Trang

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Gửi đá xây Trường sa- nguyên vẹn một tình yêu

Trích TTO - Một ngày của tháng 8 lịch sử, Tuổi Trẻ bất ngờ nhận được ca khúc Gửi đá xây Trường Sa từ tác giả Trần Bắc Hải. “Gửi” chứ không phải “góp”. “Gửi” bởi đó không chỉ là tấm lòng của riêng tác giả mà của cả tập thể “Bạn Trỗi”. Xem tiếp

Gửi đá xây Trường sa
Nhạc Trần Bắc Hải
Phổ ý tưởng thơ Trần Quang Trung
Video clip do TQtrung thực hiện.

 


Quỳnh Hợp: mãi viết về Trường Sa

TT - Với tác giả Trần Bắc Hải, nhạc sĩ Quỳnh Hợp (biên tập âm nhạc Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM, giảng viên sáng tác Nhạc viện TP.HCM) chính là người góp ý kiến và giúp ông rất nhiều trong việc tổ chức ghi âm ca khúc Gửi đá xây Trường Sa và giới thiệu ca khúc này rộng rãi đến người nghe.
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp cũng vừa có chuyến đi thực tế Trường Sa vào đầu tháng 5 vừa qua. Trong 10 ngày ra đảo, chị đã viết liền hai ca khúc: Tạm biệt Trường Sa viết chung với đại tá, tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn (phó giám đốc Bệnh viện 175) và Ra khơi tặng các thủy thủ tàu HQ 996 đã đưa đoàn trong suốt hành trình thăm các đảo.
Trở về từ chuyến công tác, chị đọc được bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến với cảm xúc dâng trào. “Tôi đọc, nghiền ngẫm bài thơ trong hai ngày, phổ nhạc trong vòng ba giờ và mời nhóm Artista ghi âm ca khúc ngay trong ngày” - nữ nhạc sĩ chia sẻ.
Nhạc sĩ cũng cho biết từ đầu tháng 6 đến giờ, chị đã viết rất nhiều ca khúc về biển đảo quê hương: Tổ quốc nhìn từ biển (thơ Nguyễn Việt Chiến), Đảo bão (thơ Nguyễn Trọng Tạo), Nơi ta viết tình ca (thơ Đoàn Vũ Vinh), Kỷ niệm Trường SaHoa của đảo (thơ Dương Tự Trọng), Đảo chìm (lời Trần Đăng Khoa)...
Riêng ca khúc Tổ quốc nhìn từ biển sẽ được đặt tên cho album sắp phát hành, tập hợp các ca khúc mới về biển - đảo của hai nhạc sĩ Quỳnh Hợp và Nguyễn Hồng Sơn. Album sẽ ra mắt dịp Quân chủng hải quân kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển cuối tháng 10 năm nay (23-10-1961 - 23-10-2011).
Năm ngoái, cả hai nhạc sĩ này cũng đã giới thiệu đến bạn yêu nhạc album Trường Sa giữa trùng khơi sóng. 23 năm trước (tháng 3-1988), nhạc sĩ Quỳnh Hợp cũng đã viết về những người lính đảo từ niềm yêu thương, ngưỡng mộ cùng những sẻ chia sâu sắc qua ca khúc Nghe em hát ở Trường Sa.
Q.NGUYỄN
                                 (Bấm chuột vào Tuổi trẻ để nghe Ca khúc)

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Chúc Đại tướng khỏe !

Đất nước đang tràn ngập niềm vui và vô vàn lời chúc mừng gửi đến Bác Văn và gia đình nhân dịp Bác vượt qua tuổi một trăm.
  Chúng ta có vinh dự  là chiến sỹ Quân đội, trải qua cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại trong đội ngũ điệp trùng của Quân đội nhân dân Việt nam, mà trực tiếp dưới sự lãnh đạo của vị Đại tướng huyền thoại, người đã dẫn dắt, chỉ huy, lãnh đạo và động viên chúng ta cùng dân tộc vượt qua một cuộc chiến tranh thần kỳ.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Người, chúng ta đã vượt qua mọi thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, từ một đế quốc hùng mạnh, một quân đội cùng dòng máu nhưng đối nghịch cho đến một kẻ thù truyền kiếp gian manh và hung hãn. Chiến công này sẽ lưu truyền đến ngàn đời con cháu như một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
  Bác Văn thân yêu đã vượt qua tuổi một trăm, hôm nay là ngày sinh nhật của Bác, chúng ta hãy cùng cất tiếng như ngày nào trong đội ngũ, trên quảng trường Ba đình lịch sử, đoàn quân bách chiến bách thắng đã nhất loạt hô vang:
  CHÚC ĐẠI TƯỚNG KHỎE !



 Hôm nay, 25- 8 Bạn Trỗi k4 và một số anh chị em các khóa đã có một cuộc gặp mặt nhỏ tại Cafe Phố với lời mời của Hạnh Phúc, vì không có điều kiện tập trung đông nên các bạn đã đại diện cùng gửi chúc mừng đến Võ Hạnh Phúc và gia đình nhân dịp Sinh nhật cụ thân sinh. Hạnh Phúc rất vui khi nhận được lời chúc mừng từ các bạn qua điện thoại và tin nhắn. Bạn gửi lời cám ơn đến chúng ta và gửi đến các bạn thiếp Cám ơn do đích thân Đại tướng ký ngày hôm nay.

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Báo Trung Quốc loan tin: Việt Nam có thể mua tên lửa Brahmos


  (GDVN) – Tàu ngầm, tên lửa của các nước xung quanh Biển Đông đều có khả năng răn đe hiệu quả đối với tàu sân bay Trung Quốc.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Tổng quan thị trường máy bay chiến đấu


Tại MAKS-2011, TSAMTO có một phân tích về chi phí của thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới trong 8 năm qua (2003-2010) và dự báo cho 4 năm tới (2011-2014).Các nhà phân tích tính tất cả các giá trị từ các nguồn như giao các máy bay mới, các chương trình được cấp phép, sửa chữa, nâng cấp và chuyển giao từ các lực lượng vũ trang của nước xuất khẩu.Đánh giá thị trường giai đoạn 2003-2010Theo TSAMTO, giá trị thực tế xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong thời gian 2003-2010 lên tới hơn 69 tỷ USD.

Lầu Năm Góc ra kế hoạch mới đối phó với TQ

Mặc dù khủng hoảng ngân sách, quân sự Mỹ vẫn đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có thể xảy ra với đối thủ lớn nhất - Trung Quốc.

Bài viết của Stephen Glain, nhà báo tự do với nhiều kinh nghiệm hoạt động ở châu Á và Trung Đông. Ông viết cho New Republic, Atlantic Monthly, The Nation, The Wall Street Journal và nhiều ấn phẩm khác.
Ảnh: US Navy


Mùa hè này, dù cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ vẫn tiếp tục diễn ra, Lầu Năm Góc đã tính toán hiệu quả của hai cuộc chiến bị sa lầy và chuẩn bị cho khả năng chiến cuộc thứ ba. Với việc giảm bớt các cam kết tại Iraq và Afghanistan trong khi tái tập trung vào châu Á, Washington không cần rút quá nhiều lực lượng từ vùng Vịnh khi cần có thể phải huy động cho một cuộc chiến có thể xảy ra với chủ nợ lớn nhất - Trung Quốc.
Theo báo chí quốc phòng, quan chức Lầu Năm Góc đang tìm kiếm các biện pháp để thích nghi với khái niệm mang tên Chiến trận Hải - Không để đối phó với Trung Quốc. Bản tin nội bộ của Lầu Năm Góc gần đây cho hay, một nhóm nhỏ các sĩ quan hải quân Mỹ gọi là Đội Tích hợp Trung Quốc “nỗ lực làm việc để thích nghi với những bài học của Chiến trận Hải - Không cho một cuộc xung đột khả năng xảy ra với Trung Quốc”.
Chiến trận Hải - Không, được phát triển từ đầu những năm 1990 và gần đây nhất được mã hóa trong hồ sơ mật của lực lượng Hải quân - Không quân năm 2009. Khái niệm Chiến trận Hải - Không do các nhà hoạch định của hải quân và không quân Mỹ xây dựng để các máy bay ném bom của lực lượng không quân và tàu ngầm của hải quân phối hợp với nhau nhằm “vô hiệu hóa” các rađa và tên lửa đất đối không (SAM) của các cường quốc ven biển như Trung Quốc và Iran.
Một sự vận động của Mỹ âm thầm diễn ra ở châu Á trong một nghiên cứu mùa xuân năm 2001 của Lầu Năm Góc gọi là "châu Á 2025", trong đó nhận định Trung Quốc như một "đối thủ dai dẳng của Mỹ". Ba năm sau đó, chính phủ Mỹ công khai một bản kế hoạch gọi là một chuỗi căn cứ mới ở Trung Á và Trung Đông, trong một phần nỗ lực phong tỏa Trung Quốc.
Tương tự như vậy, thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân ký kết giữa Mỹ và Ấn Độ năm 2008 là động thái ngăn chặn rõ ràng nhằm vào Bắc Kinh. Cuối tháng 3, báo chí đưa tin chi tiết về việc tăng cường lực lượng lớn của Mỹ ở châu Á, bao gồm cả gia tăng triển khai hải quân và mở rộng hợp tác với các nước đối tác.
Tuy nhiên, khác với các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu, Trung Quốc không vướng mắc những bổn phận an ninh với một cường quốc nước ngoài, đặc biệt với vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh xác định Mỹ không như một đối tác chiến lược mà là mối đe dọa. Trong năm 2007, khi Trung Quốc phá hủy một trong những vệ tinh thời tiết của mình bằng tên lửa đạn đạo, họ đã gửi lời cảnh báo tới Washington sau sáu năm xảy ra vụ đụng độ giữa một máy bay do thám Mỹ với máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang cố chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông. Khi đó, máy bay Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp trên một hòn đảo của Trung Quốc và các phi công đã bị bắt giữ trong một thời gian ngắn. Mặc dù cuộc khủng hoảng đã được tháo gỡ bằng biện pháp ngoại giao, nhưng nó đã khiến Washington có những xem xét đánh giá trong "châu Á 2025".
Ngoài Trung Quốc là nước đưa ra tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều có tuyên bố chủ quyền với các đảo trong vùng biển này. Thay vì can thiệp bằng cách ngoại giao gỡ rối những tranh cãi, Mỹ đã phản đối Bắc Kinh một cách rõ ràng.
Tháng 3/2010, khi báo chí Nhật Bản dẫn lời một quan chức Trung Quốc nói rằng, Biển Đông là "một lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, Nhà Trắng phản ứng bằng tuyên bố, tự do hàng hải trong khu vực là một "lợi ích quốc gia" của Mỹ. Tại Manila tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định, Mỹ tuân thủ hiệp ước phòng thủ chung với Philippines và sẽ bán vũ khí mới cho nước này ở mức giá thích hợp.
Theo Thái An

Phóng viên truyền hình TQ dùng bao cao su để bọc micro

Để chiếc micro không bị ướt khi quay phim trong mưa bão, một phóng viên của kênh truyền hình CCTV ở Trung Quốc đã dùng chiếc bao cao su bọc ra bên ngoài.
Phóng viên truyền hình dùng bao cao su để bọc micro
Phóng viên của CCTV dùng bao cao su để bọc micro.
Khi đang thực hiện chương trình tường thuật trực tiếp về tình hình mưa bão ở thành phố Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông, phóng viên Shi Jinbin của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã nghĩ ra một cách độc đáo để giữ cho chiếc micro khỏi ướt, đó là bọc nó bằng một chiếc bao cao su. Hiện CCTV chưa đưa ra bình luận gì về sự việc này.

Các loại máy bay tối tân Nga tại triển lãm MAKS-2011

Triển lãm hàng không MAKS 2011 đang diễn ra tại thành phố Zhukovsky ngoại ô Moscow từ ngày 16-21/8/2011 với trên 800 công ty tham dự và trình diễn 241 máy bay các loại.
Tại MAKS-2011, lần đầu tiên không quân Nga cũng sẽ giới thiệu các mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất.


1. Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm, Sukhoi T-50 

T-50 là mẫu máy bay chiến đấu mới đầu tiên được Nga thiết kế kể từ khi Liên Xô cũ tan rã. Sau khi đi vào hoạt động chính thức, dự kiến năm 2015, đây sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên của không quân Nga được trang bị những tính năng vượt trội và được đánh giá là trụ cột trong tương lai của lực lượng không quân Nga khi các dòng máy bay chiến đấu MiG-29 và Sukhoi Su-27 dần trở nên lạc hậu.

Máy bay tàng hình T-50 biểu diễn sức mạnh trên bầu trời Moscow - Nga

Chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 của Nga đã lần đầu tiên ra mắt công chúng tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế lần thứ 10 vào hôm qua (17/8).
Hôm qua (17/8), chiến đấu cơ thế hệ 5 T-50 của Nga lần đầu tiên chính thức ra mắt công chúng tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế lần thứ 10, khai mạc tại thành phố Zhukov ở ngoại ô Mátxcơva, Nga hôm 16/8.
Các quan chức cấp cao Nga trong lễ biểu diễn chiến đấu cơ T-50

Thêm bằng chứng tiêm kích J20 Trung Quốc "mượn" từ Nga

Có vẻ như Trung Quốc đã tiếp cận được với các tài liệu liên quan tới Mikoyan – máy bay tàng hình mà Bộ Quốc phòng Nga từng bỏ qua.

 Các chuyên gia cho hay, J20 - máy bay thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, từng có chuyến bay đầu tiên vào tháng 1 vừa qua trong chuyến thăm của Thư ký Bộ quốc phòng Mỹ, có thể có nguồn gốc từ chiếc máy bay phản lực tàng hình chưa từng được đưa vào sản xuất - Mikoyan 1.44 của Nga.

Một nguồn tin đáng tin cậy, thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng của Nga cho biết, những điểm tương đồng đó khiến người ta nghĩ rằng công nghệ tàng hình của Mikoyan đã được gửi tới tay các nhà thiết kế vũ khí của Trung Quốc.
J20 - máy bay thế hệ thứ 5 của Trung Quốc

Nguồn tin này nói thêm: “Có vẻ như Trung Quốc đã tiếp cận được với các tài liệu liên quan tới Mikoyan – máy bay tàng hình mà Bộ Quốc phòng Nga từng bỏ qua trong cuộc đấu thầu phát triển các phi cơ tàng hình tối tân”. Cũng theo người này, hiện vẫn chưa rõ việc chuyển giao công nghệ máy bay tàng hình như thế có được xem là hợp pháp hay không.

Các nhà phân tích nhận định, sự giúp đỡ của Nga đối với Trung Quốc trong việc chuyển giao công nghệ máy bay tàng hình có thể sẽ giúp Moscow kiểm soát được khả năng quốc phòng ngày càng tăng mạnh của các cường quốc láng giềng ở phương Đông.

Mikoyan 1.44 của Nga

Adil Mukashev, nhà phân tích độc lập chuyên nghiên cứu về mối quan hệ Nga – Trung cho rằng có một giao dịch tài chính liên quan tới việc chuyển giao này. Ông nói: “Trung Quốc đã dùng tiền mua lại các bộ phận có công nghệ tàng hình đó, trong đó bao gồm cả đuôi của Mikoyan”.

Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra lời bình luận nào trước thông tin trên.

Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (UAC) của Nga – đơn vị chịu trách nhiệm giám sát hoạt động sản xuất những chiếc Mikoyan – phủ nhận bất kì vụ chuyển giao công nghệ hay thiết kế nào với Trung Quốc.

Tính tới thời điểm hiện tại, duy chỉ có Mỹ mới có chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 – thứ gần như không thể bị radar phát hiện - được đưa vào sử dụng. Trong khi đó, Nga giờ mới đang bắt đầu dây chuyền sản xuất mẫu máy bay tàng hình này.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Vỡ tan giấc mộng 'MiG-23 made in China'

Từng định sao chép MiG-23 và F-111 để tạo ra thiết kế riêng mang tên Q-6 nhưng do năng lực công nghiệp quốc phòng Trung Quốc hạn chế, dự án đã thất bại hoàn toàn.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Việt Nam nhận chiến hạm Gepard thứ 2

Sau hành trình hơn 2 tháng từ nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 của HQND Việt Nam đã về nước vào cuối tháng 7/2011.
Công tác lai dắt tàu Gepard thứ 2 từ  tàu dock  Edietransporter đã diễn ra thành công tốt đẹp, dưới sự giám sát của các sĩ quan Hải quân Việt Nam và đại diện của nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Sức mạnh của lựu pháo D-30 2A18M

(GDVN) – Mặc dù được sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước, song lựu pháo D-30 (2A18M) cỡ 122 mm ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong quân đội của nhiều nước trên thế giới.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

EA-18 Growler - “điển hình” công nghệ chiến tranh điện tử của Mỹ

(Dân trí) - Dù đang cố cắt giảm chi phí quốc phòng, Chính quyền Obama vẫn yêu cầu Bộ Quốc phòng tăng chi phí phát triển một số lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ tấn công điện tử. EA-18 Growler là “điển hình” của công nghệ này. Nó đang được “thử nghiệm” tại chiến trường Libya.