đoàn 304 của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn, liên khu 3, Thanh hóa .
Khi bài thơ xuất hiện trên văn đàn 1955 (tạp chí Trăm hoa của Nguyễn Bính), đã tạo nên tiếng vang lớn trong cán bộ chiến sỹ, dân công, văn nghệ sỹ và quần chúng không chỉ ngoài vùng kháng chiến mà cả trong các thành tạm chiếm, từ Bắc vào Nam . Lập tức được các nhạc sỹ Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh lấy ý phổ nhạc, rất phổ biến và được hâm mộ nồng nhiệt ngay từ những năm 195x .Trong đó, bản NHỮNG ĐỒI HOA SIM của Dzũng Chinh (viết theo thể Slow rumba, và cũng thường chơi theo thể Bolero) được nhà thơ yêu thích nhất vì chuyển tải được xúc cảm, và gần với dư âm sâu kín của tâm hồn ông nhất: Đớn đau mà không gục ngã, tha thiết xót xa mà không bi lụy, tuyệt vọng.
Chính nhờ những bài hát này mà bài thơ tình " mang án " ấy càng phổ biến và say mê lòng người trong suốt các thập kỷ 50, 60, 70 ở miền nam VN, không chỉ trong giới văn nghệ sỹ, sinh viên, công chức mà cả trong giới sĩ quan binh lính, trong 1 cuộc chiến ngày càng khốc liệt: " Lỡ khi mình đi mãi - Sợ khi mình không về - Thương người vợ chờ - Bé bỏng chiều quê ... "
4/1975 con trai nhạc sỹ trong đoàn quân giải phóng và dừng chân quân quản ở Vũng tàu, được 1 cô nữ sinh con 1 công chức chính quyền cấp tỉnh Ngụy, cảm mến và rồi yêu nhau. Mẹ cô gái biết. Kiên quyết phá, không cho lấy Cộng sản Bắc Việt, mặc con gái khóc lóc, bỏ ăn, dọa đi tu, dọa tự tử. Bà thề độc nếu cô lấy, bà sẽ quyên sinh. Không ai hy vọng lay chuyển được bà .
Bẵng đi 1 thời gian lâu lâu, nhà thơ từ Thanh hóa vào thăm con, thấy con có vẻ buồn bã, nhà thơ hỏi và biết chuyện. Ông bảo con dẫn đến thăm cha mẹ cô gái.
Bà mẹ không thèm tiếp chuyện, chỉ ngồi theo phép lịch sự. Nhưng khi ông tự giới thiệu : Tôi, Hữu Loan nhà thơ 1949 .
Bà như nhảy dựng lên : Hữu Loan 1949- MÀU TÍM HOA SIM ?
Ông gật đầu, và lặng lẽ nghẹn ngào đọc nguyên bản MÀU TÍM HOA SIM với những xúc cảm đớn đau xưa cũ, âm thầm chôn chặt bao năm trong lòng, hối hả, truyền cảm ào ạt tràn về .Ông nấc nghẹn, chìm về trong dĩ vãng khi bài thơ chấm dứt. Thật bất ngờ, mẹ cô gái nhào đến vịn lấy vai ông và ... khóc như muốn ngất : Trời ơi , trời ơi ...
Rồi vào lục tìm , mang ra 1 cuốn sổ cũ kỹ, sờn rách theo tháng năm, giở ra cho ông xem : Bài thơ đã chép và vội sửa lại những từ sai lạc. Bà vốn là sinh viên Văn khoa Saigon 1956
3 hôm sau, hôn lễ được cử hành trong sự ngỡ ngàng của bè bạn, họ mạc. Nhìn bà hớn hở vào ra tiếp khách, ai cũng bảo bà trẻ ra 20 tuổi.
Văn hóa đấy, Âm nhạc đấy, Nghệ thuật đấy. Ai dám bảo rằng không vị nhân sinh ?"
(Đây là toàn văn bài thơ của ông)
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê..
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
Nhà thơ Hữu Loan đã mất ngày 18-3 vừa qua, xin câù chúc cho ông bằng an trong cõi giới mới.
Cả bài thơ kèm nhận xét xuất xứ, cùng bài hát lừng danh muôn đời mà chưa ai bình phẩm, hơi trễ.
Trả lờiXóanếu ai thích thơ thì cứ nhâm nhi nhé, còn ai thích nghe hát thì mời ghi đăng ký nghe..tôi hát cho, hay hơn TT đấy.
Thắng à, đây là blog cá nhân của tôi, không giới thiệu đại trà nên ít người biết. Hát hay hơn TT thì hôm nào biểu diễn cho anh em nghe nhé!
Trả lờiXóa