Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Mẹ, và bài hát "Nụ cười sơn cước"

Bạn bắt đầu hát từ khi nào? Ba, bốn, năm hay sáu tuổi? Rất ít người còn nhớ được mình tập tọe hát từ bao giờ. Tôi không nằm trong số đó bởi kỷ niệm về bài hát đầu tiên thường trở về trong tôi, hay nói cách khác là tôi vẫn còn nhớ như in bài hát đầu tiên mình đã ngọng ngịu hát, và điều đáng nói là không phải  những bài hát cho trẻ thơ mà là một bài tình ca. Một đứa trẻ hát tình ca là một điều kỳ dị, nhưng bối cảnh giữa những năm năm mươi, đất nước vừa qua một cuộc chiến thì hát tình ca thay cho nhạc thiếu nhi vốn chưa có vào thời điểm đó cũng đáng được châm chước. Đó là cách mà mẹ tôi đã làm sau những ngày tháng bị "kiểm điểm" lên bờ xuống ruộng vì tội là con địa chủ,  một cách "thư giãn" như bà nói !!!

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Chuyện vui cuối tuần

 Sơ cứu
Trung tâm cấp cứu nhận được một cú điện thoại :
- Alô! cho một xe cấp cứu đến ngay khách sạn H,tại bàn tính tiền có một khách hàng bị ngất!
Bác sĩ trực trả lời:
-À,ca này thường gặp thôi! Trong lúc đợi hãy làm những động tác sơ cứu sau:
+ Bước 1: Gỡ ngay hoá đơn tính tiền ra khỏi tay khách hàng.
+ Bước 2: Đặt khách hàng yên tĩnh trong một phòng hạng 3
+ Bước 3: Dùng tấm biển đại hạ giá trước mặt khách hàng.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Cuộc tình phía cuối con đường



"...Thời trai trẻ, tôi thấy nhiều ông bà già, đã già gần sụm bánh chè mà vẫn còn lấy nhau. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa nực cười, tự nghĩ “già rồi còn làm ăn” gì được nữa mà bày đặt yêu đương!” Tôi đem ý nghĩ ấy nói với Ngoại tôi, lúc ấy bà gần bảy mươi... Ngoại tôi nói: “Cháu hổng biết, chớ chuyện tình yêu thì người nào đầu gối còn có máu thì còn muốn yêu và muốn được yêu.” Cách nay vài năm, tôi gặp người bạn vong niên, một nhà thơ lừng lẫy, tuổi gần chín chục, ông có người yêu ngoài sáu chục, tôi lại hỏi: “Anh già rồi còn gì nữa đâu mà yêu với yết?” Ông bạn tôi cười hồn nhiên, đáp: “Ở tuổi nào mà có người để mình yêu và được người yêu mà không thích anh?” 
Hồi đó, nghe Ngoại nói, tôi không phản đối, nhưng không tránh được tức cười thầm. Tôi muốn hỏi: “ông Ngọai mất lâu rồi, bà Ngoại có muốn yêu ai nữa không?” Nghĩ là vậy, nhưng tôi chẳng có gan đồng nên không dám hỏi.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Thuật xử thế của cổ nhân

Kết cục của quan tham Hòa
Thân (bên Tầu )không hay ho gì.
Quan dở được khen. Quan giỏi bị chê
Trâu Kỵ ghi nhớ lời Thuần Vu Khôn nên ông làm việc hết sức siêng năng và cẩn thận. Bấy giờ ai cũng đồn vị quan trấn thủ đất A là người hiền, và chê quan trấn thủ đất Tức Mặc đủ điều. Trâu Kỵ để tâm đến việc đó, cho người xem xét hư thực rồi tâu lại cho Tề Uy Vương biết.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Một số bức tranh nổi tiếng lịch sử hội họa thế giới về đề tài phụ nữ

1. The Birth of Venus (Sự ra đời của thần Vệ Nữ)
Tác giả: Sandro Botticelli (Italy)
Năm hoàn thành: 1486

Sandro Botticelli là một họa sĩ thiên tài người Italy vào thời kỳ tiền Phục Hưng. The Birth of Venus là tác phẩm vĩ đại nhất của ông và được coi như là một biểu tượng của “Chân - Thiện - Mỹ”. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Vệ Nữ được sinh ra từ bọt biển, là con của Chúa tể bầu trời - thần Uranus. Sự ra đời của thần Vệ Nữ trở thành một đề tài lớn trong hội họa, trong đó có những bức tranh rất nổi tiếng của Cabanel, Bouguereau hay Amaury Duval.
Tuy vậy, bức tranh của Botticelli vẫn được công nhận rộng rãi là tác phẩm hoàn hảo và kinh điển nhất. Trong tranh, thần Vệ Nữ được miêu tả có mái tóc mây vàng rực rỡ, làn da trắng muốt, gương mặt thánh thiện và làn môi mọng. Vệ Nữ có cơ thể tròn trịa, đầy đặn, tràn đầy sức sống, tượng trưng cho sự sinh sôi, tình yêu, hoan lạc và sắc đẹp.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Đừng vội

*
Có ai về Hà Nội
nhớ ghé , mùa Hoa Sưa!

Chiều về qua phố xưa,
gặp nhành hoa trắng tuyết
mong manh gió đung đưa.

Thả hồn về kỷ niệm
ai nhớ ai chiều mưa!

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

chông chênh nỗi nhớ



Có một chiều lang thang 
ngỡ ngàng! 
hoa trắng nở 
Đưa ta về nỗi nhớ
ngày hồn thơ chơi vơi.
Con thuyền tìm bến đậu 
vẫn biết yêu mây trời.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Thuật hoài (Đặng Dung)

Thuật hoài (chữ Hán: 述懷) hay Cảm hoài (chữ Hán: 感懷) là bài thơ tự sự của Đặng Dung (鄧容, ?-1414) khi ông đem quân giúp vua Trùng Quang Đế của nhà Hậu Trần, nhưng do lòng người ly tán, quân binh ít ỏi, lương thực thiếu thốn nên cuối cùng đã thất bại. Bài thơ thể hiện ý chí sắt đá của một người anh hùng nhưng không may là không gặp thời thế, công việc chưa xong thì tuổi đã già.
Thuật hoài được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú, luật trắc, vần bằng, đúng niêm luật, đối chỉnh, bố cục rất hợp qui cách của thể thơ.