Phát triển quá nhiều mẫu máy bay chiến đấu trong cùng một thời gian, liệu Trung Quốc có thu được một kết quả khả quan?
Trung Quốc có thể đã âm thầm thử nghiệm mẫu tiêm kích J-18 Red Eagle có khả năng cất hạ cánh ngắn, thẳng đứng.
Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã có sự bàn tán xôn xao về thực hư của vấn đề này. Thực lực của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là không rõ ràng và rất khó để minh chứng qua những gì được thể hiện trên internet.
Sự xuất hiện của mẫu tiêm kích thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi đầu tháng 1/2011 đã gây cho giới quân sự phương Tây nhiều điều ngạc nhiên.
Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã có sự bàn tán xôn xao về thực hư của vấn đề này. Thực lực của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là không rõ ràng và rất khó để minh chứng qua những gì được thể hiện trên internet.
Sự xuất hiện của mẫu tiêm kích thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi đầu tháng 1/2011 đã gây cho giới quân sự phương Tây nhiều điều ngạc nhiên.
Bây giờ lại xuất hiện các tin đồn về sự xuất hiện của tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng J-18.
Theo báo cáo của tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.
Máy bay được cho là có hình dáng tương tự như máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đang băn khoăn, nếu cấu hình khí động học của máy bay J-18 tương tự như tiêm kích trên hạm Su-33 thì nó sẽ cất hạ cánh trên đường băng ngắn như thế nào?
Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.
Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định: “Với tham vọng to lớn của Quân đội Trung Quốc (PLA) đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”.
Có rất nhiều chương trình phát triển các mẫu tiêm kích khác nhau được giới thiệu trong giới blogger và các trang mạng Trung Quốc.
Bao gồm mẫu tiêm kích J-16 được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển, được giới thiệu là phiên bản tiêm kích tấn công tàng hình của J-11B.
Đây là một mẫu tiêm kích đa chức năng, với radar quét mảng pha điện tử chủ động được sản xuất trong nước, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong khoang, được cho là sẽ xuất hiện trong mùa hè 2011.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng dự định thử nghiệm một mẫu tiêm kích trên hạm J-15, sao chép từ mẫu nghiên cứu T-10 của Su-33. J-15 được cho là đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2009.
Chưa hết, các trang mạng của Trung Quốc còn cung cấp các báo cáo sơ bộ về sự phát triển của một số mẫu khác như J-17 và J-19.
Trong đó J-17 là một mẫu máy bay chiến đấu tầm xa và ném bom, tương tự như loại tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga. Còn J-19 là một mẫu tiêm kích đa chức năng hạng nặng dựa trên mẫu tiêm kích J-11B.
Theo báo cáo của tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản, J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông.
Máy bay được cho là có hình dáng tương tự như máy bay tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đang băn khoăn, nếu cấu hình khí động học của máy bay J-18 tương tự như tiêm kích trên hạm Su-33 thì nó sẽ cất hạ cánh trên đường băng ngắn như thế nào?
Năm 2005, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho biết, Tổng công ty máy bay Thành Đô đang xem xét phát triển một chương trình máy bay tiêm kích tương tự như F-35B của Mỹ.
Richard Fisher phó chủ tịch Trung tâm chiến lược quốc tế Washington nhận định: “Với tham vọng to lớn của Quân đội Trung Quốc (PLA) đặc biệt là hải quân, hoàn toàn có cơ sở để nhận định rằng, một chương trình máy bay tiêm kích cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng VSTOL đang được phát triển”.
Có rất nhiều chương trình phát triển các mẫu tiêm kích khác nhau được giới thiệu trong giới blogger và các trang mạng Trung Quốc.
Bao gồm mẫu tiêm kích J-16 được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển, được giới thiệu là phiên bản tiêm kích tấn công tàng hình của J-11B.
Đây là một mẫu tiêm kích đa chức năng, với radar quét mảng pha điện tử chủ động được sản xuất trong nước, hệ thống vũ khí được bố trí bên trong khoang, được cho là sẽ xuất hiện trong mùa hè 2011.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng dự định thử nghiệm một mẫu tiêm kích trên hạm J-15, sao chép từ mẫu nghiên cứu T-10 của Su-33. J-15 được cho là đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2009.
Chưa hết, các trang mạng của Trung Quốc còn cung cấp các báo cáo sơ bộ về sự phát triển của một số mẫu khác như J-17 và J-19.
Trong đó J-17 là một mẫu máy bay chiến đấu tầm xa và ném bom, tương tự như loại tiêm kích-ném bom Su-34 của Nga. Còn J-19 là một mẫu tiêm kích đa chức năng hạng nặng dựa trên mẫu tiêm kích J-11B.
Thời gian qua, Trung Quốc là nơi xuất hiện của nhiều mẫu máy bay chiến đấu nhất thế giới. Tuy nhiên, tất cả đều ở trong tình trạng thực hư lẫn lộn, ngoại trừ J-20 đã tiến hành hai chuyến bay thử nghiệm được công bố trong đó có cả đoạn băng video ghi hình quá trình cất hạ cánh các mẫu máy bay còn lại vẫn chỉ là tin đồn.
Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn án binh bất động trước những lời bàn tán về các chương trình phát triển máy bay chiến đấu của họ.
Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc vẫn án binh bất động trước những lời bàn tán về các chương trình phát triển máy bay chiến đấu của họ.
Nếu Trung Quốc có nhiều chương trình phát triển máy bay chiến đấu đúng như các trang mạng đã đưa tin. Các nhà phân tích nhận định rằng, sẽ rất khó để tạo ra một mẫu máy bay chất lượng.
Hiện tại, các nước có ngành công nghiệp hàng không vững chắc như Mỹ và Nga cũng chỉ theo đuổi các chương trình phát triển mẫu máy bay rất hạn chế (Mỹ với F-35, Nga với PAK FA T-50).
Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân, PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.
Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới nhiều chương trình phát triển máy bay lớn như vậy. Và chất lượng của các mẫu thiết kế này sẽ như thế nào?
Hiện tại, các nước có ngành công nghiệp hàng không vững chắc như Mỹ và Nga cũng chỉ theo đuổi các chương trình phát triển mẫu máy bay rất hạn chế (Mỹ với F-35, Nga với PAK FA T-50).
Với 4 chương trình phát triển máy bay lớn cùng lúc, J-20, J-16 phục vụ cho không quân, J-18 và J-15 phục vụ cho hải quân, PLA đang thể hiện một tham vọng cực kỳ to lớn nhằm thu hẹp khoảng cách với Nga, Mỹ và các cường quốc phương Tây khác.
Điều đó làm xuất hiện một câu hỏi lớn, nền công nghiệp hàng không non trẻ của Trung Quốc sẽ xoay xở như thế nào khi có tới nhiều chương trình phát triển máy bay lớn như vậy. Và chất lượng của các mẫu thiết kế này sẽ như thế nào?
(Theo VietnamDefence)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhật ký TQtrung hoan nghênh những lời góp chân thành, bạn cần dùng tài khoản Google để xuất bản nhận xét của mình, nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa. Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc video vào Phần nhận xét bằng cách lấy URL của ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment