Trang

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Vị đắng đôi môi

*
Em đi qua đời tôi
như một tia chớp nhỏ.


Tình em trong tình tôi
dịu mềm như lá cỏ.
Ngỡ em là làn gió
mơn man trái tim côi!

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

10 câu chuyện kỳ lạ nhất năm 2012

2012 đã trở thành năm của nhiều sự kiện kinh tế, khoa học, chính trị, xã hội lớn và cả những... câu chuyện kỳ lạ.
Từ dự báo tận thế ,việc phát hiện đĩa bay bất thường, những tên trộm hài hước cho tới việc bị thú cảnh cắn… Xin được giới thiệu với độc giả 10 sự kiện được xem là kỳ lạ nhất năm do PLVN bình chọn:

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Quốc phục? sao cho tiện

*
Áo the rất hợp vì không có chỗ... đút phong bì?
Nhiều ý kiến cho rằng áo dài khăn đóng là bộ trang phục đã khá thuyết phục cả về ý nghĩa lịch sử cũng như mỹ thuật, nhưng dù qua nhiều lần hội thảo, nghành văn hóa vẫn chưa có quyết định cuối cùng...
Nhiều người ủng hộ quốc phục là áo dài truyền thống cho nữ và áo the khăn xếp cho nam.                                                           Ảnh: TL----------->
Loay hoay 20 năm chọn quốc phục
Vấn đề chọn ra một bộ trang phục mang tính đại diện của đất nước được bàn thảo từ đầu những năm 1990. Trải qua nhiều cuộc họp hành, các thiết kế mẫu quốc phục đều phải gác lại với lý do chưa có tiêu chí rõ ràng. Chính vì thế, một hội thảo mang tên “Lễ phục Việt Nam và tiêu chí lựa chọn” vừa được tổ chức cuối tuần qua.

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Người Hà Nội gốc?

 Nguyên Phương TVN

Về đại thể, lối sống Hà Nội vẫn phản ánh nền văn minh nông canh nghìn năm tuổi pha trộn với chút thị thành.
"Mấy thằng nhà quê này có nhanh lên không!". Người lái chiếc xe ôtô đen nhẫy quát mấy người đang gò lưng kéo xe đầy gạch ngược dốc.
Thấy thế, bạn tôi, thổ dân của một trong những ngôi làng cổ thuộc một trong bốn quận nội thành đầu tiên của Hà Nội, lắc đầu: "Tay ấy là người làng tôi vừa bán bớt đất có tiền mua ôtô. Thật chẳng ra làm sao cả". Tôi an ủi anh: "Thường vẫn thế, kẻ vừa thoát nghèo lại hay khinh rẻ người nghèo, cũng như kẻ vừa thoát áp bức thường quay lại... áp bức đồng loại!"
Làng anh xưa kia từng là nơi có trường luyện quân của triều Lý rồi Trần. Như vậy, những gia đình ở đây đều là hậu duệ của những thần dân từ thời Rồng bay lên. Chắc không ai nói họ không phải người "Hà Nội gốc".
Thì ra ngay trước mặt tôi đã có hai 'phiên bản' rất khác nhau của'gốc'.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Nịnh thơ thế nào cho chuẩn?

Đó là đầu đề do mình đặt, khi đọc bài viết của Mặc Lâm đăng trên RFA, với một cảm tưởng khi đăng lại bài viết này, đó là Mặc Lâm đã hơi quá lời khi chê trách việc nịnh thơ, Hehe! không đắc nhân tâm lắm! bởi  nhớ khi đọc quyển " Đắc nhân tâm" mình thấm nhuần một điều tâm đắc rằng hãy đem lại niềm vui cho mọi người, mà niềm vui không có gì hơn bằng một câu khen ngợi, nói nôm na là nịnh. Đôi khi trong cuộc sống, hay trong thi ca, mình vẫn hay áp dụng chiêu này, nịnh một câu làm bạn bè vui, thơ chưa hay cũng cứ nịnh một câu, bạn sướng mà mình cũng sướng, chẳng mất gì! có khi lại được, ví dụ mấy ông có tiếng trong bài viết này, nịnh HQT có khi lại được nó cho mấy tỷ, tội gì không nịnh chứ, cho nên thông cảm được với Hữu Thỉnh, Dương kỳ Anh ... lắm! kể cả HQT, làm thơ đi bóp dái thiên hạ được mấy chục tỷ, tội gì không làm, tội gì không nịnh!!! Thằng HQT này cùng quê với mình mới đểu chứ. Thôi chả nói rông dài, mời các bạn ai thích thì đọc xem ML nói gì, chửi gì, nghe chửi đôi lúc cũng thấy sướng, vừa sướng vừa tức d* hehe!

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Tân Hoa hậu Hoàn vũ

Hoa hậu Mỹ Olivia Culpo vừa đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ năm 2012. Olivia Culpo mới 19 tuổi. Hiện, cô đang làm người mẫu tại Mỹ. Sau đây là một số hình ảnh của cô. Xem thêm

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Chuyện cười thư giãn

Bị vặt trụi lông vì nhìn....gái tắm
Có một cô gái nuôi được một con vẹt rất khôn, biết nói đủ chuyện. Một hôm, cô gái thấy con vẹt bẩn quá bèn mang nó vào nhà tắm và tắm cho nó. Nhân tiện đã ướt đồ, cô gái cho con vẹt đứng rũ khô lông rồi tắm cho mình luôn.
Con vẹt nghiêng ngó một hồi rồi cứ lải nhải: “Thấy hết rồi nha! Thấy hết rồi nha!”. Cô gái bực quá bèn xách con vẹt ra vặt trụi lông trên đầu nó cho chừa cái tội nói bậy.
Vài hôm sau, sếp của cô gái nọ lại nhà chơi. Con vẹt nghiêng ngó nhìn cái đầu hói của vị khách một lúc rồi rụt rè hỏi: “Bộ cũng thấy rồi hả?”.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Truyền thuyết Hoa Anh Đào (Sakura) Nhật Bản


Anh đào Nhật Bản (Sakura, kanji: 桜 hay 櫻; katakana: サクラ; Hán-Việt: Anh) là tên gọi chung của một số giống thực vật trong chi Mận mơ (còn gọi chi Anh đào), thuộc họ Hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm cảnh. Loài anh đào cho trái không thuộc nhóm này.
Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Tùy theo từng chủng loại hoa và điều kiện môi trường thời tiết mà tuổi thọ của hoa anh đào khác nhau. Loài hoa Someiyoshino có tuổi thọ chừng7 ngày.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Karaoke: Chiều không nghiêng nắng

"Chiều không nghiêng nắng" là tựa đề cho ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ "Nhớ"( xem ở ĐÂY), mà trong một phút cảm xúc từ mối tình của một ca sỹ hát nhạc vàng với người vợ của anh ấy, tôi đã viết với ý định tặng cho họ. Bài thơ đã được một người bạn nhiệt tình cùng tác giả đến thăm và trao tặng tận tay người đàn ông đa cảm này. 

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Không thể nhìn từ một phía


Mặt trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Ðất. Mặt Trời nói : "Lá và cây cối, tất cả đều màu xanh". Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng nói rằng, con người trên Trái Ðất thường ngủ. Còn Mặt Trời lại bảo con người luôn hoạt động đấy chứ. 

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Câu chuyện từ một Bức Tranh

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, là một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác  khiến ai cũng đều khen ngợi.
Ông mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Ông không mấy khi khen ngợi ai, cũng không bao giờ đề cập đến thời gian của khóa học. Ông nói, một học trò chỉ có thể thành công khi ông hài lòng với kỹ năng và hiểu biết của người đó. Ông truyền cho học trò những phương pháp đánh giá, ước định của ông, và chúng cũng độc đáo như những tác phẩm của ông vậy. Ông không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Tham khảo: Thơ khó: thành công hay thất bại trong sáng tạo?

Bài viết nên đọc đăng trên Phebinhvanhoc.com
Nhiều nhà thơ khẳng định làm Thơ khó, giấu nghĩa để thiên hạ đi tìm, để độc giả được tự do sáng tạo ra các lớp nghĩa cho thơ… là một thành công. Nhưng lại có người viết khẳng định dễ hiểu, cảm động mới là đích đến của thơ. Phải chăng thơ dễ hiểu thì ý tứ nông cạn, thường thường bậc trung, ai cũng biết, và người sáng tác quá dễ dãi; còn thơ khó hiểu là thơ có ý tứ sâu sắc, kín đáo, người sáng tác phải dày công, thậm chí đó mới là thơ đích thực? Các nhà thơ 7x, 8x… hiện nay chủ ý làm cho thơ khó về ý tưởng và hình thức không? Có hay không rào cản giữa thơ trẻ và độc giả? Đâu là giới hạn của người đọc và người sáng tác? Phải chăng hiện nay chỉ có các nhà thơ đọc nhau, phê bình về nhau, chứ độc giả nói chung thì thờ ơ với thơ, họ thường không hiểu các nhà thơ nói gì, viết gì, họ không nhận ra được ý tứ sâu kín nhà thơ gửi gắm trong văn bản.. thực tiễn sáng tác và tiếp nhận vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự phản hồi từ nhiều phía. Tiếp tục mạch chuyện Bàn về “thơ khó” đương đại Việt Nam, Phebinhvanhoc.com.vn xin giới thiệu ý kiến bàn thảo của một số nhà thơ về sự lựa chọn đường hướng sáng tạo của họ

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Làm thế nào để sống sót qua ngày Tận thế?

Chỉ còn hai chục ngày nữa là đến ngày Tận thế, nếu cứ tin theo lịch của người Maya thì đó là ngày kết thúc một chu kỳ theo cách tính của họ. Tin đồn về ngày tận thế vào ngày 21(hay 23 theo cách tính mới) tháng 12 - 2012 làm một bộ phận cư dân thế giới sôi động, họ tìm cách bắt chước ông già No ê đóng tầu, hay làm gì đó để hy vọng thoát khỏi thảm họa. Dưới đây là cách mà một số người đã làm, rất đáng để những ai tin vào thuyết Tận thế noi theo.
Dự trữ thức ăn 

Anh Simon Dillon (47 tuổi) đang sống cùng gia đình ở Stockport. Anh là một trong số rất nhiều người tin vào lời nguyền ngày tận thế sắp tới. Để chuẩn bị đối mặt với khó khăn, Simon đã xây một căn hầm và chất đầy đồ ăn trong đó.
 Simon đã xây một căn hầm và chất đầy đồ ăn
Ngoài ra, người đàn ông này còn chi ra khoảng 32.000 USD để mua tấm pin mặt trời, lò sưởi ấm và lò nướng nhiên liệu. 
Tuy nhiên, về phần Simon, anh lại xem đây là một kế hoạch thông minh để đối phó với những khó khăn trong tương lai. Người đàn ông 47 tuổi chia sẻ: “Tôi chọn đầu tư vào lương thực. Giá thực phẩm đang sẽ ngày càng tăng, nếu so sánh, các bạn có thấy nó tăng gấp hai lần so với những mặt hàng khác. Nếu thời tiết quá khắc nghiệt và mọi việc bị đình trệ, tôi sẽ không phải lo lắng về việc phải ra ngoài mua lương thực. 
Tất nhiên, vẫn có rất nhiều người cảm thấy đây là điều kỳ cục nhưng tôi là một người đàn ông bình thường và tôi muốn hỗ trợ gia đình mình tốt nhất có thể. Nếu có khó khăn tìm đến, tôi sẽ không phải dựa vào ai cả”.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Đại thụ và những con sâu


Câu chuyện về cây đại thụ

Bên nước Mỹ, trên sườn núi Long’s Peak ở Colorado có một cây đại thụ khổng lồ bị tàn phá còn trơ lại mỗi một khúc thân. Những nhà thực vật học đoán cây đó sống khoảng 400 năm. Hồi Columbus đặt chân lên đất El Salvador nó đã có rồi và khi những tu sĩ tới gây dựng sự nghiệp ở Plymouth, nó mới sống được nửa đời của mình.  

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Gặp bạn hiền

Nghe chim hót giữa trời mưa gió
Có gì vui mà rộn rã hát ca?
Hỡi chim nhỏ để lòng ta vui với
Trong một sáng mùa Đông bụi nước nhạt nhòa!

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Câu chuyện người hát cải lương chuyện tình Lan - Điệp

Người lấy nước mắt triệu người trong "Chuyện tình Lan và Điệp" là ai?

Bìa đĩa cải lương "Chuyện tình
Lan và Điệp" ngày xưa
Tôi vẫn nhớ hồi những năm 1976, 1977, có một vở cải lương ở trong Nam đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của những bà, những cô quanh khu tập thể của nhà tôi ở Hà Nội: đó là vở cải lương Lan và Điệp.
"Lan và Điệp" nghe hoài không chán
Số là khu tập thể nhà tôi có một anh bộ đội xuất ngũ sau khi tiến quân vào giải phóng Sài Gòn. Trở ra Bắc, trong balô anh đem theo ngoài một con búp bê mắt nhắm mắt mở dành làm quà cho con gái thì anh còn mua một chiếc máy cát-xét (thời đó ngoài Bắc khá hiếm) cùng vài cuộn băng, trong đó có cuộn băng cải lương Lan và Điệp.
Thời đó dĩ nhiên những loại băng cát-xét kiểu như thế sẽ dễ bị cấm nghe, nhưng khu nhà tôi toàn cán bộ có lý lịch đỏ chót nên cứ mở thoải mái mà ít bị công an nhắc nhở. Cứ tối tối, các bà các cô lại tập trung quanh chiếc máy cát-xét, nghe đi nghe lại vở Lan và Điệp không biết bao nhiêu lần, để rồi chửi chàng Điệp hèn yếu, để rồi khóc cùng số phận bi thảm của cô Lan.
Và lũ trẻ chúng tôi ngày đó dù chưa biết nhiều nhưng cũng thuộc từng câu hát, quen cả chất giọng lanh lảnh của Lan (do Thanh Kim Huệ thủ vai) và chất giọng buồn đến ủ ê của Điệp (do Chí Tâm thủ vai). Sau này vào Sài Gòn, do làm nghề nên tôi có gặp Thanh Kim Huệ vài lần. Còn Chí Tâm, mãi gần đây tôi mới gặp bởi anh đã định cư ở nước ngoài từ lâu.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Tình yêu đồng loại của những con Chó


Có câu chuyện đã lâu, có câu chuyện mới xảy ra, nhưng giống nhau ở chỗ - những bức ảnh thể hiện câu chuyện ấy vẫn đang được chia sẻ rất nhiều và làm rung động trái tim cư dân mạng.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Chia tay

Mình biết  một câu chuyện tình buồn của một người bạn. Đời thực không như là mơ mộng phù du nên chuyện hợp tan là điều khó tránh. Sự chia ly muôn thuở làm lòng người thương cảm, thấu hiểu và cảm thông đã sinh ra bài thơ với ý đồ ban đầu làm ca từ phổ nhạc để tặng họ, và cũng là muốn tặng cho cả những mối tình không trọn vẹn.
Chia xa là đớn đau, nhưng biết đâu nó lại là tác nhân để nuôi dưỡng tình yêu!

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Nhớ một loài Hoa biển


*
Day dứt nhớ, ngày anh về với biển
Aó lính trắng màu mây, nhuốm cát bụi hoàng hôn
Nắng hanh vàng, hư ảo mỗi bước chân
Ì ầm sóng, vỗ hoài bờ cát mỏng.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

CÀ PHÊ PHỐ CŨ

*
Ngày tĩnh lặng,  ngồi cà phê góc phố 
Bạn bè xưa rôm rả chuyện Đông Tây. 

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Góc phố - Hà Nội


 LTS:  bài thơ này được viết lấy cảm hứng từ Ca từ :"Sài Gòn có góc phố" của anh Trần Bắc Hải như một 'Họa thơ' với rất nhiều tâm đắc. Bởi tuy Bắc Hải viết làm ca từ nhưng thực tâm tôi thấy nó là một bài thơ với rất nhiều cảm xúc tinh tế từ nơi gắn bó với rất nhiều kỷ niệm của tác giả, bài hát cũng được viết với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ tình yêu quê hương sâu sắc và tâm hồn nhạy cảm của tác giả, đây là một thành công của BH. Bài thơ tôi viết lấy ngẫu hứng từ SGCGP nhưng chuyển đổi để phù hợp với tâm trạng, tình cảm và nơi mình đang sống, và cũng là một 'Chính bản' 'cải chính' cho 'phụ bản' mang hơi hướng 'phê phán' trước đây. Mong rằng anh BH có đọc được sẽ thấy hài lòng hơn với bản 'nhẹ nhàng' này.
 Để "Rộng đường bàn cãi!" xin đăng lại toàn bộ Ca từ SGCGP và HNCGP dưới đây.
Góc phố - Hà Nội*
Hà nội có góc phố
Râm ran tiếng ve sầu
Hà nội có góc phố
Ngày xưa, mình hẹn nhau ! 


Hà nội có góc phố
Còn vương tiếng còi tầu
Hà nội cho tôi yêu
Ngày đi xa phố phường
Hà nội bao yêu thương
Hồ Gươm xanh trong nắng
Bình yên em tới trường

Cho tôi chiều nay hỏi nước dâng chiều mưa
cho tôi chiều nay hỏi nắng sao hững hờ
cho tôi chiều nay về ước mơ tuổi thơ
cho tôi tình yêu Hà nội mãi không phai mờ

Hà nội có góc phố
Buồn rơi cánh phượng hồng
Hà nội có góc phố
Tìm em, tìm hư không!

Hà nội có góc phố
Ngổn ngang những phận đời
Lời thơ ai ngân nga
Kể về điều chưa nói
Biết bao điều muốn hỏi
Lặng câm chiều mưa sa !
Lặng câm những nụ hoa!

Hà nội có nỗi nhớ
Triền miên nước sông Hồng
Hà nội có nỗi nhớ
Ngẩn ngơ ngày sang Đông

Hà nội có góc phố
Mưa bụi giăng phố buồn
Giọt thời gian qua mau
Để lòng ai thương nhớ
Tìm mãi chiều mưa ngâu
Tìm mãi ngày ước hẹn
Tìm mãi nụ hôn đầu

Góc phố ngày xưa ấy
Ở đâu?
Nay còn đâu!






Sài Gòn có góc phố
Nhạc và lời: Trần Bắc Hải

Sài Gòn có góc phố
Hàng me đứng nghiêng đầu
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa chờ bên nhau

Sài Gòn có góc phố
Chợ khuya nhóm từ chiều
Sài Gòn cho tôi yêu
Bạc đôi vai áo mẹ
Sài Gòn cho tôi thương
Mỏng manh tà áo trắng
Chiều vàng nắng phố phường

Cho tôi chiều nay hỏi sao không chiều mưa
Cho tôi chiều nay hỏi gió ngưng bao giờ
Cho tôi chiều nay về gốc cây ngày xưa
Cho tôi chiều nay Sài Gòn có ai đang chờ

Sài Gòn có góc phố
Ngày xưa bước tới trường
Sài Gòn có góc phố
Của tôi là quê hương
Sài Gòn có góc phố
Gần đâu quán cây dừa
Nhà của tôi không xa
Bùng binh Ông Gióng Nhỏ
Nhà tôi luôn đông vui
Nội tôi cùng ba má
Thường đầy ắp tiếng cười

Sài Gòn có nỗi nhớ
Nhiều như sóng vỗ bờ
Sài Gòn có nỗi nhớ
Buồn như một câu thơ
Sài Gòn có góc phố
Chiều mưa gió nhạt nhòa
Để người ai đi xa
Chẳng làm sao quên được
Một nụ hôn thơ ngây
Một giọt mưa trong vắt 
Đọng trên lá chưa rơi.



    Hà Nôi có góc phố!

*

Hà nội có góc phố
Nước lên, ngập ngang đầu
Hà nội có góc phố
Tan ca người chen nhau
Hà nội có góc phố
Chợ cóc chiếm vỉa hè
Hà nội cho tôi yêu
Phố phường đầy phân chó
Hà nội cho tôi thương
Mỏng tang manh áo chip
Em tôi phanh trên đường!

Cho tôi chiều nay! Hỏi rằng sao nhiều mưa
Cho tôi chiều nay ! hỏi nắng sao hững hờ
Cho tôi chiều nay về gốc cây ngày xưa
Cho tôi mùi khai sao mãi không phai mờ!



Hà nội có góc phố
Chở che nàng cave
Hà nội có góc phố

Dừng chân người tha hương                            
Hà nội có góc phố
Gần đây quán đèn mờ
Dập dìu đêm sao sa
Thịt da phơi nõn nà!
Từ nhà tôi trông ra
Mùi thơm son với phấn
Thường đầy ắp ngõ nhà!

Hà nội có nỗi nhớ
Buồn như sóng xa bờ
Hà nội có nỗi nhớ
Chiều say nhìn lơ ngơ!

Hà nội có góc phố
Ngổn ngang như xóm chợ
Để bạn tôi đi xa
Nhớ thương như món nợ
Tìm nụ hôn xưa ấy
Tìm giọt mưa xưa đấy

Tìm mãi- chiều không mây!
 2012      
                                                                                   

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Tìm hiểu Văn hóa Nhật: Về những nàng Geisha


 Geisha là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản.Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải tríTheo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người thợ chính.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

LỤC BÁT DAO CAU

*
Tay mềm che nụ cười duyên
Dao cau lúng liếng, dáng hiền nghiêng đêm
Tóc mây thả xuống vai mềm
mắt nai che nửa, gọi đêm xuân về.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Những ca khúc hay về Mùa Thu

(Nếu video tải chậm, có thể nghe trên 'Nhạc của tui' ở phía dưới.)

Nhớ mùa thu Hà nội

Trịnh Công Sơn không phải người Hà nội, nhưng sáng tác của ông về mùa thu Hà Nội lại là một trong những ca khúc hay và tinh tế, miêu tả chân thật cảnh quan và cảm xúc của người Hà Nội, ca từ của Trịnh đẹp như một tác phẩm hội họa đầy mầu sắc, hẳn là những người con Hà Nội đi xa khi nghe “Nhớ mùa thu Hà nội” đều trào dâng một nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi. Chúng ta cùng nghe NMTHN với tiếng hát Khánh Ly và Hồng Nhung.
 "...Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ. Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thơm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu. Hà Nội Mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua. Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời. Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người. Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai. Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi .Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người. Để nhớ mọi người."



Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Diabolus in musica” (Ma quỷ trong âm nhạc)

Vua Lê từng hỏi Nguyễn Trãi: “Viết quốc nhạc sao cho phải?”. Nguyễn Trãi thưa: “Tâu bệ hạ! Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng cho trong xóm ngoài làng không còn tiếng oán hận sầu than. Đừng vì ơn riêng mà thưởng bậy, chớ vì mình giận mà phạt bừa. Đó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy"
***


Nguyễn Bách
Diabolus in musica” (Ma quỷ trong âm nhạc) là thuật ngữ tiếng La-tinh dùng để gọi quãng tam cung (tritone), tức các quãng 4 tăng hay 5 giảm, là những quãng có khoảng cách bằng 3 cung. Luật âm nhạc Trung Cổ cấm sử dụng quãng nhạc đặc biệt nghịch âm này vì dựa theo một huyền thoại, quãng nhạc này mang màu sắc tính dục và làm cho ma quỷ xuất hiện.
Như vậy không phải lúc nào âm nhạc cũng được coi là “tiếng nói của các thiên thần” như Thomas Carlyle (1795-1881, nhà văn, nhà viết sử người Scotland) đã nói trong tập luận văn “The Opera” của ông. Tuy nhiên Carlyle không hẳn hoàn toàn vô lý, bởi ma quỷ cũng chính là những thiên thần…đen; cái xấu lại thường là sự biến dạng của vẻ đẹp.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Hà Nội - Những năm đầu thế kỉ 20

La rue des Caisses -Đường  Nhà băng
(Không rõ hiện nay là phố nào?)
La rue Paul Bert vers 1900-
Đường Tràng Tiền hiện nay



 
La rue du coton:  Phố coton
- Phố Hàng Bông hay  Phố Hàng Vải???

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Love Story - Bản tình ca bất tử

*
Chỉ thêm một nốt nhạc thôi… Theo lời kể của chính tác giả tình ca bất tử này, thì ông tìm được khúc nhạc “Love Story” (Chuyện tình) vào lúc nửa khuya. Ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota).
Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Kết quả hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của “Love Story”, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Hoa Lily Liliaceae - Qúy phái và sang trọng

(Click chuột vào ảnh để xem bản lớn hơn)















Câu chuyện văn nghệ: Cuộc đời Phan Lạc Hoa qua hồi ức một bác sỹ :


TP - Những sáng tác của Phan Lạc Hoa như "Tàu anh qua núi", "Tình yêu bên dòng sông Quan họ" vẫn còn lại với thời gian, nhưng hồi ức về cuộc đời đầy bi phẫn của ông, ai nhớ, ai quên?
Một sinh viên trường Đại học Y - trong kỳ thực tập ngắn ngủi ở Bệnh viện Bạch Mai đã có dịp gần gũi "bệnh nhân đặc biệt" Phan Lạc Hoa tại khoa Tâm thần.
Những câu chuyện của người sinh viên ấy, nay là bác sỹ Sao Hồng, đã hé lộ sự thật về nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh.
  "Lý lịch" bệnh nhân Phan Lạc Hoa
Bác sĩ Sao Hồng, người sinh viên ngày nào, giờ đã ở tuổi ngũ thập, chất giọng miền Trung đặc sệt chùng xuống khi kể về thời gian thực tập tại giường bệnh của Phan Lạc Hoa.
"Câu chuyện tôi kể chỉ là kỷ niệm của một thời đói khổ và mộng mơ. Tôi trực tiếp nghe, tiếp xúc, đọc được những gì về một nhạc sỹ tài hoa bạc mệnh. Có thể có một số chi tiết chưa chính xác (30 năm rồi còn đâu) nhưng tôi vẫn tự tin về trí nhớ của mình.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Nhà văn Trung quốc Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học năm nay

Tôi biết về Mạc Ngôn từ nhiều năm trước qua Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận và nhất là tiểu thuyết "Ma chiến hữu" do tác phẩm này đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 1979. Cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi ở VN  và sẽ còn nhiều ý kiến xung quanh nó. Điều người ta thấy lạ là một nhà văn TQ có thể thoải mái viết về cuộc chiến biên giới theo quan điểm riêng của mình, nhưng ở VN lại là điều cấm kỵ

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

"Nhớ" Phổ nhạc

Mình thử phổ nhạc Bài thơ "NHỚ" bằng Encore, có thay đổi một chút ca từ và làm thành một bản Beta video clip, hòa âm với guitar điện tử, mời mọi người nghe thử.







Ba ô nhịp đầu thêm vào để làm hòa âm với Phần mềm của AK. Định bỏ đi nhưng trót đổi file ảnh rồi nên vẫn để.