Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Nhớ


*
Hoàng hôn không nghiêng nắng 
Vì mắt ai buồn lệ sa 
Chiều Hồ Tây nghiêng gió
Vì nhớ thương người đi xa .

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mặc Tử

Mộ cũ Hàn Mặc Tư

*
Dấu ấn Hàn Mặc Tử

Cách nay vừa đúng 100 năm, vào ngày 22 tháng 9 năm 1912, một gia đình viên chức đang tại nhiệm ở vùng bờ biển Quảng Bình được hưởng niềm vui chào đón sự ra đời một đứa con thứ, sẽ được đặt tên là Nguyễn Trọng Trí.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Những câu chuyện cũ bới lại

*
Tháng hai năm một ngàn chín trăm sáu tám, tôi về đến Hà nội, cú sốc từ vụ lộn xộn mà từ đó tôi phải rời Quế lâm, Trung quốc về nước không đủ để át đi không khí hầm hập của cuộc Tổng tấn công Mậu Thân đang đi vào hồi kết ở chiến trường miền Nam. Cuộc đời tôi đang đi vào bước ngoặt, dù muốn dù không, tôi cũng phải bắt đầu một cuộc sống mới- cuộc đời quân ngũ. Đó là quyết định mà tôi không có quyền lựa chọn. Thời gian  đó, tôi nghe phong thanh về một câu chuyện, tưởng như không dính dáng gì đến mình nhưng thực ra nó cũng là một trong những nguyên nhân mà ông già tôi- một cán bộ chính trị trong quân đội quyết định đưa tôi rời xa chốn thị thành, nơi một vụ án đang tiến triển- vụ án Toán xồm.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Amazing nature - Giai điệu tình yêu

Giai điệu tình yêu - Bản hòa ca thiên nhiên

 Ẩn dưới những tán lá cây rậm rạp trong khu rừng nhiệt đới, các loài hoa, mầm cây, loài cỏ dại, và cả những giọt sương bé xíu... đang hát lên những giai điệu tuyệt vời về mùa xuân và cuộc sống. Bộ phim được thực hiện bằng cách đặt quay liên tục, sau đó xử lý cho chạy nhanh để có thể nhìn thấy được từng cử động của các bông hoa đang nở rộ. Nhờ thế mà mọi thứ bỗng trở nên sống động, tuyệt vời và lộng lẫy hơn bao giờ hết. Đoạn phim Macro tuyệt đẹp có chất lượng cao này được Biên tập bởi Chokchai Love King, một thợ máy nghiệp dư người Thái Lan.


Tham khảo: Đỗ Lai Thúy viết về thơ Hoàng Cầm

Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm

Mỗi người thăm thẳm một chiêm bao (Trần Dần)
*

Tôi gặp Hoàng Cầm lần đầu tiên vào những năm bảy mươi. Tập thơ Về Kinh Bắc bấy giờ còn là bản thảo. Một cuốn sổ bìa cứng, giấy carô và những con chữ phóng túng như muốn vượt ra ngoài lề. Đặc biệt, thỉnh thoảng lại có một bức tranh minh họa của Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc…, hay của chính nhà thơ. Về Kinh Bắc với những giai thoại về số phận của nó đã gây cho tôi một ấn tượng bàng hoàng. Tôi nài nỉ Trúc Thông dẫn tôi đến nhà Hoàng Cầm. Bấy giờ ông được phép mở quán rượu tại gia để lấy tiền độ nhật. Hoàng Cầm là một người dong dỏng, đẹp trai, giọng nói ấm áp, cách nói hấp dẫn, hơi trình diễn, và đầy một sự dịu dàng nữ tính. Ông thật tương phản với tất cả những gì xung quanh: căn nhà cấp bốn lụp xụp, tối tăm và lũ tửu đồ thô kệch mà ông phải lăng xăng phục vụ. Tôi và Trúc Thông chọn một góc khuất, gọi hai chén rượu và ngắm Hoàng Cầm.
Về Kinh Bắc với tôi có một ma lực khó giải thích. Cả về sau này, năm 1994, khi tập thơ đã được trang trọng in ra, tôi vẫn không thôi cảm giác ấy. Hóa ra, sự lạ lùng khó hiểu đó không phải do những hào quang phụ gây ra, như tình trạng tồn tại bán hợp pháp bấy giờ của tập thơ, thứ rượu “quốc lủi” mà Hoàng Cầm bán cho khách, cái không khí âm thầm của một tửu quán…, mà ở chính tập thơ. Một quyến rũ khó hiểu.
Có lần, ở nhà Hoàng Cầm, trong lúc vui rượu, tôi có nói với ông sẽ viết một bài “nghiêm văn chỉnh” về thi phẩm Về Kinh Bắc. Rồi, sau nhiều đêm thao thức mà vẫn không tìm được một lối đi vào miền thơ ấy, tôi mới thấy hết cái dại miệng của mình. Sao không làm theo lời khuyên của Xuân Diệu: Ai đem phân tích một mùi hương…? Nhất là thứ hương nữ thoang thoảng của thơ Hoàng Cầm. Sự đọc đi đọc lại nhiều lần thơ ông chỉ làm đầu óc tôi thêm trống rỗng. Có lẽ, trong sự rỗng không ấy, vô thức của người đọc dễ bị mồi chài bởi vô thức của tác phẩm. Và, một đêm kia, tôi bỗng được mặc khải.
*
Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Những ngày nhiều mưa nghĩ về "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa"


Hà nội mùa này nhiều lắm những cơn mưa, điều đó trái với điều mà tác giả Thơ, cũng như tác giả Nhạc muốn nói tới trong bối cảnh thời tiết bài thơ, bài ca của họ, bài hát :”Hà nội mùa vắng những cơn mưa”.
 Dù trái mùa nhưng tôi vẫn muốn đọc và nghe lại bài hát này bởi cá nhân tôi khá thích giai điệu êm đềm, lôi cuốn mà nhẹ nhàng của bài hát, cũng như những vần thơ gần gũi, gắn với nhiều kỷ niệm của người có nhiều ký ức với Hà Nội. Mặt khác, vốn hay so sánh và tìm ra những khác biệt giữa thơ và ca từ của người dùng bài thơ đó để phổ nhạc nên cũng muốn tìm hiểu từ chính bài thơ bài hát này.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Từ bài thơ "Tình Hạ Thu"

Đã rất lâu mới thấy Hồ Như Nguyện có một bài thơ rất mượt mà và tình cảm, khác hẳn với giọng thơ quen thuộc. Như Nguyện là phụ nữ nhưng có một giọng thơ khá đặc biệt, rất cứng cỏi và phảng phất chất giang hồ lãng tử đến nỗi có bạn thơ đã có lúc nhầm với một nam nhi:
"..Trái tim tôi - cánh đồng hoang khô vắng,
Vô tình hay hữu ý (?)
Em đánh rơi một giọt lửa thôi.."
Hoặc
"....Cũng hầu, cũng tước, cũng cân đai.
Cầm, kỳ, thi, họa, đao, cung kiếm,
Cơ nghiệp anh hùng, há kém ai!"
Hoặc nữa
"...Khi người tỉnh, ta say.
Lúc người say, ta tỉnh...."
Những vần thơ biểu lộ khá rõ một ý chí cứng rắn và một tâm hồn khoáng đãng. Chúng ta bắt gặp trong thơ Nguyện khá nhiều khẩu khí ngang tàng và cũng có điều gì đó xua xót, thất vọng:

"...Em tìm bình yên ở đâu,
Ngay giữa biển đời sóng gió{?}
Em tìm tình yêu ở đâu
Trong những trái tim tan vỡ{?}"

(Trích thơ NN)
Có thể trong đời thường, tính cách của NN sẽ khác, nhưng có một thực tế là trong thơ, nơi dãi bày những tình cảm sâu kín, NN đã ít nhiều hé lộ một góc khá cứng cỏi của tâm hồn mình. Nhưng thực ra qua những bài thơ gần đây, ta lại thấy một 'NN- Thơ' khác, một tâm hồn thơ với những tình cảm chân thành, những xúc cảm tinh tế trước thiên nhiên, một hồn thơ nhẹ nhàng với người đối thoại. Dĩ nhiên đó là nhận định chủ quan của người được tặng thơ. Nhưng thật tình cũng muốn nói đôi điều với đọc giả nào còn chưa rõ lắm vì sao có vụ 'tặng thơ' qua lại vừa rồi trên TT. Vốn là những người yêu thơ, ắt là chúng ta có những sự đồng cảm, và hơn hết là quý trọng nhau và vì vậy, khi NN ra Bắc, bất chợt tôi, người viết bài này nhận được cú phôn, gọi đến tham gia vào cuộc ọp-lai  vốn diễn ra từ sáng của các bạn Như Nguyện, Hồng Thu, anh HT, anh Vinhnq từ trang BT và UT.
  Thực sự một cuộc gặp quan trọng như vậy mà mình vinh dự được mời thì cảm động lắm, chúng tỏ các bạn cũng nhớ đến mình, quan tâm đến mình, nhất là NN lại tận miền Nam xa xôi ra cũng đích thân mời thì quý hóa lắm. Thật tiếc vì lúc đó đang làm đầu bếp nấu cơm cho vợ con về, lại nhìn ra ngoài trời có cơn mưa đằng Tây to lắm, thế là đành nói lời xin lỗi mà thực tâm thì rất tiếc và áy náy. Chính vì vậy mà có mấy câu thơ gửi tặng NN để "trình bày hoàn cảnh" sau đó lại nhận được bài thơ THT tặng lại, và nó chính là bài thơ mà tôi đang nói tới.
 Trước tiên là xin nói rõ một điều, NN đề 'gửi' tôi nhưng đăng trên TT có nghĩa  rằng NN cũng dành tặng cho các bạn yêu thơ khác nữa, và những cảm nhận tinh tế về sự giao mùa Hạ Thu: Trời xanh,mây trắng, chói chang, Bỗng dưng Thu tắt nắng vàng, đổ mưa. hay Dẫu còn lưu luyến chút hè, Thôi! nhường Thu dắt nắng về dệt Thơ. là những vần thơ hay dành cho tất cả chúng ta, và nhìn chung cả bài thơ rõ ràng là tác giả kết hợp tình- ý giao lưu giữa tâm tư tình cảm con người với đất trời, thiên nhiên là rất nữ tính và tinh tế, cho nên có những lời khen dành cho bài thơ thì tôi cho là rất xứng đáng.
  Tuy nhiên, trong bài thơ HNN có dùng một số từ cổ, vốn dĩ tôi rất dị ứng với các loại từ này, vả lại bài thơ đã được gửi 'cho tôi' mà tôi lại rất thích 'chơi trò' đổi từ và thể loại nên nghí ngoáy chuyển bài thơ sang kiểu 'bậc thang' để đọc theo 'cách' của mình, xin lỗi trước nhé! nếu tác giả vô tình đọc được :) Và thêm nữa, câu thơ " Lời iu ai ngỏ ngộ chưa" trong bài, chắc chắn là một ẩn ý của tác giả với đất trời Hà nội, cá nhân nào nhận được chắc đang tủm tỉm cười. Xin cám ơn HNN vì đã được đề tăng bài thơ


Tình Hạ, Thu

*
Trời xanh,
           mây trắng,
                chói chang,
Bỗng dưng
     Thu tắt nắng vàng,
                            đổ mưa.
Phải chăngThu, Hạ giao mùa,
Đan mưa với nắng
               như đùa trêu ngươi !

Giận gì Thu thế

                    Hạ ơi ?
Cho đau lòng cúc, rã rời xác ve.
Dẫu còn lưu luyến chút hè,
Thôi!
       nhường Thu dắt nắng về
dệt Thơ.

Lời yêu ai ngỏ

            ngộ chưa?
Nghe dường như có tiếng mưa
                               ngọt ngào.
Mưa đi
           mưa tới xôn xao
Thu Vàng
        Hạ Trắng
                  nao nao tấc lòng.

Tác giả: HHN

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

Bài tham khảo: Cấu trúc nhịp thơ và quan hệ của nó với đổi mới thơ

1. Cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài của nhịp
Tại sao ta xếp bài thơ này vào thể lục bát, song thất lục bát, còn bài thơ kia lại được đặt vào thể thất ngôn, ngũ ngôn…? Sở dĩ, chúng ta nhận diện được hình thức bên ngoài của từng lối thơ ấy, vì ta nhìn thấy qui luật ngắt nhịp, ngắt dòng của chúng khác nhau. Tính có nhịp điệu, và sự ngắt nhịp liên tục, từ lâu đã trở thành một yếu tố phân biệt thơ với văn xuôi, bài thơ này khác với bài thơ kia. Nói cách khác, tính thơ nằm ở tính có nhịp điệu và sự hiệp vần của nó.
Tôi dùng khái niệm nhịp thơ để chỉ một đơn vị ngôn ngữ nào đó được khu biệt về qui tắc tổ chức âm thanh, từ loại, ngữ pháp so với các đơn vị ngôn ngữ khác. Nhịp thơ trùng với khung đoạn ngừng nghỉ của lời nói nghệ thuật. Nhịp thơ thay đổi tạo nên cảm giác lời thơ vận động. Nhịp thơ là nhân tố năng động tạo dựng hệ thống lời thơ ở cả phương diện ngữ nghĩa và âm thanh, chứ không phải yếu tố tĩnh tại. Nhịp thơ vừa biểu cảm, thông tin vừa tạo hình.

Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha kể về "bóng hồng" trong đời Nhạc sỹ Văn Cao

 “Văn Cao là trời cho. Đỗ Nhuận là đời cho. Nguyễn Xuân Khoát là người cho. Lưu Hữu Phước là thời cho”. Đó là những dòng đúc kết vô cùng ấn tượng của nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Thụy Kha trong lời tựa của quyển tiểu thuyết chân dung: “Văn Cao – người đi dọc biển”.
Chỉ thế thôi cũng đủ thấy ông trân trọng “người anh – người thầy” của mình đến thế nào. Ông nói, một người nghệ sĩ, muốn viết hay phải đọc nhiều, đi nhiều, hiểu nhiều và đặc biệt là… yêu nhiều. Và Văn Cao không phải là ngoại lệ.”
“Bóng hồng” thầm lặng sống chết cùng Văn Cao
Tiếp tôi trong một căn phòng “tràn ngập nghệ thuật” với hàng chục bức tranh và cũng chừng đó bằng khen, giấy chứng nhận, nhà thơ, nhạc sĩ Thụy Kha chậm rãi kể về những kỉ niệm của ông với nhạc sĩ “Tiến quân ca”.
Vẻ mặt trầm tư, Nguyễn Thụy Kha từ từ châm điếu thuốc, hồi tưởng lại từng mốc thời gian của cố nhạc sĩ Văn Cao. Ông nói về Văn Cao, chậm mà chắc, như đang liệt kê lại những sự kiện trong cuộc đời mình vậy.
Lật giở từng trang sách cuộc đời Văn Cao, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha khẳng định, sự thành công của Văn Cao không thể thiếu bóng dáng của người vợ, bà Nghiêm Thúy Băng. Nhắc đến người phụ nữ của Văn Cao, Nguyễn Thụy Kha luôn dùng cụm từ “bà Văn Cao”.
Cố nhạc sĩ Văn Cao
Ông kể, nhạc sĩ Văn Cao quen bà vào năm 1942, khi ông làm việc trong tờ báo Vịt Đực do ông Nghiêm Xuân Hiến, bố của bà làm chủ bút. Bà Văn Cao xuất thân từ một gia đình tư sản. Cô tiểu thư Hà thành khuê các, xinh đẹp và kiêu kì đã “đổ gục” trước chàng nghệ sĩ nghèo tài giỏi.
Dù chưa gặp nhau một lần nhưng trong tâm trí bà Văn Cao đã có hình ảnh chàng nhạc sĩ tài hoa. Bà biết tiếng Văn Cao đã lâu bởi rất yêu thích bài “Buồn tàn thu”, sáng tác đầu tay của ông. Hai người gặp nhau ở tòa soạn rồi không hiểu từ lúc nào, tình cảm cứ thế tiến triển.