Trang

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Rada “áo giáp” - Chiếc gương buộc máy bay chiến đấu tàng hình lộ diện




Công ty cổ phần Topaz của Ukraina mới tung ra nhãn hiệu cáo cho một mặt hàng thần bí của quốc gia này với dòng chữ "Đây là chiếc gương để F-22 và B-2 hiện diện". Vậy chiếc "gương" này có phép thần gì?
Lúc này, lực lượng phòng không các nước Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản liên tục giám sát trong 40 tiếng đồng hồ. Điều khiến người ta cảm thấy lạ là, phi công Mỹ trong quá trình lái máy bay chiến đấu F-22 bay trên bầu trời lúc này đã sử dụng dải sóng huấn luyện không thực hiện tăng độ bảo mật, có ý để lộ đường bay của mình. Nhưng lực lượng tên lửa đất đối không S-300 của quân Nga đóng ở vùng Vladivostok đã "đánh hơi" thấy sự không bình thường này.

Theo trang web Phòng ngự Vũ trụ (VKO) của Nga tiết lộ, lúc đó rađa "áo giáp" trong hệ thống phòng không Nga đã bắt được 4 điểm sáng nghi ngờ trong bảng sóng điện từ  mà mắt thường không thể nhìn thấy. Quan chức chỉ huy phòng không của Nga đã nhận định có chuyện lớn ở đây.
Quả nhiên, đến ngày thứ hai của cuộc tập trận Mỹ-Hàn, quân Mỹ tuyên bố có 4 chiếc máy bay chiến đấu F-22 của họ đã tham gia tập trận. Tuyên bố này khiến giới quân sự Hàn - Nhật cảm thấy kinh ngạc, vì rađa của họ từ đầu đến cuối chỉ "tóm" được hai chiếc F-22. Tư lệnh Không quân thuộc Hạm đội 7 Raminton tiết lộ, trong suốt quá trình tập trận có 2 chiếc F-22 bay ở độ cao bình thường để thu hút sự chú ý của rađa các nước. Còn hai chiếc khác luôn  thực hiện tuần tiễu ở tầm siêu thấp và rađa trinh sát trang bị cho máy bay cũng không mở. Giới phân tích cho rằng, quân Mỹ muốn phô trương tính năng tàng hình cao siêu của F-22, nhưng không ngờ đã bị rađa của Nga phát hiện.
Chiếc "gương" mà Công ty Topaz quảng cáo chính là rađa “áo giáp” đã "bắt được" máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ trong diễn tập của quân đội Mỹ-Hàn.
Ảnh ra đa minh họa
Được biết, mọi vũ khí tàng hình của các nước có hiện nay mặc dù đều sử dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu diện phản xạ rađa tránh bị phát hiện, nhưng vẫn không thể tàng hình hoàn toàn, vì một khi động cơ, thông tin dẫn đường và các hệ thống điện tử ... của vũ khí tàng hình đã khởi động, sẽ sản sinh bức xạ điện từ nhất định. Trong khi đó, rađa áo giáp lại không phát ra chùm sóng tín hiệu, nên không thể lộ vị trí của mình, có thể tránh được tên lửa của đối phương, đồng thời lại phát hiện ra đối phương. Ý tưởng về rađa áo giáp bị động xuất hiện từ giữa thế kỷ XX. Thời kỳ này, Mỹ đã vạch ra kế hoạch tấn công hạt nhân Liên Xô nên đã đẩy mạnh phát triển hệ thống rađa điều khiển tên lửa hành trình và liên tiếp nghiên cứu chế tạo ra loại tên lửa hành trình MGM-I, MGM-13.. Loại tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân với sự hướng dẫn của rađa mặt đất và có khả năng không kích chuẩn xác mục tiêu ở xa tới 1.000km, đồng thời còn có thể bay ở tầm siêu thấp, bức xạ điện từ của nó sinh ra bị ngập chìm trong tạp sóng mặt đất, khiến hệ thống rađa của Liên Xô rất khó phát hiện.
Để đối phó, Liên Xô và khối  Warsaw đã triển khai nghiên cứu chế tạo loại rađa có thể phát hiện thấy tên lửa hành trình này của Mỹ. Sau hơn 3 năm tập trung sức lực, đến năm 1960, họ đã cho ra đời bộ rađa bị động đầu tiên trên thế giới với tên gọi Copachi. Sau đó, giới quân sự Liên Xô dựa vào nguyên lý Copachi đã cải tiến nâng cấp nghiên cứu chế tạo ra loại rađa chống tàng hình với tên “áo giáp”, nâng cự li phát hiện mục tiêu từ 40~50km lên tới 250km.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraina đã tiếp tục nghiên cứu cải tiến năng lực của rađa “áo giáp”, có thể phát hiện mục tiêu tàng hình trong không trung xa tới 800km, đây là rađa có khả năng nhìn được xa nhất trong hệ thống cùng loại trên thế giới hiện nay.
F-22
Rađa “áo giáp” do Công ty Topaz sản xuất được trang bị cho quân đội Nga, dùng cho hệ thống tên lửa đạn đạo đất đối không S-300. Điều này đồng nghĩa với việc các loại máy bay tàng hình tiên tiến của Mỹ như F-22 và B-2 chỉ cần đến gần không phận Nga là có thể gặp nguy hiểm. Trong cuộc chiến Nam Tư, quân đội Nam Tư nhờ có rađa bị động Copachi lần đầu tiên đã bắn rơi máy bay tàng hình F-117 của Mỹ, cách Belgrade 40km về phía tây, ngày 27/3/1999.
Được biết, năm 2002, một vệ sĩ của Tổng thống Ukraina đã phản bội chạy sang Mỹ, cung cấp cho Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) một số thông tin liên quan đến nghiên cứu chế tạo và bán rađa áo giáp của Ukraina. Sau đó Mỹ đã cử một đoàn chuyên gia quân sự đến Kiev, thủ đô Ukraina để điều tra. Theo thông tin mà tình báo Mỹ thu được, những năm gần đây, Công ty Topaz đã sản xuất 76 bộ rađa “áo giáp”, trong đó 50 bộ bán cho Nga và Ethiopia, 22 bộ trang bị cho quân đội Ukraina và 4 bộ bán cho Trung Quốc.
Theo phân tích của giới quân sự, hiện có 6 quốc gia (bao gồm cả Mỹ) tiếp tục nghiên cứu chế tạo được rađa bị động chống tàng hình. Tuy nhiên, đến thời điểm này, rađa áo giáp vẫn sẽ là "kẻ thù số 1" của máy bay tàng hình Mỹ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment