Trang

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Thế giới có an toàn hơn không?

"Đại gia" hạt nhân sôi sục mua sắm vũ khí
Những cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới đang có kế hoạch chi hàng trăm tỉ USD nhằm hiện đại hóa và nâng cấp vũ khí mang đầu đạn hạt nhân trong vòng 10 năm tới
Vụ thử tên lửa hạt nhân năm 2009 của Triều Tiên.
Bất chấp sức ép về ngân sách chính phủ và những lời tuyên bố hùng hồn với thế giới về giải trừ hạt nhân, bằng chứng nói trên cho thấy "một kỷ nguyên vũ khí hạt nhân mới và nguy hiểm" - báo cáo của Hội đồng thông tin an ninh Mỹ của Anh (Basic) cảnh báo.


Theo báo cáo này, Mỹ sẽ chi 700 tỉ USD cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí hạt nhân trong thập kỷ tới, trong khi Nga sẽ chi ít nhất 70 tỉ USD chỉ riêng cho hệ thống chuyển giao. Những nước khác bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Pháp và Pakistan dự kiến cũng sẽ giành những khoản tiền đáng gờm cho các hệ thống tên lửa chiến thuật và chiến lược.

Bản báo cáo trên cảnh báo Pakistan và Ấn Độ dường như sẽ tìm kiếm vũ khí mang đầu đạn hạt nhân gọn nhẹ hơn để có thể triển khai ở phạm vi lớn hơn hoặc tầm bắn ngắn hơn, phù hợp với vai trò "chiến lược" hay "phi chiến thuật".

"Đối với Israel, quy mô tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân cho phép củng cố sức mạnh của hạm đội tàu ngầm. Đằng sau chương trình phóng tên lửa vệ tinh là chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tương lai" - báo cáo nhấn mạnh.

Về kế hoạch chi tiêu cho vũ khí của từng nước, báo cáo cho biết:

- Mỹ dự kiến chi 700 tỉ USD cho vũ khí hạt nhân trong thập kỷ tới. 92 tỉ USD tiếp theo sẽ được chi cho vũ khí hạt nhân mới, ngoài ra Mỹ cũng có kế hoạch xây dựng 12 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, bom và tên lửa hành trình hạt nhân.

- Nga dự kiến chi 70 tỉ USD nhằm cải thiện bộ ba hạt nhân chiến lược của mình (trên không, trên bộ và trên biển) đến năm 2020. Nga đang giới thiệu phiên bản tên lửa đạn đạo liên lục địa di động mang nhiều đầu đạn hạt nhân và một thế hệ mới tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình. Cũng có báo cáo cho biết Nga đang lập kế hoạch đưa tên lửa tầm ngắn mang đầu đạn hạt nhân vào hoạt động tại 10 lữ đoàn quân đội trong thập kỷ tới.

- Trung Quốc nhanh chóng củng cố kho vũ khí tên lửa hạt nhân di động tầm trung và tầm xa. Khoảng 5 tàu ngầm đang được chế tạo đủ khả năng phóng 36-60 tên lửa đạn đạo trên biển.

- Pháp vừa hoàn tất việc triển khai 4 tàu ngầm mới được trang bị tên lửa tầm xa hơn với "đầu đạn hạt nhân mạnh hơn". Pháp cũng đang hiện đại hóa hạm đội máy bay ném bom hạt nhân.

- Pakistan mở rộng phạm vi hoạt động của tên lửa Shaheen II, phát triển tên lửa hành trình hạt nhân, củng cố thiết kế vũ khí hạt nhân cũng như các loại đầu đạn hạt nhân gọn nhẹ hơn. Pakistan còn xây dựng nhiều lò phản ứng mới sản xuất plutonium.

- Ấn Độ phát triển phiên bản mới của tên lửa Agni, nhắm mục tiêu toàn bộ lãnh thổ Pakistan và một phần Trung Quốc. Ấn Độ cũng phát triển tên lửa hành trình phóng từ tàu và có kế hoạch đóng mới 5 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.

- Israel mở rộng phạm vi tên lửa Jericho III, phát triển khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa, mở rộng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân trên tàu ngầm.

- Triều Tiên công bố loại tên lửa mới Musudan vào năm 2010 với tầm bắn lên tới 4.000 km và có khả năng nhắm tới các mục tiêu ở Nhật Bản. Bình Nhưỡng cũng thử thành công tên lửa Taepodong-2 có tầm bắn 9.600 km, vươn tới một nửa lãnh thổ Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo cho hay không rõ Triều Tiên đã phát triển khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để phù hợp với các loại tên lửa này hay chưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment