Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Xa Hà nội





Thơ Nguyentrinh


“Biết nói gì đây em! 
ngày mây về bên gió
biết nói gì đây!
khi bầu trời mờ tỏ
bỗng nắng lên
mát ngọt một ngày đông
bỗng trời xanh đổi thắm sắc mây hồng
và anh bỗng muốn mình trở về thời hoang dã”

Em như thấy mình trong dòng đời nghiệt ngã
tựa cánh chim trời loi lẻ giữa nhân gian
sâu thẳm tầng không, em là cánh chim bằng
bay mải miết, chẳng bao giờ tới đích

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

BIẾT NÓI GÌ ĐÂY EM

*
B
iết nói gì với em! ngày mây về bên gió
biết nói gì đây! khi bầu trời mờ tỏ
bỗng nắng lên mát ngọt một ngày đông.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Quê mình


Rạng đông
Biển sớm nay bình lặng đến nao lòng
Trời xanh biếc như mắt em sâu thẳm quá
biển yên bình, tím hết ngày mùa hạ
Qua đông rồi mới thấy nhớ bến bờ xa.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

" Cầm lòng vậy "

 
"...Trăm (i) năm (i) chỉ có (í ơ ơ) một ngày
Đàn(i)cầm, ai ơi ai rằng là ai nỡ (hừ hội hư)
Chúng() tôi, chúng tôi rầu lòng vậy cầm lòng vậy (hử hội hừ)
Dứt dây, dứt dây sao cho đành, quan họ nghỉ chúng em ra về

(Hử hội hừ là hư hội hừ.) "                  
dân ca quan họ Bắc Ninh
*
Nếu kiếp này anh không có em
Thì cũng cũng thể như mình không duyên số
đành vậy thôi em, 
coi như là món nợ
Để muôn đời anh không trả hết tình em.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Quê mình 2

Có một ngày


*

Có một ngày về lại Trường sơn xanh
Bầu trời biếc, tím những ngày nhung nhớ
Dòng sông xưa, đau một thời cách trở
Để bây giờ thanh thản, ngắm mây trôi

Quê mình 1


Cửa biển Nhật lệ




Có một mùa sen nở
bên trùng khơi biển biếc dạt dào
Biển mặn mòi  

em thật thanh tao
hồng xanh tím, cho đời hương sắc mới

Anh đi tìm em, 

những tháng ngày vời vợi
trong mênh mông biển rộng đến khôn cùng
Bỗng bắt gặp nơi quê mình gần lắm
Bình dị hương em, 

trong trắng đến mông lung!  



Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Hà Nội phố ! 2013

( 'Em ơi! Hà nội phố' Phan Vũ )



*

Em ơi! Hà nội phố
ta còn em phút giây đầu bỡ ngỡ
chiều Halle vi vút gió heo may
hoa sữa rơi vương lên áo ai gầy
lời ước hẹn, ngẹn đầu môi chưa dám tỏ.

Đứa bé ngoại ô tần ngần hè phố
nghe tiếng còi tầu
mơ một chuyến đi xa

Ta còn em
bãi nặng phù sa
Sông Hồng nắng mỗi chiều tan học
lặn ngụp
Nhuộm tuổi thơ sắc đỏ Bạch đằng giang

Ta còn em nỗi nhớ mênh mang
ngày ra trận thương phố phường ở lại
gác Khuê văn có còn ai mê mải
ngắm trăng xưa mà nhớ tích Thăng long

Ta còn em nỗi nhớ mùa Đông
khăn ai bay thoảng như sương khói
ngẩn ngơ
ngõ nhỏ
còn vương mùi dạ lan

Em ơi Hà nội phố
ta còn em lắng đọng một tiếng đàn
khúc dương cầm dặt dìu nỗi nhớ
em trải lòng vào sâu thẳm không gian
điệu nhớ, cung thương
đêm khuy vắng lửng lơ bên vòm sấu.

Ta còn em tuổi thơ yêu dấu
tầu điện leng keng, khê đặc giọng xẩm xoan
lơ đỏ lơ xanh, gánh gồng rau cỏ, hàn nồi hàn xoong, khắc bút vỉa hè
ta còn em những khế với me
bánh gối, bi don cay xè cóc ổi

Ta còn em những ngày nước nổi
sóng sông Hồng giận dữ cuộn sôi
cầu Long biên tần tảo những mảnh đời
gồng gánh nhau qua một thời gian khó

Ta còn em
vầng trăng sáng tỏ
đêm trung thu xóm nhỏ rộn tiếng cười
trống ếch rộn ràng
hương bưởi chơi vơi
mâm cỗ nhỏ, lớn một thời thơ trẻ

Ta còn em
Ngoại ô mới mẻ
làng hoa xưa dấu tích đã mờ phai
nhà cửa nguy nga, đồ sộ hình hài, đèn cao áp sáng bừng không gian mới

Ta còn em những bàn chân bước vội
tiếng động cơ vật vã sớm chiều
hối hả, liêu xiêu
những khuôn mặt đăm chiêu kiếm tìm không mỏi mệt
bóng phù hoa ám ảnh những đời người

Hà nội ơi
Ta đi tìm trong nỗi nhớ đầy vơi,
từng góc phố bóng em tan buổi học
ngõ nhỏ xôn xao, lá bàng rơi thầm nhắc
những hò hẹn buổi ban đầu, ngượng ngập phút giây yêu
ngày xa nhau có nói được gì nhiều
mà nỗi nhớ, niềm yêu lắng đọng lòng người xa xứ

Em ơi! Hà nội phố
ta còn em
ngày trở về chìm trong nỗi nhớ
thời quân đi phấp phới những ngọn cờ,
đội ngũ điệp trùng tiếng hát lời thơ, nghe náo nức đường vào cuộc chiến.
những khuôn mặt hào hoa hăm hở lên đường, coi cái chết như không hề hiển hiện,
tiếng gọi non sông nặng trĩu mũ tai bèo,
nhẹ bỗng khẩu AK trên đường trèo dốc đứng.
Đồng đội tôi
Viên đạn thù găm giữa bờ môi, 
sắc hồng tươi vẫn chưa hề biết mùi hương con gái.

Ta còn em
những nấm mồ hoang dại
lính thủ đô chết giữa vòng thép gai
chẳng thằng nào giữ nguyên vẹn hình hài
để trở về đất mẹ bằng cái tên chưa biết.

Ta còn em những thở than tha thiết, bà mẹ già mong mỏi đứa con thơ
hãy trở về bên hương khói ban thờ, 
để mẹ nhớ, mẹ thương khỏi mỏi mòn chờ đợi.
Lính Hà nội trở về, tâm tình diệu vợi, trăn trở xót xa như mắc tội với bạn bè
Sao tao còn sống? mà mày lại không về ?
Ly rượu quê
rót ra rồi không bao giờ uống cạn, 
để lại một phần cho chúng nó cùng vui!

Em ơi!
Hà nội phố
Có còn không? những trăn trở đời thường
khi yêu thương
bị bạc tiền đè chết, gian dối đê hèn được ngụy trang bằng những lời đạo đức, 
bã hư danh nhuộm đục tình người.

Hà nội ơi
sao ta mãi vấn vương
những hoài niệm về em lâu đến thế
Như Hồ Gươm một ngày không thể
vắng mây trời bay tô thắm mặt gương trong !

2010-2013



Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Chuyện "tình" em gái sông Dinh


*
Đã có lần anh đến với sông Dinh
Mùa nước cạn
đường đi không thành lối
áo lính nhuốm bụi đường, nhịp hành quân bước vội
để đến mùa bình yên.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Nghe em hát "Giận mà thương"



Ngày tàn đông
trời Hà nội hồng lên trong nắng.
Yên lặng, 
nơi những áng mây vàng bay về phía tà dương
dường như đang có một mùa lạnh bất thường, 
để ta nghe trong hiu quạnh thời gian,
tha thiết, 
nồng nàn
câu dân ca em hát:
" Giận, 
mà thương"

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Sắc màu hoàng hôn


*
L ầm lũi đi tìm sắc mầu hoàng hôn
thưở nguyên sơ mầu mây trời xanh tím.

Lấp lánh bình minh một ngày đi vô định
tìm phía này thời gian, lại gặp phía bên kia!

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

"Đôi bờ", "doctors Zhivago" và Art Nude photos từ nước Nga


   Nước Nga, trong tiềm thức của một người Việt như tôi là một đất nước của chủ nghĩa Cộng sản, đâu đó từ ấu thơ, câu hát: " Dân Liên xô, vui múa trên đồng hoa" cứ vướng víu như một hình mẫu của cuộc sống thiên đường. Ám ảnh trong trí nhớ là những hình ảnh người lính Hồng quân ngã xuống như rạ và cũng oai hùng trên những chiếc xe tăng công phá Berlin, trở thành những người chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ hai, và điều đó cũng gắn liền với sự chiến thắng cũng như tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản.