VietnamDefence - Trung Quốc tăng cường tên lửa phòng không ở Côn Minh, Thành Đô, Thâm Quyến và đàm phán mua giấy phép sản xuất S-300, còn Việt Nam đàm phán mua S-300PMU-2 Favorit.
Mặc dù quan hệ chính trị Việt-Trung có sự cải thiện, sự đối kháng trong lĩnh vực quân sự giữa hai nước vẫn ngấm ngầm tiếp tục.
Từ phía Việt Nam, bằng chứng là những đơn đặt hàng lớn mua các hệ thống vũ khí tối tân nhất từ Nga, từ phía Trung Quốc vì những lý do dễ hiểu, thông tin ít hơn nhiều.
Liên quan đến vấn đề này, đáng chú ý là tin ngắn mới đây đăng trên tạp chí Kanwa Asian Defence ở Hongkong, trong đó phân tích việc Trung Quốc tăng cường phòng không tại các quân khu giáp Việt Nam.
Tạp chí đưa tin rằng, hạ tầng phòng không được tăng cường đột biến ở khu vực Côn Minh, Thành Đô và Thâm Quyến. Côn Minh đang được các hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 bảo vệ, còn tại khu vực Thành Đô đã triển khai không dưới 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-64 (LY-60D).
Ngoài ra, hiện tại đang tiến hành triển khai ở khu vực Thâm Quyến các hệ thống tên lửa phòng không mới mà nhiều khả năng nhất là các hệ thống HQ-12.
Việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không mới chắc chắn là nhằm đối phó với mối đe dọa từ các máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKV của Việt Nam.
Hơn nữa, Thâm Quyến có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc bởi vì bộ tư lệnh hạm đội Nam Hải được đặt tại đây và cách đó không xa là căn cứ tàu ngầm nguyên tử thứ hai trên đảo Hải Nam. Trú đóng cách Thâm Quyến 20 km là sư đoàn không quân số 2 của quân đội Trung Quốc, được trang bị các tiêm kích J-11A.
Tin cho hay, 1 tiểu đoàn HQ-12 gồm có 6 bệ phóng, tầm bắn tối đa của biến thể cải tiến HQ-12A là 50 km, độ cao tác chiến 0,5-25 km. Biến thể xuất khẩu của hệ thống có tên gọi KS-1A. Radar anten mạng pha SJ-212 cho phép bám 12 tên lửa và tấn công 6 mục tiêu bay. Radar có tầm phát hiện 120 km. Hệ thống này còn có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình.
Trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc không triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 ở đồng bằng sông Châu Giang và xung quanh Thâm Quyến, các tác giả cho rằng, lý do rất rõ. Đó là vì Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam đã được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 và hiện đang đàm phán mua các hệ thống S-300PMU-2. Nghĩa là, Việt Nam nắm rất rõ tính năng của các hệ thống tên lửa phòng không này.
Nếu phỏng đoán này là đúng thì sắp tới sẽ có thêm các hệ thống tên lửa phòng không cơ động HQ-9 và HQ-12 được trang bị cho đại quân khu Quảng Châu.
Mới đây, Nga đã tuyên bố đình chỉ sản xuất S-300 trong năm nay để chuyển sang trang bị hệ thống S-400 và tới đây là S-500.
Theo Stratfor, trong mấy tuần nay, Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc giấy phép sản xuất S-300 dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Nguồn: Trung Quốc tăng cường phòng không trên biên giới với Việt Nam / Andrei Frolov // bmpd.livejournal.com, 7.6.2011; Russia's Stance Against Selling Iran S-300 Defense Systems // STRATFOR, 24.8.2011.
LAST UPDATED ( 2:21 PM, 24/09/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment