Trang

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Thư cho Mẹ


   Năm 1971, người viết bài này đang ở trong lứa tuổi đôi mươi, ngây ngô và khờ dại, thậm chí còn chưa rút chặt được chiếc quai dép cao su quân dụng. Rất nhiều nhà thơ đã thành danh vào tuổi đó, thật là thiên tài, đọc thơ các vị tiền bối thích mà không bắt chước được. Dù vậy, tuổi đó cũng khá mộng mơ, dù sống trong điều kiện khó khăn nhưng thỉnh thoảng cũng hứng lên, trông trời nhìn đất kiếm cớ làm thơ, nhưng nghĩ tốt nhất là làm thơ tặng người thân, mà thân nhất là mẹ, bài thơ dưới đây ra đời trong ý nghĩ như vậy, tiếc rằng hồi đó chưa có bóng hồng nào để "Gào", nếu có, biết đâu tôi sẽ có thêm nhiều bài viết êm dịu và ướt nhè hơn. 
 Tình cờ như đã nói, bỗng nhiên tìm lại được vài tờ giấy ghi chép cũ còn may mắn sót lại vài bài "thơ" viết từ hồi ngây ngô đó, có vài bài có thể đọc được, bèn chỉnh sửa đôi chút rồi đăng lên đây mời bạn hữu xem, và còn như một cách lưu trữ tuyệt vời cho con cháu ngày sau đọc, để biết về một thế hệ ông cha đã sống ra sao.

Nốt nhạc mong manh

*
Anh lắng nghe 
từng nốt nhạc mong manh
như những giọt đắng nhạt nhòa từ ánh trăng huyền mơ ảo
vị bão cũng dường như gào thét đâu đây!

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Một bài thơ mới tìm lại sau gần nửa thế kỷ.

Bức thư Ruồi trâu gửi Giêma

  Cách đây gần nửa thế kỷ, một chàng trai Hà nội giã từ hoa lệ thành đô lên đường ra trận. Trước ngày lên đường, cậu nhận được một món quà của người thân, đó là quyển sách nhỏ có tựa đề "Ruồi Trâu".
Có thể ai đó đã muốn gửi gắm đến chàng trai trẻ lời khuyên nhủ rằng hãy giữ vững khí tiết và ngọn lửa cách mạng kiên trung với lý tưởng mà mình theo đuổi như những nhân vật trong câu chuyện. Cậu trẻ đó nghĩ hơi khác một chút, ngay trong đêm trước lúc lên đường, cậu ngấu nghiến hết quyển sách, và điều đọng lại không phải hoàn toàn là lý tưởng cứng cỏi nào đó mà chính là mối tình bất thành của hai nhân vật chính, bức thư của Ruồi Trâu gửi Giê ma trước khi lên dàn xử giảo đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng cậu.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

"Hãy viết tiếp đi anh"


"...Hãy viết đi anh
 hãy viết tiếp “Bản tình ca lỗi nhịp”
 anh hãy viết lại bản tình ca nối tiếp
 nhưng hãy sửa lại đi
những nhịp phách một thời làm tan nát trái tim anh
 những nốt nhạc cuồng điên,
nhảy nhót trên những phím thơ luôn tìm về một bến bờ mơ mộng
 khi anh viết về "Bến bờ ảo vọng"…
 thực ra cũng không có bến bờ nào là quá mong manh
Nếu như anh tin vào một tình yêu “ bất tử”..." DT

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

....Con đò ấy đã vội vã tan vào lòng biển cả.

năm xưa mũi súng 
cài hoa 
trở về 
thơ 

vẫn không xa 
tâm tình. 
Nhớ Lê Minh 

Tìm hiểu âm nhạc: Chuyện kể về chàng du ca Damien Rice

   " Suốt cuộc đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy một vạch gì rạch xuống thẳng đến như vậy... tự tử bằng cách treo cổ là một cách hay, sau khi chết, cả khuôn mặt sẽ tím ngắt không một giọt máu, mà màu tím thì lại là một màu lãng mạn. Nhưng ai đó bảo chết vì treo cổ là do không hô hấp được? Lý do đơn giản là vì ...người ta đã cố gắng làm một chuyện không nên làm chút nào: Cách ly con tim ra khỏi cái đầu... Có thật là người ta sẽ chết nếu cứ cố "cách ly con tim ra khỏi cái đầu" không?"(Rừng Na-uy)

  " Không có dòng cảm xúc nào hợp hơn nữa cho clip yêu thích này của mình... Mỗi lần giai điệu piano dạo đầu của 9 Crimes vang lên, lại thấy tâm trạng... Như mình cũng là nhân vật trong bài hát, đang chất vấn trong tình yêu..." (Blue Night ) 

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Không đề - Nhân ngày Vu lan

Một bó hồng cho mẹ

 *
"...Truân chuyên trọn cả cuộc đời
Chín mươi năm, sắp hết thời long đong
Mẹ ơi! lá thắm chỉ hồng
Định mệnh dân tộc đẫm trong kiếp người...
Con không khóc được thành lời

Tan chảy



*
Một phút không em sẽ vô vàn phút nhớ
xa thế,  người về cách vạn dặm đường
cách trở lắm những bến bờ xa lắc
khắc khoải đò chiều chờ đợi, gió gọi sương.
Đêm từng đêm, niềm nhớ vấn vương
con đường vắng, bàn chân anh bước nặng
đớn đau này kéo qua bao năm tháng

Một ngày không em, tâm hồn anh như đá
mắt môi ơi! rạng rỡ thắm nụ cười
phút giây buồn, lòng giá lạnh chơi vơi
tiếng cười em trở về, ấm nồng con tim đỏ
anh mải miết kiếm tìm, kỷ niệm xưa nho nhỏ
phút tâm tình ngày đó bên nhau
cứ ngân mãi lên khúc hát qua cầu
chỉ một lần gió bay một đời đau không hết

Tình xa có khi còn,
 tình gần là tình chết
Ôi! cuộc đời mỏi mệt mà nghe ai nói rằng 
yêu nhau đứng ở đằng xa 
làm sao thấy được mắt ta liếc mình


"Không lẫn lộn giữa thơ với đời thường"


Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Khúc Vô thường

*
Anh nghe từng giọt nhỏ, thơ em
trong mưa gió  nhạt nhòa mùa bão
rơi tý tách vào lòng đêm thẳm sâu.
Nước mắt Ngưu lang như nỗi sầu 
rơi trên mái lá.

Giấc mơ của anh


*
Giấc mơ của anh
rất giản dị, bởi vì anh ít khi mơ
vậy mà bây giờ lại đang mơ những giấc mơ vô thức.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Âm nhạc: "Besame Mucho" nụ hôn đắm đuối giã từ đêm cuối.


  Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mêhicô hay nhất mọi thời đại.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Đêm


"...gió đưa bông cải về giời
rau răm ở lại, chịu lời đắng cay..." 
nương theo bóng quế 
đêm nay
heo may thổn thức, càng say
càng buồn! 
(ca dao mới toanh)

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Một chút, về "Bóng chữ" của Lê Đạt


*
  Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, Sinh năm 1929, tại Trấn Yên, Yên Bái, mất tháng 4 năm 2008 tại Hà nội.
Tác phẩm Lê Đạt:
Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
36 bài thơ tình (chung với Dương tường, 1990)
thơ Lê Đạt - Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991)
Bóng chữ (1994)
Hèn đại nhân (1994)
ngó lời (1997)
truyện cổ viết lại, nxb trẻ, 2006
Mi là người bình thường, nxb phụ nữ, 2008
Đối thoại với đời và thơ, nxb trẻ, 2008
U 75 từ tình, nxb phụ nữ, 2008
Đường chữ, nxb Hội nhà Văn, 2009


Bóng chữ - Lê Đạt

Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu
bóng chữ động chân cầu

   Lê Đạt : “…Tôi đã nỗ lực rất nhiều để trở thành một kẻ rồ chữ. Tôi xin được phép nhắc lại một lần nữa. Người làm thơ hoạt động ở những vùng biên ngôn ngữ rất giống một người điên.Cái khác biệt giữa họ nằm ở chỗ người điên thì vượt biên đi thẳng tới cõi vô thức hoàn toàn của đêm tối mù mịt và ở lại đó, còn người làm thơ thì loạng choạng bước một vài bước sang cõi vô thức thì ngừng lại và biết đằng sau quay, trở về với cõi ngày của ý thức sau khi đã lượm dăm mảng đêm của vô thức để mở rộng địa giới của chơi chữ. Làm thơ không chỉ đòi hỏi sự buông lỏng mà còn một cảnh giới thượng thừa
  Lê Đạt là một trong những trụ cột của nhóm Nhân văn- Giai phẩm. Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
Số phận của Lê Đạt, cũng như các thành viên cốt cán của phong trào này là ngục tù và cải tạo lao động, các hình thức kỷ luật dành cho họ khá nặng nề. Khai trừ Đảng, tịch thu các xuất bản phẩm. Hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Tháng 8 năm 1958, Lê Đạt chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Thực tế hình phạt 3 năm đã kéo dài 30 năm, cho đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản. Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phòng trào Nhân văn-Giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

...VÀ MỘT TRỜI YÊU

*
C
ói những khi trời nắng
có những khi lại mưa
Bão giông luôn từ biển ....bao giờ cũng vào bờ.