Trang

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Bản đồ so sánh một số điều ít được biết đến


Bản đồ phân bố các nhà máy hạt nhân

Bản đồ các mạng xã hội

Bản đồ kích cỡ Vòng 1 của Phụ nữ thế giới

Bản đồ chỉ số IQ

Bản đồ kích cỡ "cậu nhỏ" của đàn ông thế giới

Chỉ số Hạnh phúc của người dân









(Tham khảo từ http://www.boredpanda.com/)

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Nên Ở Đâu Trong Trận Động Đất?



ĐOẠN TRÍCH TỪ BÀI BÁO CỦA DOUG COPP: "TAM GIÁC CỦA SỰ SỐNG"
"...Tôi là Đội trưởng đội cứu nạn (Rescue Chief and Disaster Manager) thuộc tổ chức American Rescue Team International (ARTI), đội cấp cứu giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Thông tin trong bài báo này sẽ cứu nhiều sinh mệnh trong một trận động đất.
Tôi đã trườn bò trong 875 toà nhà đã bị đổ sập, làm việc với các đội cấp cứu từ 60 nước, thành lập các đội cấp cứu tại một số nước, và tôi là thành viên của nhiều đội cấp cứu của nhiều nước.
Tôi đã là một chuyên gia Liên Hợp Quốc về khắc phục thảm họa (Disaster Mitigation) trong 2 năm. Tôi đã làm việc tại tất cả các thảm họa trên thế giới từ năm 1985, trừ những thảm họa xảy ra đồng thời.
Tòa nhà đầu tiên tôi đã từng trườn bò trong đó là nơi đã là một trường học ở Thủ đô Mexico trong trận động đất năm 1985. Mỗi đứa trẻ đều đang ở dưới bàn của nó. Mỗi đứa trẻ đã bị nghiền nát tận xương.
Lũ trẻ có thể đã sống sót bằng cách nằm dài bên cạnh bàn học của chúng trên các lối đi. Điều đó thật là bẩn thỉu, vô lương và tôi đã băn khoăn tại sao lũ trẻ đã không ở trên các lối đi. Lúc đó tôi đã không biết là lũ trẻ được nói cần ẩn náu dưới cái gì đó.
Đơn giản mà nói, khi các tòa nhà sụp đổ, sức nặng của trần rơi trên các đồ đạc bên trong nghiền nát các vật này, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng.
Khoảng trống này là cái mà tôi gọi là "tam giác của sự sống".

Phóng xạ hạt nhân tác động như thế nào đến sức khoẻ? .

http://www.viet.rfi.fr/
Thảm họa hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản) ập đến sau thảm họa động đất và sóng thần là tâm điểm chú ý của toàn thế giới đã gần hai tuần nay. Đối diện với thảm họa này, nhiều câu hỏi đặt ra. Làm thế nào để đề phòng phóng xạ ?
Khi biết bị nhiễm xạ, có cách gì chẩn đoán và những bệnh nặng do nhiễm xạ gây ra được điều trị như thế nào ? Ngoài những câu hỏi thuần túy y tế, một câu hỏi khác cũng được quan tâm, đó việc quản lý thông tin liên quan đến thảm họa của chính quyền có các tác động nào đến sức khỏe và tinh thần của dân chúng ?
Tai biến xảy ra một cách hết sức đột ngột tại một nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, một nước được coi như nằm ở trình độ cao nhất trong kỹ thuật kiểm soát an toàn hạt nhân, khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng sự cố này là dấu hiệu báo trước sự khởi đầu của việc chấm dứt ''kỷ nguyên hạt nhân'' ?

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Thái Lan “phát sốt” vì giọng ca chuyển giới

Một thí sinh tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng “Got Talent” của Thái Lan đã khiến ban giám khảo và khán giả bị sốc bởi khả năng hát rất truyền cảm bằng cả giọng nam và nữ.

1508027703_bell
Bell Nantita trình diễn trong cuộc thi Thailand’s Got Talent.
Xuất hiện trên sân khấu của “Thailand’s Got Talent”, Bell Nantita, nữ thí sinh xinh đẹp 27 tuổi, cho biết sẽ trình bày hát hai bài do chính cô phối lại.
Nantita mở đầu phần trình diễn với giọng ca nữ trong trẻo. Nhưng đến giữa bài hát, khán giá đã vô cùng bất ngờ khi Nantita chuyển khéo léo từ giọng nữ soprano mượt mà sang giọng nam tenor khỏe khoắn.
Nantita vốn sinh ra là một nam giới nhưng đã phẫu thuật chuyển giới thành nữ giới, vì thế mà thí sinh này có thể hát bằng 2 giọng khác nhau. Nhưng tiết mục biểu diễn truyền cảm bằng cả 2 giọng nam và nữ cùng lúc của Nantita vẫn khiến nhiều người sửng sốt.
“Thật không thể tin được”, một thành viên ban giám khảo nói khi ông ca ngợi tiết mục biểu diễn của Nantita.
Phần trình diễn quá ấn tượng của thí sinh 27 tuổi đã giành sự ủng hộ của ban giám khảo để đi tiếp vào vòng trong cũng như những tràng pháo tay vang dội từ phía khán giả.
Sau khi tham gia “Thailand’s Got Talent”, Nantita đã tạo nên một cơn sốt trên internet tại Thái Lan, với nhiều cư dân mạng tìm kiếm thông tin về cô. Hàng triệu người cũng đã xem lại phần thi ấn tượng của cô khi video được tải lên các mạng xã hội và chia sẻ hình ảnh.  
Xem video phần thi của Nantita:

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Chuyện 50 người đi vào cõi chết


SGTT.VN - Báo Asahi ngày 15.3 đã đăng một bài viết đầy xúc động kể về những nhân viên điện lực tại Nhà máy điện hạt nhân số 1 ở thành phố Fukushima (đông bắc Nhật Bản). Họ thực sự là những người anh hùng đang hy sinh thầm lặng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của hàng chục triệu con người bên ngoài nhà máy.

Hai trong những người hùng thầm lặng của đất nước Nhật Bản.
Trong bóng đêm của nhà máy, trước nỗi lo nhiễm xạ và động đất, những nhân viên Nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Fukushima vẫn không rời bỏ vị trí. Có lẽ họ cũng hiểu rằng chỉ một phút yếu lòng, bỏ mặc các thanh nhiên liệu đang nóng lên từng phút trong lò ấy để bảo toàn mạng sống thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Bất chấp nồng độ phóng xạ đã tới mức nguy hiểm cho tính mạng con người, Nhà máy điện hạt nhân số 1 vẫn gắng gượng vượt qua những thời khắc hiểm nguy.
Sau những nỗ lực bất thành đổ nước làm mát lò, 800 nhân viên nhà máy đã bất lực với những thanh nhiên liệu “bất kham” và lò đã phát nổ. Nhà máy để lại 50 người, số người ít nhất còn lại nhằm đảm bảo hoạt động cần thiết. 750 người khác tạm thời phải rời khỏi nhà máy do nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ đã vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Sáng 15.3, các nhân viên cuối cùng phải làm việc trong điều kiện nồng độ phóng xạ đo được trong nhà máy là 400 milisievert. Thời gian làm việc của mỗi người chỉ được tối đa 15 phút. Sóng thần tấn công sau dư chấn, điện mất, toàn bộ nhân viên nhà máy phải dò dẫm trong đêm tối. Dư chấn vẫn liên tục làm rung chuyển nhà máy trong khi loa phóng thanh tại nhà máy luôn vang lên rằng các nhân viên không được rời bỏ vị trí làm việc. Thiết bị đo nồng độ phóng xạ mang bên người các nhân viên liên tục duy trì ở con số 400 milisievert.
Từ chiều ngày 12.3, nhà máy mở van giữ hơi nước trong bể chứa lò phản ứng số 1 để hạ áp suất. Một nhân viên nam, người chịu trách nhiệm mở van nhà máy để xả bớt hơi nước ra khỏi lò, đã bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 100 milisievert và xuất hiện tình trạng nôn mửa nên được chuyển đến bệnh viện lập tức.
Do nồng độ phóng xạ lên rất cao và không phải ai cũng thực hiện được thao tác mở van nên người thực hiện nhiệm vụ hiểm nguy kể trên phải là người có kinh nghiệm và cũng là người trực tiếp phụ trách công tác này, hiểu rõ những ngóc ngách của lò phản ứng số 1.
Để bước vào công việc đầy khó khăn đó, người mở van phải trang bị áo chì phòng hộ đặc biệt bao bọc toàn bộ cơ thể kèm mặt nạ dành cho người làm việc trong môi trường độc hại. Tuy nhiên, chỉ sau 10 phút vặn van, toàn cơ thể của người này đã phơi nhiễm một lượng tia phóng xạ có cường độ gấp 100 lần lượng phóng xạ mà một người bình thường phơi nhiễm trong vòng 1 năm.
Âm thầm làm việc, âm thầm vượt qua nỗi sợ hãi
Nhiều chức năng của hệ thống điều khiển từ xa ở nhà máy điện hạt nhân bị tê liệt khiến các công nhân phải làm việc bằng tay.
Theo Viện an toàn năng lượng hạt nhân Nhật Bản (NISA), các nhân viên điện lực tham gia đổ nước tại nhà máy điện gồm khoảng 70 người. Máy đo giám sát tình trạng phóng xạ tại phòng điều khiển trung tâm sau sự cố hạt nhân đã bị hỏng và không còn hoạt động nữa. Khả năng điều hành từ xa của nhà máy cũng không còn hoạt động được, vì vậy mọi thao tác làm lạnh lò phản ứng chỉ có thể làm bằng tay. Lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima là loại lò cũ, vận hành từ năm 1971 nên đường đi rất hẹp và chân cũng rất khó đứng.
Nguy cơ nổ lò rất lớn sau khi đổ nước vào lò, vì lúc đó áp suất lên thành bể chứa trong lò sẽ tăng lên rất cao, nên bắt buộc phải mở van thông khí để đẩy hơi nước và khí hydro ra ngoài. Vì khí này có chứa chất phóng xạ nên việc giải phóng hơi nước phải ở mức giới hạn tối thiểu.
Trong những ngày qua, các nhân viên nhà máy vẫn âm thầm làm việc và âm thầm vượt qua nỗi sợ hãi phơi nhiễm phóng xạ để bảo vệ sự an nguy của hàng chục triệu sinh mạng ở bên ngoài bức tường nhà máy. Trong cái tăm tối của nhà máy, “những chú lính chì” dũng cảm của nhà máy Fukushima số 1  vẫn không chịu khuất phục trước những thanh nhiên liệu bất trị như muốn nuốt chửng họ.
CAO PHONG (TTX)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Vòng hoa trên biển Trường Sa

Đúng ngày này 23 năm trước, hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên vùng biển đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa khi bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
1. Con tàu HQ 996 rít lên 3 hồi còi, rời đất liền hướng đến Trường Sa. Chúng tôi ai cũng có mặt trên boong. Trên suốt hải trình đến Trường Sa vào năm ngoái, cứ qua mỗi vùng biển, đảo thì hệ thống loa lại vang lên những lời giới thiệu, lúc đó chúng tôi đều dừng câu chuyện lại để lắng nghe.
Trường Sa hôm đó trời yên, biển lặng xanh ngắt một màu. Mặt trời vừa rạng, con tàu tiến vào vùng biển đảo Gạc Ma. Các thành viên trong đoàn công tác tập trung lên boong để làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh.


Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại vùng biển đảo Gạc Ma được tổ chức trên tàu HQ 996 - Ảnh: T.Q.N

“Kính thưa hương hồn các anh hùng liệt sĩ! Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ bao đời nay và mãi mãi về sau là một phần máu thịt, là lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc VN. Nhưng với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN…Họ đã tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của ta và cuộc chiến đấu không cân sức giữa lực lượng xây dựng biển, đảo và tàu vận tải của ta với nhiều tàu chiến có trang bị vũ khí hiện đại đã xảy ra ác liệt. Trong cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN. Đó là các cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 505, 604, 605 thuộc Lữ đoàn 125; các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146; Trung đoàn Công binh 83. Đó là anh hùng liệt sĩ, trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; anh hùng liệt sĩ, đại úy Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng tàu HQ 604; anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma. Còn rất nhiều tấm gương sáng về sự hy sinh mà chúng tôi không thể nói hết. Chính nơi đây, hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân VN đã anh dũng hy sinh…”.
Tiếng sụt sùi len lỏi trong đoàn người, trong lúc 2 chiến sĩ hải quân vẫn nghiêm trang đứng gác, vững vàng tay súng trước ngực.
Ngừng trong giây lát, đại tá Nguyễn Kiều Kinh gạt nước mắt và tiếp tục với giọng chắc nịch, hào hùng: “Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự bình yên. Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, và xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”.
“Hôm nay, đoàn công tác của chúng tôi đi qua nơi các đồng chí đã chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Bầu trời Trường Sa mây trắng lặng. Lòng chúng tôi lặng trắng, lệ tràn mi và vẫn văng vẳng đâu đây câu nói của liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc”. Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tới các đồng chí và xin được thắp nén hương, thả vòng hoa tưởng niệm, tưởng nhớ tới hương hồn của các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ trong lòng biển khơi của quê hương, dân tộc; cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.



Tiếp nối truyền thống anh hùng, các chiến sĩ Trường Sa hôm nay luôn vững chắc tay súng bảo vệ biên cương Tổ quốc - Ảnh: T.Q.N


2. Một vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ” từ từ được thả xuống biển. Trước đó, mâm hoa quả với bát hương nghi ngút khói do các thuyền viên tàu HQ 996 chuẩn bị cũng được thả xuống. Vòng hoa dập dềnh theo sóng biển trôi dần ra xa khỏi con tàu cho đến khi mất hút khỏi tầm mắt thì các thành viên trong đoàn mới trở về khoang.
Lúc ấy, tôi nhớ đến những hình ảnh người mẹ già, người vợ một lòng chờ đợi và rất tự hào về người con, người chồng đã hy sinh thân mình, góp một phần công sức để bảo vệ Tổ quốc. Đó là những người thân của liệt sĩ Trần Văn Phương đang ở quê nhà tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, tôi nhớ đến cô con gái của liệt sĩ là Trần Thị Thủy với ước nguyện được tiếp nối truyền thống gia đình, được đi theo con đường anh hùng mà cha mình đã chọn.
Trường Sa đang ngày càng lớn mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, đã thay đổi lớn lao cả về diện mạo và thế trận. Những khu nuôi trồng thủy sản, khu nghề cá, bến cảng và âu tàu được xây dựng vững chắc để đón ngư dân ra đánh bắt trên vùng biển Trường Sa vào tiêu thụ sản phẩm hay trú ẩn mỗi khi mưa bão. Lên đảo, ngư dân càng yên tâm hơn khi được bộ đội thăm hỏi, chăm sóc và đặc biệt bà con đến cầu an, chúc phúc tại các ngôi chùa cổ kính. Những ngôi chùa trên các đảo đều rợp bóng mát cây phong ba, như thể hiện sự trường tồn, sức chịu đựng mãnh liệt trong mưa bão. Tôi nhớ trong một ngôi chùa có câu: “Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh/Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam”.
Những ngôi chùa ở Trường Sa gắn liền với sự có mặt của người Việt tại đấy, như nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Mỗi ngôi chùa ở Trường Sa thể hiện rất rõ sức sống tinh thần và sức mạnh vào niềm tin lẽ phải của dân tộc Việt. Tôi muốn nhắc lại ngay từ thời xa xưa, những đội hùng binh Hoàng Sa của VN đã vượt biển lớn đi ra ngoài đảo, các chúa và vua Nguyễn đều rất quan tâm đến đời sống tâm linh nên đã xây những miếu thờ tri ân những người đã hy sinh trên biển cả. Những miếu thờ hay công trình tâm linh đó là những bằng chứng vật chất về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa”.
Bài của Trương Quang Nam   Đăng trên http://www.thanhnien.com.vn/

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

Động đất tại Nhật Bản


Tin BBC
Động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở miền bắc Nhật Bản gây thiệt hại lớn và gây ra sóng thần quanh Thái Bình Dương.

Hàng loạt vụ tai nạn chết người ở nội thành Hà Nội

Trong thời gian ngắn, tại khu vực nội thành Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông chết người, khiến người tham gia giao thông thấy bất an.
Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ đường sắt, hơn một tuần đầu tháng 3, cả nước đã xảy ra 230 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng của 216 người và làm 175 người bị thương. Tính trung bình, mỗi ngày xảy ra 25 vụ tai nạn, làm hơn 40 người tử vong và bị thương.
 Đáng lưu ý, ngay tại Hà Nội, các vụ tai nạn giao thông chết người cũng liên tục xảy ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu là do các xe trọng tải lớn chạy tốc độ cao đâm phải người tham gia giao thông; thanh niên phóng xe lạng lách, tự gây tai nạn; hay người qua đường thiếu quan sát...

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Đàn bầu của người Kinh sống ở Trung Quốc


Trung Quc có 56 tc người thiu s, trong đó người Kinh có khong gn 20.000, h ch yếu sinh sng ti khu vc vnh bc b ven bin Qung Tây. Thi kỳ đu gii phóng, h tng được gi là tc người Vit, đến năm 1958, sau khi thành lp huyn t tr dân tc Đông Hưng, căn c vào đc đim lch s, ngôn ng, văn hóa, phong tc tp quán và nguyn vng ca tc người này, Quc v vin Trung Quc đã đi tên thành tc người Kinh.

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Lại nói chuyện Rùa Hồ Hoàn Kiếm

Thời gian gần đây, tin tức về việc Rùa Hồ Gươm ốm đau bệnh tật, liên tục nổi với trạng thái ốm yếu, các vết thương lạ xuất hiện ngày càng nhiều cùng sự xuất hiện của loài rùa tai đỏ. Người dân cả nước đều tỏ ra lo lắng cho tính mệnh của Rùa.  Việc chậm trễ trong công tác cứu chữa đã gây nên một nỗi bức xúc chính đáng trong dư luận nhân dân và các phương tiện thông tin báo, đài và trên mạng Internet.
Rùa Hồ Gươm đã đi vào lịch sử  của người Việt Nam chúng ta với sự tích trả gươm thời Thái tổ Lê Lợi. Huyền thoại và lịch sử hòa quyện và đan xen trong toàn bộ quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Rùa Hồ Gươm tồn tại như một sự thật không thể chối cãi về ý chí độc lập tự chủ, tinh thần quyết chiến chống ngoại xâm của Người Việt, và cũng nói lên một sự thật là dân tộc ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Chúng ta sẵn sàng dùng vũ khí để tiêu diệt ngoại xâm, nhưng khi hòa bình, người Việt cũng sẵn sàng bỏ vũ khí để toàn tâm toàn ý xây dựng một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Rùa Hồ Gươm là minh chứng cho khách Quốc tế về sự thật đó.  Rùa Hồ Gươm cũng động viên, thôi thúc lòng yêu nước nhiệt thành của những người con dân Việt trước những hiểm họa ngoại xâm đã hoặc đang hiển hiện.

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Trực ba ca để chờ đưa Rùa Hồ Gươm lên cạn chữa trị

Một số động tác chuẩn bị cứu chữa cho Rùa Hồ Gươm đang được tiến hành, hy vọng các nỗ lực này sẽ thành công, xem thêm tin tại đây
Theo bảng phân công nhiệm vụ mà thành phố Hà Nội đưa ra hôm qua, các nhân công được giao túc trực cả ngày đêm ở hồ Gươm để trực cụ Rùa, đưa Rùa lên cạn chữa trị vết thương.
Tại gò Rùa, cát đã được chở đến và tạo thành bãi để tạo điều kiện cho cụ Rùa bò lên. Trong trường hợp Rùa không tự lên, nhân viên của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ sử dụng lưới mềm để giữ chân "cụ" Rùa và dẫn lên cạn.
Trước đó việc nạo vét bùn đất, dọn vệ sinh, chướng ngại vật dưới lòng hồ trong khoảng cách từ bờ ra xa 10 mét đã dược thực hiện. Quanh chân gò Rùa và đền Ngọc Sơn cũng được dọn dẹp.
Giới chức đã bố trí 5 bẫy rùa tai đỏ quanh đền và bắt được hàng chục con. Việc đặt bẫy sẽ được tiếp tục nhằm quét sạch loài sinh vật ngoại lai này.
Một hội đồng trị thương cho Rùa mới được thành lập, gồm đại diện các bên thú y, y tế và nông nghiệp.
Theo VnExpress, nguồn ảnh Internet

Tìm hậu duệ cho Rùa hồ Gươm

Bên cạnh việc chữa trị vết thương trên mình cụ Rùa hồ Gươm, cần có những nghiên cứu sâu hơn về giống rùa này nhằm duy trì nòi giống và bảo tồn quỹ gene, các nhà khoa học đề xuất.

Rùa ở hồ Gươm được cho là cùng loài với một con khác ở hồ Đồng Mô (Hà Nội), và từng tồn tại ở Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình. Nếu điều này được chứng minh, các nhà khoa học cho rằng có khả năng lai tạo chúng để nhân giống. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác cho rằng rùa ở hồ Gươm là loài hoàn toàn mới, khác biệt.
Theo tài liệu của chương trình bảo tồn rùa châu Á (Asia Turle Propram), thế giới ghi nhận còn bốn con rùa Hoàn Kiếm (tên khoa học là Rafetus swinhoei). Trong đó, ở Việt Nam có hai cá thể, một sống ở hồ Gươm và một ở hồ Đồng Mô, hai con còn lại ở Trung Quốc.