Trang

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Persian market : Phiên chợ Ba tư

Chuyện khoe con trên mạng- cũng ra tiền

Video những em bé cười nắc nẻ, những câu nói ngộ nghĩnh... với mục đích ban đầu là để lưu giữ khoảnh khắc thú vị về con cái lại đang giúp nhiều bậc phụ huynh thu về cả trăm nghìn USD.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Vẽ đẹp như chụp

Cùng thưởng thức những tác phẩm của 3 họa sĩ Roberto Bernardi, Steve Mills và Erich Christensen.


Steve MillsSinh năm 1959 tại Boston, Mỹ, Steve Mills bắt đầu vẽ và kiếm tiền nhờ những tác phẩm của mình ngay từ năm 11 tuổi. Ông luôn nhận được lời nhận xét về "giá trị phi thường từ những thứ bình thường" ở các tác phẩm của mình.






Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Tơ Trời Với Tơ Lòng ( Thanh Tịnh)



Còn nhớ hôm xưa độ tháng này

Cánh đồng xào xạc gió đùa cây .
Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm
 Một đoạn tơ trời lững thững bay .

Tơ trời theo gió vướng mình ta ,
 Mỗi khắc bên nàng nhẹ bỏ qua
Nghiêng nón nàng cười, đôi má thắm ,
 Ta nhìn vơ vẩn áng mây xa .

 Tìm dấu hoa xưa giữa cánh đồng.
 Bên mình chỉ nhận lúa đầy bông
 Tơ trời lơ lững vươn mình uốn
Đến nối duyên mình với… cõi không .

(đăng trên Phong Hóa)

Nhà thơ Thanh Tịnh 100 năm tình vẫn đong đầy
 VIETNAM +       Sáng ngày 16/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Thanh Tịnh (1911-2011).
Thanh Tịnh, trước hết được biết đến là một nhà Thơ Mới, tác giả tập thơ “Hận chiến trường” (1936) với hai bài “Mòn mỏi” và “Tơ trời với tơ lòng” được Hoài Thanh chọn đưa vào “Thi nhân Việt Nam” với lời bình. Ông lọt vào 45 nhà thơ được chọn và thuộc trong số người được chọn hai bài bởi vậy Thanh Tịnh được xếp vào "dàn đồng ca" Thơ Mới trước năm 1945, cùng vị trí với Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Yến Lan, Huy Thông…
Ông còn nổi tiếng với các tập văn xuôi, trong đó, có tập truyện ngắn “Quê mẹ.”



Đất nước

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác heo may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Ðứa đè cổ đứa lột da

Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước, thương nhà.

Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.


- Nguyễn Đình Thi

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Những bài thơ có sức mạnh..........(tiếp)

ĐẤT NƯỚC TÌNH YÊU
                       
Khi anh nói yêu em
Vườn cây đầy hoa trái
Khi em nắm tay anh!
Mây trắng bay chỉ còn ánh trăng vàng
Và khi! Chúng ta yêu nhau!
Chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm!
Ôi Việt Nam!
Đất nước tình yêu
Anh đón em đi bên nhiều công trình
Giọng hò thiết tha
Tình yêu đất nước chan hoà
Khi em tiễn anh đi
Đồng quê đầy hương lúa
Yêu cây súng trên vai
Anh giữ yên ngọt ngào tiếng ru hời
Và khi! Chúng ta yêu nhau!
Chẳng kẻ thù nào làm con tim ta yếu mềm!
Ôi Việt Nam! Đất nước tình yêu
Bên luỹ tre xanh thêm nhiều công trình
Giọng hò thiết tha
Tình yêu đất nước chan hoà.
Đỗ Trung Quân

Những bài thơ có sức mạnh bằng cả binh đoàn.

-------------------------------------------------------------------------


Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi, Việt Nam ơi!

Đường dài đi giữa Trường Sơn
nghe vọng bài ca đất nước


Đất nước
Bốn ngàn năm không nghỉ
Những đạo quân song song cùng lịch sử
Đi suốt thời gian, đi suốt không gian
Sừng sững dưới trời, anh dũng hiên ngang


Đất nước
Của những câu chuyện đều làm ta rưng rưng nước mắt
Đã trở thành những bài ca không bao giờ tắt
Trên mỗi con đường, mỗi thôn xóm ta qua
Từ non ngàn cho tới biển xa


Đất nước
Của thơ ca
Của bốn mùa hoa nở
Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian
Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn.


Đất nước
Của những dòng sông
Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn
Ngọt lịm, những giọng hò xứ sở
Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa


Đất nước
Của những người mẹ
Mặc áo thay vai
Hạt lúa củ khoai
Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu.


Đất nước
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt


Đất nước
Của Bác Hồ
Của óc thông minh và lòng dũng cảm
Của những đèn pha cách mạng
Soi sáng chân trời, xuyên suốt đại dương


Ôi tuổi thanh xuân
Mang bốn nghìn năm lịch sử trong tim
Ta sung sướng được làm người con đất nước
Ta băng tới trước quân thù như triều như thác
Ta làm bão làm giông
Ta lay chuyển trời đất
Ta trút hờn căm để làm nên những vinh quang bất diệt
Giáng xuống quân thù
Như sấm sét không nguôi
Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành bão lửa ngút trời.


Đất nước
Ta hát mãi bài ca đất nước
Cho tuổi thanh xuân sáng bừng lên như ngọc
Cho mắt ta nhìn tận cùng trời
Và cho chân ta đi tới cuối đất
Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất
Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi,
Việt Nam ơi!


Nam Hà
Đường Trường Sơn
Bình Thuận, 1966

---------------------------------------------------------

Bài học đầu cho con

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm


Quê hương… là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương… mỗi người đều có
Vừa khi mở mắt chào đời
Quê hương …là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.

Đỗ Trung Quân

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Chính phủ Mỹ đang hợp tác với người ngoài hành tinh?


Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Xem ảnh chụp trẻ em của nhiếp ảnh gia Kelley Ryden




Kelley Ryden là nhà Nhiếp ảnh hàng đầu của Omaha Nebrasca. Cô chuyên về chụp em bé và trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng ánh sáng tự nhiên 
"Tôi đã làm nhiếp ảnh từ năm 2003, và chủ yếu là với trẻ sơ sinh từ năm 2005. Tôi đã chụp ảnh tất cả các lứa tuổi, nhưng tình yêu của tôi là vẽ chân dung trẻ sơ sinh. Đó là một thách thức, với mỗi lần chụp có một  điểm độc đáo riêng biệt với mỗi trẻ, và một phong cách có nghĩa là mọi thay đổi  luôn luôn giữ cho tôi sự khám phá và phát triển. Tôi luôn luôn tự học hỏi, với một nền tảng trong công nghệ phần mềm và phát triển trẻ thơ. Tôi là một chút của một tính cách đam mê và tự hào về nó! Sự kết hợp làm việc với trẻ sơ sinh và cũng ở trong điều chỉnh với công nghệ sẽ xảy ra là hoàn toàn phù hợp cho tôi. " Cô nói đại ý, và xin mời chúng ta cùng xem một số ảnh của cô.

Bấm vào đây để xem tiếp.  Nếu chưa chán thì vào đây xem tiếp nữa.
Xem xong, chúng ta sẽ thấy thật thư thái, cám ơn tác giả.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Phát hiện mới trong tranh nàng Mona Lisa

Ảnh nguyên bản
Anh Ron Piccirillo (37 tuổi) đã phát hiện ra đầu của một con sư tử, một con khỉ và một con trâu nằm lơ lửng trong không khí, sau khi quay ngang bức tranh để xem. Bằng cách nghiên cứu những hướng dẫn nằm trong các tài liệu của danh hoạ Leonardo da Vinci, anh cũng phát hiện một con cá sấu hoặc một con rắn xuất hiện ở tay trái của nàng Mona Lisa
Ron Piccirillo phát hiện ra bí ẩn mới trong bức tranh Mona Lisa
Piccirillo tuyên bố phát hiện của mình đã giải mã thông điệp của bức tranh, khi cho rằng Mona Lisa thực sự là đại diện cho sự "đố kỵ". Anh nói rằng mình phát hiện ra điều này, sau khi áp dụng thủ thuật của một nghệ sĩ bằng việc đặt ngang bức tranh để có góc nhìn mới.
Đó là thời điểm anh phát hiện ra đầu của con sư tử nằm lơ lửng trong không khí, phía trên đầu nàng Mona Lisa. Theo Piccirillo, con sư tử này đồng thời đại diện cho sự "đố kỵ và dối trá".
“Sau đó tôi để ý thấy con trâu và không tin điều mình vừa nhìn thấy. Tôi nghĩ rằng đó là thứ mình đang tìm kiếm", Piccirillo nói. "Tôi mất 2 tháng tiếp theo để nghiên cứu các tài liệu của da Vinci và tình cờ phát hiện ý nghĩa đố kỵ ẩn trong bức tranh”.
“Bức tranh Mona Lisa là đại diện cho sự đố kỵ. Thật đáng kinh ngạc vì mọi người nghĩ rằng da Vinci không bao giờ viết về Mona Lisa nhưng giờ mọi chuyện đã sáng tỏ”, Piccirillo nói thêm.

Đầu sư tử trong tranh
Đầu khỉ
Đầu trâu
Theo Bình An (Bưu điện Việt Nam

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Cảm nghĩ (tiếp)

Như đã nói, văn thơ cổ Trung quốc có ảnh hưởng nhất định đến tâm tư tình cảm của một tầng lớp thanh niên có Tây hoặc Nho học như TT. Bối cảnh những năm tháng bắt đầu cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp thời đó, từ bỏ cuộc sống cũ để lên đường tham gia kháng chiến, tầng lớp học sinh sinh viên, thanh niên mang trong mình những hoài vọng lớn lao. Họ ví mình với những hảo hớn xả thân diệt bạo, cứu khốn phò nguy. Họ tự đẩy mình lên thành những nhân vật đầy khí phách, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhung lụa với những thứ tầm thường. Họ từ biệt mẹ cha, từ biệt người thân với những gì thuộc cuộc sống cũ một cách rất hảo hán kiểu Lục Vân Tiên "giữa đàng thấy việc bất bình chẳng tha", cho những tình cảm ủy mị là tầm thường nhỏ bé, so với cái lớn hơn nhiều là được phụng sự cho một lý tưởng vĩ đại là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc.
 Nếu là một anh nông dân tạm biệt ruộng đồng lên đường làm Vệ "túm" Anh ta đơn giản là muốn có thêm đất để cày. Theo cách mạng thì được đánh đổ địa chủ, đánh đổ thằng Tây- cái thằng nó bắt mình đóng nhiều sưu thuế ( Và có thể, thỉnh thoảng nó hiếp vợ mình mà không dám kêu!!!). Có gì nữa không nhỉ? Chắc hết, khái niệm tự do dân chủ độc lập  không ảnh hưởng đến anh ta bao nhiêu. Khi dứt áo ra đi hầu như không cần vướng bận gì, khỏi có chuyện lăn tăn ly với chẳng biệt.
 Những bác kiểu TT mang trong mình đủ thứ. Do "trí tuệ" đã được "khai phá" mà họ có nhiều tâm tư tình cảm hơn, nhiều đắn đo hơn, nhiều hoài bão hơn, và cũng nhiều tính phiêu lưu hơn, nhiều điều tự huyễn hoặc mình hơn. Bạn hãy tự đặt mình vào họ trong bối cảnh đó, lại nghe được những bài ca kiểu như:
".... Này anh em ơi tiến lên đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên...."
 

  (Tiếng gọi Thanh niên- Lưu Hữu Phước)
Hoặc các bài như : Gò Đống Đa,  Thăng Long hành khúc ca, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Người xưa đâu tá, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Diệt phát xít. v..v của các ông Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, LHP còn có một loạt những "Bạch Đằng Giang", "Ải Chi Lăng","Hát giang trường hận" (đổi thành Hồn tử sỹ)"Hờn sông Gianh", "Người xưa đâu tá" và "Hội nghị Diên Hồng" thì " Râu tóc dựng ngược, mắt đỏ tay nắm đấm" dễ hiểu quá!!!
Và khi bạn cất lên lời hát: ...
"..Tiến lên đường tới sa trường ta xứng danh là cảm tử quân.
Tiến lên đường tới sa trường trong súng gươm chúng ta coi thường.
A! Ta nguyện đồng tâm giết tan quân thù
Tươi cười xông pha ở nơi chiến khu ta cùng nhau tiến khó khăn không lùi.
Da ngựa bọc thây lòng ta vẫn vui..."

Thì thật cũng dễ hiểu là rất cảm khái mà quyết ra đi, nhưng có ngoảnh đầu nhìn lại hay không thì lại là chuyện khác. Nói lan man tý nhưng những vần thơ, những bài ca được sử dụng vào đúng thời điểm có một tác dụng rất lớn. Năm Sáu tám, mình đi bộ đội. Thường có những đêm hành quân mưa gió bão bùng, đoàn quân bì bõm qua những bờ ruộng trơn nhẫy. Bàn chân lính cày đường nhựa lê trên con đường mòn chạy hút vào những cánh rừng dường như không có điểm dừng. Đôi lúc bước chân đi mà tai vẫn lắng nghe tiếng gà eo óc gáy, vài tiếng trẻ thơ khóc trong đêm và lấp ló qua khe cửa ánh đèn dầu ấm cúng của nhà ai đó. Lòng người lính chùng lại, nỗi buồn không tên len lỏi qua cái bụng lép kẹp, rất khó tả cái nổi buồn da diết đó, bởi lời lẽ đâu có đủ năng lực để miêu tả một trạng thái tình cảm cao siêu ấy!!! Nhưng mà, cái nhưng mà này mới là quan trọng, khi ông Chính trị viên vặn to âm lượng chiếc đài Orionton đang phát ra câu hát: Việt nam! trên đường chúng ta đi, nghe sóng biển ầm vang xa tận đến chân trời....Lời ca của cái ông Xuân Sách cà chớn ấy loang trong không gian đặc quánh sương đêm có một tác dụng cực kì lớn lao, đó là làm cho những đôi chân mỏi mệt vì đường xa thêm phần hăng hái, lũ lính trẻ như được tiếp thêm sức mạnh bước đi ào ào như sắp thấy cờ đỏ vinh quang phấp phới bay trên đồn thù, mà chí trai cũng như được vuốt ve, mũi phổng lên to như quả cà chua giữa vụ,  hehe!
  Ờ, loanh quanh thế để chứng minh rằng thì là mà văn học văn hóa văn nghệ có tầm ảnh hường to lớn đến tâm tư tình cảm của người thường như mấy thằng lính quèn như thế, huống gì mấy ông văn nghệ sỹ như pác TT ấy. Từ là những ông mang nặng tâm tư với ảnh hưởng văn hóa cổ lên đường kháng chiến, ắt là sẽ có những cảm khái, những trạng thái tình cảm khác thường, để sinh ra những vần thơ ly biệt cũng khác thường, như TT đã thể hiện.