Trang

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Góc phố - Hà Nội


 LTS:  bài thơ này được viết lấy cảm hứng từ Ca từ :"Sài Gòn có góc phố" của anh Trần Bắc Hải như một 'Họa thơ' với rất nhiều tâm đắc. Bởi tuy Bắc Hải viết làm ca từ nhưng thực tâm tôi thấy nó là một bài thơ với rất nhiều cảm xúc tinh tế từ nơi gắn bó với rất nhiều kỷ niệm của tác giả, bài hát cũng được viết với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ tình yêu quê hương sâu sắc và tâm hồn nhạy cảm của tác giả, đây là một thành công của BH. Bài thơ tôi viết lấy ngẫu hứng từ SGCGP nhưng chuyển đổi để phù hợp với tâm trạng, tình cảm và nơi mình đang sống, và cũng là một 'Chính bản' 'cải chính' cho 'phụ bản' mang hơi hướng 'phê phán' trước đây. Mong rằng anh BH có đọc được sẽ thấy hài lòng hơn với bản 'nhẹ nhàng' này.
 Để "Rộng đường bàn cãi!" xin đăng lại toàn bộ Ca từ SGCGP và HNCGP dưới đây.
Góc phố - Hà Nội*
Hà nội có góc phố
Râm ran tiếng ve sầu
Hà nội có góc phố
Ngày xưa, mình hẹn nhau ! 


Hà nội có góc phố
Còn vương tiếng còi tầu
Hà nội cho tôi yêu
Ngày đi xa phố phường
Hà nội bao yêu thương
Hồ Gươm xanh trong nắng
Bình yên em tới trường

Cho tôi chiều nay hỏi nước dâng chiều mưa
cho tôi chiều nay hỏi nắng sao hững hờ
cho tôi chiều nay về ước mơ tuổi thơ
cho tôi tình yêu Hà nội mãi không phai mờ

Hà nội có góc phố
Buồn rơi cánh phượng hồng
Hà nội có góc phố
Tìm em, tìm hư không!

Hà nội có góc phố
Ngổn ngang những phận đời
Lời thơ ai ngân nga
Kể về điều chưa nói
Biết bao điều muốn hỏi
Lặng câm chiều mưa sa !
Lặng câm những nụ hoa!

Hà nội có nỗi nhớ
Triền miên nước sông Hồng
Hà nội có nỗi nhớ
Ngẩn ngơ ngày sang Đông

Hà nội có góc phố
Mưa bụi giăng phố buồn
Giọt thời gian qua mau
Để lòng ai thương nhớ
Tìm mãi chiều mưa ngâu
Tìm mãi ngày ước hẹn
Tìm mãi nụ hôn đầu

Góc phố ngày xưa ấy
Ở đâu?
Nay còn đâu!






Sài Gòn có góc phố
Nhạc và lời: Trần Bắc Hải

Sài Gòn có góc phố
Hàng me đứng nghiêng đầu
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa chờ bên nhau

Sài Gòn có góc phố
Chợ khuya nhóm từ chiều
Sài Gòn cho tôi yêu
Bạc đôi vai áo mẹ
Sài Gòn cho tôi thương
Mỏng manh tà áo trắng
Chiều vàng nắng phố phường

Cho tôi chiều nay hỏi sao không chiều mưa
Cho tôi chiều nay hỏi gió ngưng bao giờ
Cho tôi chiều nay về gốc cây ngày xưa
Cho tôi chiều nay Sài Gòn có ai đang chờ

Sài Gòn có góc phố
Ngày xưa bước tới trường
Sài Gòn có góc phố
Của tôi là quê hương
Sài Gòn có góc phố
Gần đâu quán cây dừa
Nhà của tôi không xa
Bùng binh Ông Gióng Nhỏ
Nhà tôi luôn đông vui
Nội tôi cùng ba má
Thường đầy ắp tiếng cười

Sài Gòn có nỗi nhớ
Nhiều như sóng vỗ bờ
Sài Gòn có nỗi nhớ
Buồn như một câu thơ
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa gió nhạt nhòa
Để người ai đi xa
Chẳng làm sao quên được
Một nụ hôn thơ ngây
Một giọt mưa trong vắt 
Đọng trên lá chưa rơi.



    Hà Nôi có góc phố!

*

Hà nội có góc phố
Nước lên, ngập ngang đầu
Hà nội có góc phố
Tan ca người chen nhau
Hà nội có góc phố
Chợ cóc chiếm vỉa hè
Hà nội cho tôi yêu
Phố phường đầy phân chó
Hà nội cho tôi thương
Mỏng tang manh áo chip
Em tôi phanh trên đường!

Cho tôi chiều nay! Hỏi rằng sao nhiều mưa
Cho tôi chiều nay ! hỏi nắng sao hững hờ
Cho tôi chiều nay về gốc cây ngày xưa
Cho tôi mùi khai sao mãi không phai mờ!



Hà nội có góc phố
Chở che nàng cave
Hà nội có góc phố

Dừng chân người tha hương                            
Hà nội có góc phố
Gần đây quán đèn mờ
Dập dìu đêm sao sa
Thịt da phơi nõn nà!
Từ nhà tôi trông ra
Mùi thơm son với phấn
Thường đầy ắp ngõ nhà!

Hà nội có nỗi nhớ
Buồn như sóng xa bờ
Hà nội có nỗi nhớ
Chiều say nhìn lơ ngơ!

Hà nội có góc phố
Ngổn ngang như xóm chợ
Để bạn tôi đi xa
Nhớ thương như món nợ
Tìm nụ hôn xưa ấy
Tìm giọt mưa xưa đấy

Tìm mãi- chiều không mây!
 2012      
                                                                                   

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Tìm hiểu Văn hóa Nhật: Về những nàng Geisha


 Geisha là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải tríTheo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

LỤC BÁT DAO CAU

*
Tay mềm che nụ cười duyên
Dao cau lúng liếng, dáng hiền nghiêng đêm
Tóc mây thả xuống vai mềm
mắt nai che nửa, gọi đêm xuân về.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Những ca khúc hay về Mùa Thu

(Nếu video tải chậm, có thể nghe trên 'Nhạc của tui' ở phía dưới.)

Nhớ mùa thu Hà nội

Trịnh Công Sơn không phải người Hà nội, nhưng sáng tác của ông về mùa thu Hà Nội lại là một trong những ca khúc hay và tinh tế, miêu tả chân thật cảnh quan và cảm xúc của người Hà Nội, ca từ của Trịnh đẹp như một tác phẩm hội họa đầy mầu sắc, hẳn là những người con Hà Nội đi xa khi nghe “Nhớ mùa thu Hà nội” đều trào dâng một nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi. Chúng ta cùng nghe NMTHN với tiếng hát Khánh Ly và Hồng Nhung.
 "...Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thơm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu. Hà Nội Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua. Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời. Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người. Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai. Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi .Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người. Để nhớ mọi người."



Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Diabolus in musica” (Ma quỷ trong âm nhạc)

Vua Lê từng hỏi Nguyễn Trãi: “Viết quốc nhạc sao cho phải?”. Nguyễn Trãi thưa: “Tâu bệ hạ! Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng cho trong xóm ngoài làng không còn tiếng oán hận sầu than. Đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, chớ vì mình giận mà phạt bừa. Đó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy"
***


Nguyễn Bách
Diabolus in musica” (Ma quỷ trong âm nhạc) là thuật ngữ tiếng La-tinh dùng để gọi quãng tam cung (tritone), tức các quãng 4 tăng hay 5 giảm, là những quãng có khoảng cách bằng 3 cung. Luật âm nhạc Trung Cổ cấm sử dụng quãng nhạc đặc biệt nghịch âm này vì dựa theo một huyền thoại, quãng nhạc này mang màu sắc tính dục và làm cho ma quỷ xuất hiện.
Như vậy không phải lúc nào âm nhạc cũng được coi là “tiếng nói của các thiên thần” như Thomas Carlyle (1795-1881, nhà văn, nhà viết sử người Scotland) đã nói trong tập luận văn “The Opera” của ông. Tuy nhiên Carlyle không hẳn hoàn toàn vô lý, bởi ma quỷ cũng chính là những thiên thần…đen; cái xấu lại thường là sự biến dạng của vẻ đẹp.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Hà Nội - Những năm đầu thế kỉ 20

La rue des Caisses -Đường  Nhà băng
(Không rõ hiện nay là phố nào?)
La rue Paul Bert vers 1900-
Đường Tràng Tiền hiện nay



 
La rue du coton:  Phố coton
- Phố Hàng Bông hay  Phố Hàng Vải???

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Love Story - Bản tình ca bất tử

*
Chỉ thêm một nốt nhạc thôi… Theo lời kể của chính tác giả tình ca bất tử này, thì ông tìm được khúc nhạc “Love Story” (Chuyện tình) vào lúc nửa khuya. Ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota).
Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Kết quả hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của “Love Story”, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Hoa Lily Liliaceae - Qúy phái và sang trọng

(Click chuột vào ảnh để xem bản lớn hơn)















Câu chuyện văn nghệ: Cuộc đời Phan Lạc Hoa qua hồi ức một bác sỹ :


TP - Những sáng tác của Phan Lạc Hoa như "Tàu anh qua núi", "Tình yêu bên dòng sông Quan họ" vẫn còn lại với thời gian, nhưng hồi ức về cuộc đời đầy bi phẫn của ông, ai nhớ, ai quên?
Một sinh viên trường Đại học Y - trong kỳ thực tập ngắn ngủi ở Bệnh viện Bạch Mai đã có dịp gần gũi "bệnh nhân đặc biệt" Phan Lạc Hoa tại khoa Tâm thần.
Những câu chuyện của người sinh viên ấy, nay là bác sỹ Sao Hồng, đã hé lộ sự thật về nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh.
  "Lý lịch" bệnh nhân Phan Lạc Hoa
Bác sĩ Sao Hồng, người sinh viên ngày nào, giờ đã ở tuổi ngũ thập, chất giọng miền Trung đặc sệt chùng xuống khi kể về thời gian thực tập tại giường bệnh của Phan Lạc Hoa.
"Câu chuyện tôi kể chỉ là kỷ niệm của một thời đói khổ và mộng mơ. Tôi trực tiếp nghe, tiếp xúc, đọc được những gì về một nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh. Có thể có một số chi tiết chưa chính xác (30 năm rồi còn đâu) nhưng tôi vẫn tự tin về trí nhớ của mình.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Nhà văn Trung quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học năm nay

Tôi biết về Mạc Ngôn từ nhiều năm trước qua Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận và nhất là tiểu thuyết "Ma chiến hữu" do tác phẩm này đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979. Cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi ở VN  và sẽ còn nhiều ý kiến xung quanh nó. Điều người ta thấy lạ là một nhà văn TQ có thể thoải mái viết về cuộc chiến biên giới theo quan điểm riêng của mình, nhưng ở VN lại là điều cấm kỵ

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

"Nhớ" Phổ nhạc

Mình thử phổ nhạc Bài thơ "NHỚ" bằng Encore, có thay đổi một chút ca từ và làm thành một bản Beta video clip, hòa âm với guitar điện tử, mời mọi người nghe thử.







Ba ô nhịp đầu thêm vào để làm hòa âm với Phần mềm của AK. Định bỏ đi nhưng trót đổi file ảnh rồi nên vẫn để.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Giật mình!


*
Những mất mát khiến lòng người lạnh giá
Chợt hiểu ra cuộc sống thật vô thường
Đời sinh tử ngổn ngang như giấc mộng
Đau đớn, buồn vui - nhoáng cái hết vấn vương!


Yêu gét, thân sơ, tranh đấu khắp tứ phương,
ngu ngốc, thông minh, giàu nghèo rồi cũng thế!
Thương yêu đi nếu ta còn có thể
Hơn thua một tiếng gà đâu làm được bình minh!


Một chén rượu say- buông xuống để giật mình
Một phút cháy lửa lòng thôi ghìm lại
Để cho trái tim già nhẹ nhàng trôi đi mãi
trong nhịp đập không gian đầy nhân ái bao dung.


10-2012

"Nhạc tặc" tàn phá nhạc Việt

Bài của Nhạc sỹ Nguyễn Bách

Chưa lúc nào nghề đạo tặc lại “trúng mùa” như hiện nay. Nào là không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc, riêng ở nước ta có những “hàng độc” hơn như đinh tặc, cát tặc, si tặc, sưa tặc. Ngay trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tặc cũng hoành hành.
Xã hội càng lên án, chính quyền càng tìm giải pháp, thì tặc càng nhiều. Loại tặc nghệ thuật hoạt động mạnh nhất, hiệu quả nhất và “bình yên vô sự” nhất chính là nhạc tặc. Không hiểu trước chúng tôi đã có ai dùng thuật ngữ này chưa, chỉ mong sao nó đừng lọt vào tầm ngắm của các nhà soạn tự điển âm nhạc Việt Nam vì đó là một khái niệm đáng hổ thẹn. Phải nói như vậy chứ không thì chẳng bao lâu nữa thuật ngữ này sẽ được phổ biến nhanh nhờ các phương tiện truyền thông như trong một game show TV về âm nhạc gần đây, chúng tôi đã giật mình khi nghe MC TB đọc một câu hỏi cho tiết mục “Tự điển Âm nhạc”: “5 nhân vật nữ nào đã từng lọt vào Top 5 của các kỳ thi Vietnam Idol?” rồi sau đó là: “5 nhân vật nam nào đã từng lọt vào Top 5 của các kỳ thi Vietnam Idol?”. Những khái niệm như thế có nên tồn tại trong tự điển âm nhạc?
Nhạc tặc là gì?

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Tại sao "Gangnam Style"???

Thời gian gần đây trên mạng Internet xuất hiện những Video clip giới thiệu một điệu nhảy gọi là ' Gangnam Style' của một Rapper người Hàn quốc, anh chàng có tên Park Jea Sung, nick là Psy. Vốn là người không mấy nổi tiếng, sau khi phát hành clip "Oppan Gangnam Style"( Anh có phong cách Gangnam) trênYouTube. Chỉ trong thời gian ngắn đã gây nên một cú sốc lan rộng khắp thế giới với hàng triệu người truy cập và điệu nhảy của Park Jea Sung được lan truyền rất rộng rãi.
Clip mới nhất trên You Tube:


Ăn chơi không vất vả tốn kém lắm!!!