Trang

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Hoa sữa đang nở

"Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng


Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm


Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó
Những bạn bè chung
Những con đường nhỏ


Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào anh lại quên em
Có lẽ nào anh lại quên em."
***
Chiều tối ra đường, con tim già cỗi đang trăn trở vì lễ hội "Ngàn năm Thăng long" bỗng loạn nhịp, một thứ mùi hương hoa hăng hắc đang len lỏi qua từng thùng sulo đựng rác mà lan toả ra từng ngóc ngách, xó phố. Bỗng chợt nhớ đến ca khúc một thời làm xao động biết bao con tim ông già bà trẻ, từ thôn quê đến thành thị, ca khúc "Hoa sữa" của nhạc sỹ Hồng Đăng.
Ông đèn đỏ này hẳn đã có một tuổi thơ đầy mộng mơ và chắc cũng không thiếu lãng mạn:
"...Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm.."
Và ông chắc cũng đẹp "chai", được một người đàn bà ngóng đợi thì hẳn là sướng lắm, không sướng sao được, người như tôi đây, ước cả đời có một người con gái khắc khỏai ngóng chờ mình thì sướng lắm, sướng đến độ coi tốt thành ra xấu, thơm thành ra thối và bạn thành ra thù ngay, cho nên từ một loài cây thối hoắc, vô danh, có khi còn gây bệnh dị ứng, qua cái sướng của ông nhạc sỹ biến ngay thành một loài cây lãng mạn, không có không được, loài cây có hương hoa làm biết bao con tim thổn thức!!! hix
Một bài hát hay, một ca khúc lãng mạn giống như làn gió mát đến đúng lúc giữa trưa hè. Cuộc sống vui hơn, tình người sâu đậm hơn, tình yêu đôi lứa được tôn vinh, những điều đó đáng được biểu dương chứ! Nhưng trò đời, cái gì đi quá lên đều bất cập, bạn thưởng thức một tô phở lúc đang đói, tô phở đó ngon lắm chứ! nhưng ép bạn ăn thêm đến bốn năm tô thì sao nhỉ? Chán phè.
Một bà vợ yêu, đến bà thứ hai, lại thêm bà nữa, ở tuổi xấp xỉ lục tuần thì có chán không? là con người thì có khi lại khác, lại phải xem bà ấy có nhòm ngó cái túi mới hơi dày dày của mình hay không mới nói được có "chán phè" hay không! hế hế
Nhưng với cái cây hoa sữa này thì buồn thực sự, nói thế không phải vì gét bỏ gì nó, nói là nói cái sự tình của người đời. Hoa sữa từ thời xa xưa được trồng trên một đoạn phố Nguyễn Du, bên bờ hồ Hale thơ mộng, nhiều người dân lân cận cảm thấy phiền lòng vì thứ mùi hăng hắc vì lòai cây có dầu này, lúc đầu nó có ít nên thực ra cũng có thể chịu đựng được, thậm chí đó cũng là một điều rất riêng với những ai đó nặng tình. Khi bài hát được phổ biến, người ta bèn lấy đó làm tiêu chuẩn của sự lãng mạn, có khi lại là hồn cốt Thăng long nữa, nói đến Hà nội là phải nói đến Hoa sữa, thế là lòai cây này được trồng tràn lan, Hà nội một trồng, Hà nội hai trồng, thành phố trồng, nông thôn trồng, biệt thự trồng rồi đến lều vịt cũng trồng, Hoa sữa được trồng đại trà khắp đất nước mà không thấy được sự lố bịch, học đòi của kẻ tầm thường.
Dân trí thấp, mà quan trí lại càng thấp hơn. Hoa sữa là việc nhỏ nhưng cách "đối nhân xử thế" dạng "Hoa sữa" mới làm chúng ta quan ngại.
Hoa sữa nở giữa những ngày kỷ niệm ngàn năm Thăng long, hy vọng mùi hương của nó bớt chút nồng nặc cho người Hà nội đích thực dễ thở hơn một chút. Hy vọng bé nhỏ cho những ngày mong chờ một sự đổi thay tích cực.
Dù có thế nào thì bài hát vẫn hay, mời các bạn nghe lại ca khúc "Hoa Sữa" của Hồng Đăng.Bài hát do ca sỹ Mỹ Linh trình bày.

"Người ngoài hành tinh đã vô hiệu hóa tên lửa hạt nhân"

(GD&TĐ) – Nghe giống như chuyện viễn tưởng nhưng nếu các quân nhân không lực Mỹ đã tin là có thì đây không còn là chuyện khoa học viễn tưởng.
Họ cho rằng kể từ năm 1948, người ngoài hành tinh đã lượn lờ trên những căn cứ có tên lửa hạt nhân của Mỹ và Anh và vô hiệu hóa chúng, thậm chí, có lần nó còn hạ cánh xuống một căn cứ của Anh.
Hơn nữa, họ cho biết chính phủ 2 nước đang bưng bít những hoạt động này.
Cựu cơ trưởng Robert Salas cùng với 6 người khác sẽ phá vỡ sự im lặng về vấn đề này. Ông nói: “Chúng tôi đang nói về những vật thể bay không xác định, đơn giản vậy thôi. Không lực Mỹ đang nói dối về những chuyện liên quan đến an ninh quốc gia của những vật thể bay không xác định tại các căn cứ hạt nhân và chúng tôi có thể chứng minh điều này” – ông nói.


He he! Đề tài này luôn là chuyện giật gân, có nhiều người không tin nhưng vẫn muốn xem, người tin thì khỏi phải nói, mê muội luôn. Nhưng đúng là nên có mấy ông "Thần" này mới được, cứu cánh của loài người hay là tai hoạ của loài người đây?
Xem tiếp trên trang Giáo dục&Thời đại

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Về một thành ngữ xưa

Tai nạn giao thông(ảnh minh hoạ, nguồn internet)
***
"Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại"
Câu thành ngữ xưa nói về một tật xấu, chỉ những người chỉ biết mình mà không biết người. Các cụ xưa đã biết phê phán sự vô cảm. Ngày nay có một thời, tình người đã đầy ắp, hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, chung sức vượt qua một thời hoạn nạn. Âý vậy mà khi đất nước thanh bình, đời sống có phần nâng cao mà một khi tính thị trường(nói nôm là tính chợ búa) phát triển thì đạo đức con người có vẻ xuống cấp trầm trọng.
"Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" chỉ là câu ví von cho bản chất ích kỷ của người đời. Cái câu "đèn nhà ai nhà ấy rạng" khả dĩ còn lương tâm hơn vì chỉ ở mức độ lo cho nhà mình sáng còn hàng xóm có tối một tý cũng không sao. Nhưng thấy nhà hàng xóm cháy mà đứng im, nếu có mâu thuẫn thì có khi còn vỗ tay sung sướng thì con người đó, xã hội đó hết thuốc chữa rồi. Có biết đâu vì sát vách, nhà nó cháy thì cháy lan cả sang nhà mình. Nhà mình khoá kín không có đường thoát, hàng xóm đứng ngoài nó lại cười hề hề!
Mấy hôm trước, khu tập thể Xí nghiệp dược phẩm trung ương hai xẩy cháy, khu này cũng lắm lính Trỗi từng trải qua tuổi thơ ở đây, k4 có Huy Tưởng, k7,8 có Chú Chính, Vũ v..v.
Bà mẹ tôi cũng sống ở đó với chú em. Tầng dưới đi làm không tắt điện để chập mạch cháy rụi cả nhà, cháy lan cả lên các tầng trên, bà già tôi suýt chết ngạt vì khói, may lần mò được ra cửa, đến hôm nay vẫn thở ra toàn mùi khói, điều hoà này kia là cháy sạch nhưng còn may là còn người, nhà tầng trên gọi thằng làm cháy lên bắt kiểm tra máy móc có ý bắt đền, thằng bé bước chân ra mái nhà lợp tôn thì bị điện rò rỉ giật tung người, chết không kịp ngáp, đi tong một cuộc đời chỉ vì bất cẩn. Khu đó nhiều ma, người ta bảo vậy, mà đúng là nhiều chuyện thật, do ma làm, ai không tin cứ đến đó mà xem, có thằng đang tự nhiên rơi toẹt từ nóc tầng bốn xuống mà không làm sao cả, nó vướng vào sợi dây phơi, ngã xuống rồi đứng dậy đi chơi như không! Cái nhà kia thì không may mắn như vậy, cháy tan nhà rồi lại chết cả người, mà trước khi chết còn phải nhìn nhà mình cháy tan hoang đã chứ! sợ.
Kể cho vui thôi, chứ điều tôi định nói là gần đây, đọc báo chính thống thấy đưa tin Năm anh em trên một chiếc xe Điên, đâm người rồi bỏ chạy, đâm tiếp mấy cú nữa mới bị bắt.(VTC News) "– Khoảng 23 giờ ngày 18/9, một chiếc xe hiệu Captiva Chevrolet dường như trong trạng thái “mất kiểm soát” đâm liên tiếp vào nhiều chiếc xe máy trên phố Lý Thường Kiệt và bỏ chạy. Cuộc tháo chạy bất thành khi chiếc xe đâm nát một xe máy trên phố Khâm Thiên. " Xem tin ở đây Tai nạn giao thông trong điều kiện hiện nay e cũng không có gì lạ lắm. Ra đường là gặp tai nạn, nhưng cái cách người ta đối mặt với tai nạn mới là điều đáng nói, nhân chứng kể lại rằng người lái xe đâm người nhưng không dừng lại, cố tình cho xe tiến đè chết nạn nhân- lại vẫn là quan niệm đâm người thì cho chết luôn, để ngắc ngoải nuôi tốn hơn đi tù.
Nạn nhân là một chú bé mới 17 tuổi, cả một cuộc đời rộng lớn đang đón chờ đột nhiên khép lại, gia đình chú đang lập một trang riêng trên Facebook mong mỏi công dân mạng lên tiếng đòi lại công bằng cho em.
Có thật là có quan niệm đó hay không ? và vì sao một mạng người trong thời buổi này rẻ mạt và mong manh làm vậy!
Chúng ta có thể không quan tâm, cháy nhà người ta không phải cháy nhà mình, một khi nhà mình cháy thì sao đây?
Một xã hội tân tiến không thể để xảy ra những điều như vậy, mỗi người một tay, chung sức đồng lòng thì cái xấu không thể tồn tại được. "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại" là một thành ngữ cần phải được xóa bỏ trong tâm thức người Việt.

(ảnh minh hoạ, nguồn internet)

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Rằm trung thu

Đêm nay là Rằm Trung thu, các cháu sẽ có một đêm vui vẻ, ông bà cha mẹ cũng sẽ nhân kỳ trăng tròn tháng tám mà có dịp ngắm hoa thưởng nguyệt, người ngèo cũng cố dăm ba cái bánh nướng bánh dẻo, vài thứ hoa quả đơn sơ bưởi chuối vườn nhà, nếu lo đến cái chức vị cỏn con thì còn phải lo đồ đi thăm xếp. Người có tý máu mặt ngoài việc lo tìm đầy đủ của ngon vật lạ cúng tế tổ tiên lại còn phải lo tiếp đón nhân viên đến thăm nhà, lo đến thăm sức khoẻ cấp trên không “bà chị” lườm nguýt. Ai cũng khổ, chỉ có trẻ con là sướng. Chả thế mà Lão Ngoan đồng cứ thích làm trẻ con mãi, râu tóc bạc phơ nhưng mãi chả chịu lớn.
Một ngàn năm nô dịch văn hoá cũng để lại nhiều hệ luỵ. Riêng cái Tết Trung thu này người Hán đưa vào nước ta và được các cụ Việt hoá thành nhiều nét độc đáo, nhiều phong tục mà nếu không để ý thì khó nhận thấy, ví như ở TQ người ta chỉ múa lân, múa sư tử vào dịp Tết nguyên đán, nhưng ở VN thì rằm trung thu mới có múa lân, múa sư tử .
Ngày rằm tháng Tám, nhân dân ta quan sát màu sắc của Trăng để tiên đoán mùa màng. Trăng vàng: được mùa tơ tằm. Trăng xanh lục: hạn hán, bão lụt, mất mùa. Trăng màu da cam: nước thịnh trị, thái bình. Người Trung Hoa không có phong tục này. Lại có chuyện thế này. Cuối đời Tây Hán bên Tầu, Vương Mãng cướp ngôi Vua. Lưu Tú nổi lên chống Vương Mãng. Lưu Tú bị vây hãm, quân tướng đói khát rã rời. Lưu Tú bày hương án cầu trời. Dường như lời khẩn cầu động tới Thiên Đình, quân lính đào được khoai môn bùi ngon, ăn qua cơn đói và tìm thấy cả những quả bưởi thơm ngọt Hix. Sau đó, viện binh đến cứu Lưu Tú . Ngày Lưu cầu trời là ngày rằm tháng Tám. Vương Mãng bị giết. Hai năm sau, Lưu Tú lên ngôi Vua lấy tên là Quang Vũ (nhà Hậu Hán hay Đông Hán) lấy ngày rằm tháng Tám kỷ niệm tạ trời đất, cúng khoai và bưởi, có cả các loại bánh "Trung thu " tiền thân của các loại bánh nướng bánh dẻo ngày nay đấy. Thỉnh thoảng gần đây trên đường phố Hà nội có thấy bán lọai bánh dẻo có mầu tim tím giống màu khoai môn, bánh Tầu đấy. Cho đúng với cái tích Lưu Vũ được trời cho khoai môn, người Việt ăn mà chẳng biết cái gốc nó thế nào, buồn thế!
Ở ta ngày rằm trung thu còn có tục Hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.
Tết trung thu còn có tục rước đèn, bày cỗ trông trăng, chơi đèn kéo quân, các tục này đều có sự tích của nó cả nhưng đều là tích Tầu, riêng có sự tích chú cuội thì nghe cái tên có vẻ như Việt trăm phần trăm bởi chú có cái quạt mo, cái quạt mo ấy giờ không biết giá trị được bao lăm, cứ lên Hàng Mã thì biết là đã đến thời Hán hoá trở lại rồi, có người Việt tâm đắc với con “tu huýt” cổ xưa để rồi thở dài ngao ngán. Chỉ mong trong sâu thẳm tâm tư những người Việt đích thực vẫn giữ và lưu truyền cho con cháu những giá trị tinh thần thuần chất mà vì thế qua bao đời bị đồng hoá vẫn tồn tại hiên ngang một tộc Việt huy hoàng bên bờ biển Đông.

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Bạn tôi ở Nghệ an

Gia đình Thúc Minh, anh hiện đang sống tại thành phố Vinh, Nghệ an, một gia đình nhỏ và hạnh phúc. Thúc Minh là cựu học sinh trường văn hoá quân đội Nguyễn văn Trỗi, anh đã từng tham gia quân đội, chiến đấu tại chiến trường Lào trong đội hình tỉnh đội Nghệ an, nhìn cuộc sống gia đình TM ít ai nghĩ rằng bố anh là ông Võ Thúc Đồng, UVTW,cựu bí thư tỉnh uỷ Nghệ an, một cuộc sống dản dị,thanh bạch nhưng đầy ắp những nụ cười, chúc cho cuộc sống của vợ chồng bạn luôn vui vẻ, lạc quan yêu đời, các cháu ngoan ngoãn, học hành giỏi, trở thành những công dân tốt và có ích cho cộng đồng.








Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt Nam

Bài viết của Phạm tú Châu(từ nguồn tạp chí Hán Nôm)


Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam(1) vừa xuất bản là một công trình đồ sộ về tiểu thuyết cổ của nước ta từ trước tới nay, giúp cho bạn đọc trong và ngoài nước thấy được cả một kho tàng tiểu thuyết vô cùng phong phú và đa dạng. Điều đáng nói không chỉ vì chúng ta hầu như có đầy đủ thể loại, từ chí quái, truyền kỳ, truyện ký danh nhân, tiểu thuyết lịch sử cho đến tiểu thuyết diễm tình, tiểu thuyết công án..., mà còn vì bên cạnh tiểu thuyết với mục đích cao cả là biểu dương lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam, thức tỉnh lòng yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc, thì chúng ta cũng đã bắt đầu có tiểu thuyết không ngại đề cập đến tình ái riêng tư, thú vui "nam nữ" của con người. Số lượng tiểu thuyết loại này còn hiếm. Tổng tập mới chỉ ra duy nhất một truyện là Hoa viên kỳ ngộ tập, lại thiếu mất phần cuối, nhưng tác phẩm lại là cái mốc đánh dấu sự biến cách lớn trong quan niệm tiểu thuyết đương thời, hé một cánh cửa cho thấy nhu cầu viết về tình dục của tác gia nhà Nho Việt Nam.
Theo đoán định của GS. Phan Văn Các, người dịch và giới thiệu Hoa viên kỳ ngộ tập thì truyện ra đời vào cuối đời Lê, không ghi tác giả. Điều này khiến chúng tôi liên tưởng tới một sự kiện có liên quan khác vào cuối đời Lê, đó là chuyến đi sứ của đoàn sứ giả nước ta kéo dài từ năm 1760 đến cuối năm 1761, đoàn có mua một số sách để đọc lúc rỗi và đem về, trong đó có cuốn Tham hoan báo(2). Giờ đây với những tư liệu do Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam cung cấp và do đồng nghiệp nước ngoài tận tình giúp đỡ(3), chúng tôi thấy cần điều chỉnh và bổ sung một số nhận định đã công bố trước đây sáu năm.
Tiếp theo xem tại đây