Salomon xử án |
Vào một ngày Sabbath (ngày thứ bảy, ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa theo đạo Do Thái) ở thời Solomon, có ba người Do Thái cùng đến Jerusalem. Dọc đường, do thấy bất tiện vì mang theo quá nhiều tiền, nên họ ngồi lại bàn bạc và nhất trí chôn tiền của mình chung một chỗ, rồi tiếp tục lên đường. Thế nhưng, một trong số họ đã lén ở lại và đào tiền mang đi mất.
Hôm sau, họ phát hiện tiền bị mất trộm, đoán chắc là người trong bọn làm, song lại không có bằng chứng chứng minh là ai làm. Họ bèn dắt nhau tìm đến Solomon nổi tiếng anh minh để nhờ phân xử.
Sau khi nghe chuyện, Solomon không vội xét hỏi, ngược lại còn nói: “Ta đang có một vấn đề nan giản, phiền ba vị thông minh đây góp ý giúp đỡ, sau đó ta sẽ xem xét phân xử chuyện của các vị”.
Trước tiên, Solomon kể một câu chuyện:
Một cô gái hứa gả cho một chàng trai, nên đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu một người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền. Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường. Nhưng chẳng bao lâu sau, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão: “Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn rồi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế với tôi”. Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào.
Kể chuyện xong, Solomon hỏi: “Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?”
Người đầu tiên cho rằng, chàng trai không làm khó người khác, không lấy tiền bồi thường, hành vi rất đáng khen.
Người thứ hai cho rằng, cô gái có dũng khí hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời muốn kết hôn với người mình thật lòng yêu thương, hành vi này rất đáng khen.
Người thứ ba nói: “Câu chuyện thật chẳng ra sao, ông lão đó đã vì tiền mà dụ bắt cô gái, nhưng sao lại thả cô ta đi trong khi chưa lấy được tiền chứ?”.
Không chờ người thứ ba nói hết, Solomon chỉ vào hắn rồi quát lớn: “Ngươi chính là kẻ trộm tiền!”.
Sau đó, Solomon giải thích: “Điều mà hai người kia quan tâm là tình yêu và cá tính của nhân vật trong câu chuyện, nhưng ngươi chỉ nghĩ đến tiền, không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi chính là tên trộm đó”.
Sưu tầm từ NET
1-Cô gái bỏ vị hôn phu để theo người khác có nhiều tiền hơn và sẵn sàng trả lại hồi môn.
Trả lờiXóa2-Chàng trai không nhận tiền bồi thường để sự việc trở thành một án treo vào cô gái bội ước rồi sẽ bị trừng phạt sau này.
3-Ông già bắt con tin là việc trừng phạt, rồi lại tha bổng cô gái là một bài học cho cô ta biết có những thứ cao hơn cả tiền bạc.
Oài! đừng trách cô gái chứ! Chắc gì cô đã vì tiền mà hủy hôn? có thể cô đã gặp một ý trung nhân có thể đem lại hạnh phúc cho cô! Đó là tình yêu, vì tình yêu có thể bất chấp tất cả.
Trả lờiXóaChàng trai là người nghĩa khí, là một người quân tử (sẵn lòng để cô gái tự tìm hạnh phúc, không nhận lại tiền đã không còn trong túi mình), cô gái bỏ một chàng trai tốt tính như thế thật đáng tiếc.
Ông già là tượng trưng cho sự phức tạp của con người, giống Trư bát giới trong Tây du kí, tham lam (bắt cóc tống tiền) nhưng cũng phục thiện( Nghe lời giải thích đúng của cô gái)
Kẻ tham tiền ( nhất là đồng tiền không phải do mình làm ra) thì luôn ngu ngốc, Salomon đã nắm được tâm lý loại người này và ông đã thành công trong vụ kiện.
Nhưng theo mình, tất cả họ đều là người, xấu tốt gì thì cũng là người cả. Kẻ ăn trộm sẽ có lúc ăn năn như Thượng đế muốn vậy, con người sinh ra để học hỏi và hoàn thiện, đó là quá trình "tu" để anh ta hoặc chị ta đồng nhất với vũ trụ- chính là sự bất tử vậy.
Như mình chắc tu vài nghìn đời nữa! He he!
Thành-bại, được-mất suốt cuộc đời.
Trả lờiXóaHôm nay nhìn lại thấy hư vô.