Trang

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Cảm nghĩ về một số phê bình bài thơ Tống biệt hành

   Bình luận về một bài thơ hay, dở,  đúng, sai là do trình độ, nhận thức của người phê bình, thực ra là còn do kinh nghiệm sống, sự lịch duyệt và từng trải của anh ta nữa. Mình đọc nhiều bài phê bình về bài thơ này của TT, thấy rất nhiều ý kiến trái chiều, khen chê đủ cả, tiếng khen chả bàn đến, mình thích nói về người chê hơn
 Nhà thơ Vũ Quần Phương chê thẳng thừng: "Cái chí nhớn, một đi không trở lại ở trên, nó chẳng có gì là đáng tự hào, nó là việc bất đắc dĩ. Ở lại thì bế tắc, nhưng ra đi chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình" (sách "Thơ với lời bình", NXB Giáo dục, 1990) Mình đọc loanh quanh cũng có nhiều người lăn tăn về tư tưởng chủ đạo của bài thơ, ở trang này có đoạn: "Chí nhớn mà đường nhỏ, cuộc đi chưa thấy có căn cứ gì cho nghiệp lớn ngoài sự hăng hái tinh thần... ở lại thì bế tắc nhưng ra đi thì chưa thấy gì là tươi sáng, nó tự nhủ bằng cái vẻ bi hùng của Kinh Kha bên sông Dịch thì cũng chẳng lừa được chính mình. Mấy câu thơ kết, lòng người như sụp xuống, cả kẻ tiễn lẫn người đi, tuyệt vọng đến hư vô..."

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Đọc"Tống biệt hành" của Thâm Tâm

Gõ từ khóa: "Tống biệt hành" hoặc "Thâm Tâm" lên khung tìm kiếm của Google, ta có rất nhiều trang tin viết về bài thơ này của tác giả TT, nhiều bàn luận, nhiều đánh giá. Có cái hay cái dở, nhưng mình đọc qua vài bài, chẳng thấy đọng lại cái gì, có khi tìm đọc mấy bài viết của các cháu cấp ba hoặc bài thi Đại học mà có nói đến văn thơ của nhà bác Trình này còn thú vị hơn, ở chỗ mới mẻ, vô tư và ngây thơ nữa, cái bác TT này trùng tên với mình mới bỏ mạ chứ! chắc thế mà mình cũng thích vài bài thơ của ông, đọc bài Tống biệt hành này cái đã, ngẫm ngợi tý để xem mình nghĩ gì về cái bài có hơi hướng  cổ kính này!.

 Tống biệt hành


Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở
trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọ
t
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? 
Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dư
ng…
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa v
bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lạ
i!
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong. 
Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa hạ sen nở nố
t
Một chị, hai chị cũng như
sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót. 
Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi l
m thay
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biế
c
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay… 
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiế
c lá bay
Chị thà coi như là hạt bụ
i
Em thà coi như hơi rượu say.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Văn hóa thơ - Lan man...hoang mang...huênh hoang!

Thêm cái từ huênh hoang vào cho nó ...sát  thủ đầu mưng mủ, chứ tiêu đề chả dính dáng gì đến huênh hoang, chưa kể viết từ huênh hoang suýt nữa thì sai chính tả !!!
  Vốn là lan man nghĩ ngợi về thơ, mình thích thơ nên hay quan tâm đến đề tài này. Nhưng thực ra cũng chẳng biết thơ là cái gì. Rất nhiều khái niệm về thơ khác nhau, nhiều nhà Văn nhà Thơ đã tìm cách định nghĩa THƠ là gì, xem ra mỗi ông mỗi phách, đâu có giống nhau, nên trên văn đàn, người ta hay tranh cãi về điều này, không ai chịu ai, theo mình, thơ là một hình thức thể hiện tình cảm của con người bằng từ ngữ dưới dạng truyền khẩu, hoặc viết tay để thỏa mãn ý thích của  mình, trước tiên là để thỏa mãn cái nhu cầu tự thể hiện của một cá nhân, sau đó chia sẻ với cộng đồng. Cho nên cần gì phải rạch ròi, định nghĩa ra thơ là gì cho mệt, chỉ cần xem xét xem nó được thể hiện trước nay thế nào mà thôi.
  Không biết thơ có thể hiện trình độ văn hóa của người viết hay không? Nếu nói có thì giải thích thế nào về những áng văn thơ bất hủ cố kính tổ tiên còn để lại cho chúng ta? Nói theo tiêu chí hiện đại, các cụ ngày xưa học Nho( mà không phải ai cũng có thể học đâu) Trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật khéo chỉ ngang lớp hai lớp ba bây giờ. Chủ yếu các cụ học chữ Nho, đạo Khổng, tích sử thuộc lòng như cháo chảy, chẳng biết phân tử, nguyên tử là gì. Vậy mà các cụ làm ra những bài thơ tuyệt cú mèo. Người sáng tác Chuyện Kiều, cụ Nguyễn Du đảm bảo không biết "Kinh tế học chính trị" "Duy vật biện chứng" ! hoặc cụ Chiểu với "Lục vân Tiên" chẳng hiểu khái niệm "Vũ trụ zãn nở" hay " Big bang" là cái quái gì. Bà Hồ Xuân Hương chẳng cần đòi Nam nữ bình quyền mà vẫn chê: "Học thì dốt ngồi nhe răng chó, thấy gái đi qua ngển cổ cò" được như thường, hehehe!!! Nói đâu xa, đi đâu trên đất nước này mà không thấy mấy ông mấy bà dân cày chính hiệu, cuốc đất toát mồ hôi dái mà vẫn hăng say đối đáp hò vè- toàn bằng thơ lục bát cả đấy, mà sáng tác tại chỗ nha! Thời mình, mấy ông bộ đội hay chữ, thi hứng cứ chực chờ tuôn ra ào ào, vậy mà khi đối đáp hò vè với các chị em Thanh hóa cứ như ngậm hột thị, làm sao mà ứng đối kịp?  không đối kịp thì lập tức bị " Ơhò! Mồm anh như thể mồm bò, mồm ăn thì có, mồm hò thì không " ngay! Đắng nghét! hehe.
Như vậy là vẫn có một quan niệm không đồng tình với ý kiến cho rằng phải có trình độ văn hóa cao mới có thể làm thơ, mà thơ là một nhu cầu, một sở thích của người dân lao động, không phải là đặc quyền của một tầng lớp, giai cấp nào, nó tồn tại trông dân gian bất chấp những ràng buộc, nói vậy để tức cười cho mấy ông "Nghị gật văn hóa cao", đòi làm luật để xử lý "thơ ca trái phép". Không đâu như ở Việt nam, lại đòi có "luật nhà văn". Thế giới này văn minh thêm bởi người Việt đi đầu trong phong trào đưa văn thơ vào chịu sự quản chế của pháp luật! hơhơ!
  Ở mặt thứ hai đặt ra là vậy làm THƠ có cần văn hóa không? Vì sao mà phải đặt ra câu hỏi đó chứ? Là tại vì Người Việt bây giờ thành nhà thơ hết cả rồi, vậy mà có ông vẫn đăng đàn hò hét, rằng thơ ca xuống cấp trầm trọng. Luôn mồm đòi tìm một hướng đi mới cho thơ ca, nhưng nói thật là thơ bây giờ phổ cập đến từng con virus bám trên tế bào của mỗi cá nhân rồi. Nói thế hơi phóng đại nhưng đúng là người Việt bây giờ nhà nhà làm thơ, người người làm thơ. Đất nước cho đến khu tỉnh, xuống đến quận huyện phường xã, mặt trận tổ quốc rồi đến Đảng Đoàn Đội, đến lượt tổ hưu, chi bộ, hội cựu chiến binh, hội cờ, hội phỏm. 98,98% các cụ hưu trí lột xác thành nhà thơ, in ấn bây giờ dễ dàng, chỉ cần có tiền in lấy dăm ngàn cuốn để lại cho con cháu biết cái tài kinh bang tế thế một thời! Xin lỗi các cụ không biết làm thơ nha, nhưng có đúng là các cụ thường phải dỏng tai nghe các cụ khác đọc cái mà các cụ khác ấy gọi là thơ không ạ? Thế nhưng còn chưa bằng cái cách người ta thể hiện "THƠ" trên các trang thông tin điện tử đâu, tức là các Web site, hay các Blog mà các nhà mạng đang cho phát triển miễn phí ấy, chịu khó tìm kiếm, ta bắt gặp đủ loại, đủ hình thức thể hiện. Có nhiều trang nghiêm túc, thể hiện sự đầu tư trí tuệ rất ấn tượng, nhưng cũng có nhiều trang để lại cho ta cảm nghĩ chán ngán, chẳng khác gì một cái chợ, chen lẫn những tác phẩm thơ hay đã được công nhận, hoặc những tìm tòi thơ của cá nhân thể hiện được sự xuất thần, những cảm nhận nghiêm túc và có đầu tư trí tuệ thì ta bắt gặp những sự khoe mẽ tầm thường, hay sự hời hợt trong tác phẩm mà người viết tưởng rằng mình xuất chúng. Những điều đó xuất phát từ những nhận thức sai về thơ ca, sự phóng túng trong suy nghĩ, hay sự hiểu biết về kỹ năng làm thơ hạn hẹp, và đâu đó còn có những ảo vọng, tự huyễn hoặc mình, chính những điều đó đã làm cho người viết thơ, người sáng tác thơ mất đi sự trong sáng, mất đi tâm hồn thánh thiện để đến với một Nàng thơ đích thực. Những điều  đó lại nói với ta rằng, làm thơ cũng phải cần Văn hóa vậy.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Tản mạn....Hai sắc hoa Tigon



 "Ai tác giả thật sự của bài thơ ?" đã làm dậy sóng giang hồ trong giới nhà văn nhà báo nhà thơ nhà nghiên cứu, và các nhà yêu bài thơ này như mình, mình sẽ trích đăng vài bài viết để đọc  Riêng mình, cảm nhận thán phục nhất ở Thâm Tâm không phải là do ý thơ, hay tứ thơ mang lại, không phải tại nó không hay, hay không nổi tiếng, mà do nhiều người khen và thích quá rồi, mình có khen thêm một câu cũng chẳng được cái vị gì.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Tản mạn vài điều vớ vẩn về thơ ca.


Vào cái hồi ở tầm tuổi như thằng bé trong ảnh đang treo làm Avatar. Do ham thích văn học và thơ ca mà mình  tìm đọc rất nhiều loại báo chí, sách vở. Ham đọc là một thú vui có lẽ bây giờ không còn hợp nữa. Nhưng hồi mình còn nhỏ ham đọc lắm, sống trong môi trường Xã hội chủ nghĩa miền Bắc, văn học nghệ thuật phải có định hướng. Rất khó để tiếp thu những nền văn hóa khác khối Dân chủ, (tên gọi của những người Cộng sản tự đặt cho những nước trong khối Comecon). Thời đó mình cũng khăng khăng là  đang được vinh dự sống trong môi trường dân chủ thật, dân chủ trăm phần trăm hehe! Cái thời đó bạn có thể tìm cho mình những tác phẩm văn học của Nga, Trung quốc thật dễ dàng. Không hề, hay chưa bao giờ biết rằng thế giới còn có những giải Nobel Văn học, hay những tác phẩm văn học nổi tiếng mà mãi sau này mới giật mình ngã ngửa rằng sao nó lại tồn tại ngoài tầm hiểu biết của mình nhỉ? Oài!

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Tin tức quân sự: Trung Quốc tăng cường phòng không trên biên giới với Việt Nam

VietnamDefence - Trung Quốc tăng cường tên lửa phòng không ở Côn Minh, Thành Đô, Thâm Quyến và đàm phán mua giấy phép sản xuất S-300, còn Việt Nam đàm phán mua S-300PMU-2 Favorit.
Mặc dù quan hệ chính trị Việt-Trung có sự cải thiện, sự đối kháng trong lĩnh vực quân sự giữa hai nước vẫn ngấm ngầm tiếp tục.
Từ phía Việt Nam, bằng chứng là những đơn đặt hàng lớn mua các hệ thống vũ khí tối tân nhất từ Nga, từ phía Trung Quốc vì những lý do dễ hiểu, thông tin ít hơn nhiều.
Liên quan đến vấn đề này, đáng chú ý là tin ngắn mới đây đăng trên tạp chí Kanwa Asian Defence ở Hongkong, trong đó phân tích việc Trung Quốc tăng cường phòng không tại các quân khu giáp Việt Nam.
Tạp chí đưa tin rằng, hạ tầng phòng không được tăng cường đột biến ở khu vực Côn Minh, Thành Đô và Thâm Quyến. Côn Minh đang được các hệ thống tên lửa phòng không HQ-12 bảo vệ, còn tại khu vực Thành Đô đã triển khai không dưới 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không HQ-64 (LY-60D).
Ngoài ra, hiện tại đang tiến hành triển khai ở khu vực Thâm Quyến các hệ thống tên lửa phòng không mới mà nhiều khả năng nhất là các hệ thống HQ-12.
Việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không mới chắc chắn là nhằm đối phó với mối đe dọa từ các máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKV của Việt Nam.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Hải quân Việt Nam: Chính quy - Tinh nhuệ - Hiện đại

Với các trang thiết bị vũ khí mới tiếp nhận, góp phần tạo bước đột phá về sức mạnh chiến đấu Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây Hải quân nhân dân Việt Nam được đầu tư, mua sắm thêm nhiều vũ khí, trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao khả năng quản lý, bảo vệ biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Chuyện hậu cung Vua chúa thời cổ nước Tầu


 

  Trong các tiêu chuẩn tuyển mỹ nữ của hậu cung Trung Quốc thời cổ đại thì dung mạo và nhân phẩm mới là hai thước đo quan trọng nhất. Trong đó, dung mạo là chỉ những điều kiện về sinh lý còn nhân phẩm là điều kiện mang cách nhìn chủ quan. 


Những người phụ nữ có thể vào được hậu cung của Hoàng đế rồi làm phi tần không nhiều. Trong các cuộc tuyển mỹ nữ được thực hiện trên khắp cả nước, những người được lựa chọn đều là những người đã trải qua những đợt kiểm tra cực kỳ nghiêm ngặt. Một hội đồng cấp hoàng gia được thành lập để tiến hành tìm hiểu, kiểm tra những cô gái này một cách toàn diện từ độ tuổi, sinh lý tới tâm lý....
Trong quá trình kiểm tra này, mỗi một bước đều được làm rất cẩn thận và tỉ mỉ. Tiêu chuẩn nói chung là dung mạo xinh đẹp, vóc dáng cao ráo, không được phép có bất cứ khuyết điểm nào về sinh lý. Chẳng hạn như chỉ cần một nốt ruồi nhỏ trên má thì cô gái đó coi như vĩnh viễn bị loại khỏi giấc mơ hoàng cung xa xỉ. Về độ tuổi thì đối tượng được lựa chọn tuyển vào cung là những cô gái trẻ tuổi dưới 20. Tuy nhiên, tùy từng mục đích, nhu cầu cũng như quy chế của các triều đại mà quy định về độ tuổi cũng có khác nhau.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Luật nhà thơ (Nhà văn Trần Đình Thu “soạn”)

SGTT.VN - Gần đây, dư luận, đặc biệt giới văn nghệ sĩ và trí thức rất ngạc nhiên trước việc một đại biểu Quốc hội đề xuất soạn “luật nhà văn” - một việc làm chẳng dựa vào cơ sở khách quan nào.
Tỏ ra nhanh nhạy hơn, nhà văn Trần Đình Thu đã soạn ngay dự luật cho điều này, công bố trên mạng (đã ba kỳ và còn tiếp), với các chi tiết rất thú vị, ví dụ: “Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của nhà thơ. 1) Nhà thơ có nghĩa vụ phải làm thơ theo nhu cầu của xã hội. Nghiêm cấm việc nhà thơ từ chối làm thơ trong bất kỳ tình huống nào. 2) Chỉ có nhà thơ mới được làm và công bố thơ. Nghiêm cấm việc chưa trở thành nhà thơ nhưng đã làm và công bố thơ. 3) Nhà thơ từ bậc 1 đến bậc 7 chỉ được phép làm các loại thơ tứ tuyệt, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do có độ dài không quá 50 câu mỗi bài. 4) Thi sĩ có quyền làm thơ có độ dài trên 50 câu nhưng không được phép làm trường ca. 5) Chỉ có thi nhân mới được phép làm trường ca”.
Cắt nghĩa về ý tưởng này, ông Trần Đình Thu (cũng hoạt động như một luật gia) cho biết: “Trước một hiện tượng xã hội, chúng ta có thể phê phán bằng cách nói nghiêm túc hoặc nói hài hước. Cách nào cũng có tác dụng của nó. Trong vấn đề này, tôi chọn cách hài hước, là biên soạn một luật nhà văn với những điều khoản tréo ngoe, vô lý, mà khi đọc lên ai cũng thấy được bản chất khôi hài của nó. Tôi sẽ biên soạn đầy đủ như một luật thật, khái quát hết tất cả các lĩnh vực liên quan đến văn học Việt Nam. Tôi ước muốn vẽ nên một bức tranh thật vui nhộn về văn học Việt Nam qua cái luật cà rỡn này”. Ông Trần Đình Thu còn đề xướng trang web thơ có khá đông người xem: http://www.binhchonthohay.com/.
Hiền Hoà

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Việt Nam: Gần 8.500 người bị ‘thần chết’ cướp mạng trong vòng 9 tháng

9 tháng đầu năm 2011, mặc dù số vụ tai nạn giảm, song số người chết và số người bị thương đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tổng hợp 9 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 10.002 vụ tai nạn làm chết 8.416 người và 7.615 người bị thương. Như vậy, so với 9 tháng đầu năm 2010, giảm 140 vụ tai nạn, song lại làm tăng 18 người chết và tăng 136 người bị thương

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Tục lệ kỳ lạ: Thí nghiệm trước khi kết hôn của vua chúa nhà Thanh- Trung quốc

Hoàng đế nhà Thanh trước khi cử hành hôn lễ phải tuyển 8 cung nữ dung mạo đoan trang, có danh phận, xem như “vật thí nghiệm” thực hành chuyện phòng the. Quy định này được xem là tục “kết hôn thử” có một không hai trong lịch sử Trung Quốc.
 Sinh con nối dõi tông đường luôn là chuyện đại sự, chuyện “thiên thu vạn đại” của giang sơn xã tắc. Chính vì vậy, các đấng nam nhi trong hoàng thất xưa kia đều kết hôn rất sớm, thường từ 13 đến 17 tuổi. Thậm chí, ở nhiều triều đại, chuyện "lâm ngự" cơ thể nữ nhi, thành thục chuyện giường chiếu được xem là một tục lệ bắt buộc đối với hoàng đế, thái tử trước khi cưới. Có những vị vua còn sinh con trước lúc thành thân.

Thế giới có an toàn hơn không?

"Đại gia" hạt nhân sôi sục mua sắm vũ khí
Những cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới đang có kế hoạch chi hàng trăm tỉ USD nhằm hiện đại hóa và nâng cấp vũ khí mang đầu đạn hạt nhân trong vòng 10 năm tới
Vụ thử tên lửa hạt nhân năm 2009 của Triều Tiên.
Bất chấp sức ép về ngân sách chính phủ và những lời tuyên bố hùng hồn với thế giới về giải trừ hạt nhân, bằng chứng nói trên cho thấy "một kỷ nguyên vũ khí hạt nhân mới và nguy hiểm" - báo cáo của Hội đồng thông tin an ninh Mỹ của Anh (Basic) cảnh báo.