Việt Nam đang củng cố quan hệ với cựu thù Mỹ, song Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính.
Nga đã chuyển giao cho Việt Nam frigate lớp Gepard trang bị tên lửa có điều khiển. Moskva vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho Hà Nội. Song do tranh chấp lãnh thổ gia tăng với Trung Quốc, Việt Nam cũng đang cố gắng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ. Chủ trương này đang nhận được sự hưởng ứng ở Washington. Họ đang xem xét khả năng gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí trang bị cho Việt Nam.
Việc bàn giao cho Việt Nam chiếc chiến hạm đóng ở Nga diễn ra tại quân cảng Cam Ranh. Đây đã là frigate thứ hai lớp Gepard được bàn giao cho Việt nam, đất nước mà Nga có quan hệ hợp tác từ lâu, từ những năm 1950-1970. Hồi đó, bộ đội Việt Nam đã chiến đấu chống thực dân Pháp, sau đó là với chống kẻ thù hùng mạnh hơn là Mỹ.
Theo Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga), năm 2010, Việt Nam chiếm 6% tổng lượng vũ khí xuất khẩu của Nga. Nga cũng đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 12 tiêm kích Su-30МК2, trị giá ước 1 tỷ USD.
Việc tàu Gepard bỏ neo ở Cam Ranh có thể coi là một sự kiện có tính biểu tượng. Bởi lẽ căn cứ này đã bị Lầu Năm góc vốn hy vọng bằng việc tăng quân và vũ khí hiện đại để đánh thắng đối phương, biến thành điểm trung chuyển khổng lồ. Song Mỹ đã thất bại. Dù tổn thất mà người Việt Nam gánh chịu trong cuộc chiến có lớn đến đâu, nhưng nay họ đang xuất phát từ những thực tiễn địa-chính trị hiện nay. Mà những thực tiễn này đang quy định sự cần thiết xích lại gần kẻ cựu thù.
Phiên đối thoại về Chính trị - An ninh - Quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ tư (TTXVN)
Ông Phạm Bình Minh, ngoại trưởng Việt Nam, nói về sự cần thiết thực hiện chính sách đối ngoại đa phương. Trả lời phỏng vấn của báo International Herald Tribune, ông cho biết, cả hai nước đang thảo luận vấn đề làm sao đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia lên một tầm cao mới.
Quan hệ Việt-Mỹ được bình thường hóa 16 năm trước. Từ đó, quan hệ này liên tục phát triển. Mỹ đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất hàng hóa Việt Nam.
Quan hệ giữa quân đội hai nước cũng đã được thiết lập. Hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác về quân y. Năm ngoái, các sĩ quan Việt Nam đã tham dự hoạt động huấn luyện trên boong khu trục hạm John McCain, đặt theo tên cha và ông của thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain. Trong chiến tranh Việt Nam, ông McCain đã ngồi tù 6 năm ở Việt Nam.
Ông Phạm Bình Minh khẳng định rằng, việc xích lại gần với Mỹ không nhằm chống Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ của Việt Nam với người hàng xóm khổng lồ vẫn rất khó khăn.
Bắc Kinh tuyên bố Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi” của họ. Còn Việt Nam và nhiều nước trong khu vực cũng khẳng định chủ quyền trên các quần đảo ở biển này. Việt Nam và Philippines đang duy trì quân đội đồn trú trên các đảo. Các tàu tuần tra Trung Quốc đã phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí do Việt Nam tiến hành.
Điều đó làm bùng nổ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Cảnh sát đã ngăn chặn hoạt động này. Rõ ràng là ban lãnh đạo Việt Nam lo ngại sự bùng phát tình cảm dân tộc chủ nghĩa có thể tuột khỏi sự kiểm soát và làm căng thẳng quan hệ với Bắc Kinh.
Trong bối cảnh đó, Washington đã không chỉ khẳng định sẽ duy trì các căn cứ quân sự của họ ở Đông Nam Á mà còn tuyên bố đang xem xét vấn đề hủy bỏ lệnh cấm vận cung cấp “vũ khí sát thương” cho Việt Nam. Lệnh cấm vận này được áp đặt vào năm 1984.
Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/phantich/My-dang-xem-xet-bo-cam-van-vu-khi-doi-voi-Viet-Nam/20119/50841.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment